15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

15 HÀNH VI “TỰ HỦY HOẠI” BẢN THÂN

Khi mọi người nói về hành vi “tự hủy hoại”, họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân.

“Tự hủy hoại” không phải lúc nào cũng gây ra đau đớn về thể xác. Đáng buồn thay, những hành vi ban đầu có vẻ khá vô hại lại có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn và thậm chí dẫn đến ý muốn tự sát.

“Tự hủy hoại” không phải lúc nào cũng liên quan đến thể chất, và hành vi tự hủy hoại có thể hiện diện trong những khía cạnh đời sống mà chúng ta có thể không nhận ra. Có thể bạn tự đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân đến độ thường xuyên cảm thấy kiệt sức. Có thể bạn có xu hướng đẩy mọi người ra xa, và hủy hoại các mối quan hệ của mình. Hoặc có thể bạn thực hiện các hoạt động được xem là “lành mạnh” như tập thể dục nhưng lại tập luyện quá sức và cuối cùng sẽ làm tổn thương bản thân.

Chúng tôi muốn biết những hành vi mà mọi người thực hiện mà sau cùng họ nhận ra thực sự là tự hủy hại, vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề này và lắng nghe chia sẻ của nhiều người. Đây là những hồi chuông cảnh báo mà có thể bạn sẽ bất ngờ:

1. Chi tiêu quá đà

“Tôi nghĩ tự hủy hoại là khi tiêu tiền vô ích. Thực ra những lúc không chán nản, tôi rất tiết kiệm. Nhưng khi bắt đầu stress, tôi luôn mua sắm rất nhiều. Tôi nghĩ rằng nếu mua nhiều đồ đẹp, tôi sẽ cảm thấy bản thân ổn hơn. Và rồi có một phần trong tôi chỉ muốn lấp đầy khoảng trống đó. Điều này rất có hại vì chi tiêu thất thường khiến tâm trạng tôi tồi tệ hơn khi nhận ra rằng mình đã “lãng phí” tiền. Sau đó, tôi lại sa lầy vào cái vòng luẩn quẩn phía trên một lần nữa. 

Tôi liên tục mua những thứ thực sự không cần thiết để lấp đầy khoảng trống. Khi mua sắm, tôi rất vui trong tích tắc, nhưng khi “sạch túi” hoặc nhìn lại những thứ thực sự không cần thiết mà mình đã mua, tôi cảm thấy tồi tệ. ”- Trúc, 26 tuổi.

2. Cô lập bản thân

“Tôi nhận ra mình “tự hủy hoại” bằng cách chủ động cách ly bản thân với thế giới xung quanh. Tôi luôn muốn ở nhà, dù biết rằng việc ra ngoài hoặc làm gì đó sẽ tốt cho bản thân hơn. Vấn đề sức khỏe của tôi khiến tôi cảm thấy như không ai muốn tiếp cận với tôi khi tôi ra ngoài, vì vậy tất cả những gì tôi làm là đi mua vài thứ ở cửa hàng tạp hóa và về nhà. Tôi luôn ở một mình hoặc chỉ ở cùng với lũ trẻ ”- Hà, 32 tuổi

3. Quan hệ tình dục nhàm chán

“Tôi tự thuyết phục bản thân đối với việc quan hệ tình dục theo lối mòn rằng tôi thích việc tự làm chủ cơ thể và tự mình thỏa mãn bản thân trong khi đây là một kỹ năng đối phó tiêu cực và đôi khi khiến tôi trống rỗng, cô đơn và cảm thấy không được thỏa mãn.” – Ngọc, 29 tuổi.

4. Đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân

“Một hành vi “tự hủy hoại” mà mọi người không nhận ra là ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người khác trước nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn như tôi có những người bạn muốn trò chuyện đêm khuya. Mặc dù tôi cần ngủ sớm để đủ sức lo cho gia đình, con nhỏ và công việc vào sáng hôm sau, tôi sẽ tiếp tục trò chuyện với họ vì không muốn họ cảm thấy cô đơn. Hoặc tôi cần thanh toán hóa đơn riêng của mình, nhưng nhà bạn tôi đang bị cắt nước, vì vậy tôi cho họ mượn tiền để thanh toán hóa đơn của họ, và tôi lại phải chật vật xoay tiền để chi trả cho hóa đơn của mình. ”- Cúc, 30 tuổi.

5. Ăn quá nhiều hoặc quá ít

“Càng ngày tôi càng nhận thức rõ ảnh hưởng to lớn của việc ăn uống đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đôi lúc tôi chè chén say sưa mà đánh mất tất cả ý thức về những gì mình đang ăn và sẽ tiếp tục ăn cho đến khi không còn ăn nổi nữa. Sau đó, tôi bắt đầu tự khinh bỉ và chán ghét bản thân vì những gì tôi đã làm. ”- Phượng, 25 tuổi.

6. Cho phép những người tệ hại hiện diện trong cuộc sống của bạn

“Tôi sẽ để cho những người tệ hại hết lần này đến lần khác quay lại quấy rầy cuộc sống của tôi và làm tôi tổn thương bởi vì tôi cảm thấy như thể mình đáng bị họ đối xử như vậy. Tôi nghĩ rằng mình thật tồi tệ và đáng bị trừng phạt. Vì vậy, tôi tự trừng phạt bản thân bằng cách để những người này hiện diện trong cuộc đời mình. ”- Mai, 31 tuổi.

7. Đặt mình vào những tình huống nguy hiểm

“Đôi khi do chủ quan hoặc vô thức, ta “tự hủy hoại” bằng những hành động nguy hiểm nói chung, chẳng hạn như đi ra ngoài một mình vào đêm tối ở một khu phố an ninh kém, và đặt mình vào một tình huống mà bản thân cảm thấy căng thẳng.” – Hiền, 24 tuổi.

8. Chủ ý xem những chương trình khiến tâm trạng tệ hại hơn

“Một số người có sở thích và thói quen kỳ lạ là “tự ngược” bản thân khi có tâm trạng xấu bằng những thứ khiến tâm trạng xấu hơn. Chẳng hạn như khi thất tình người ta lại xem các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh bào mòn cảm xúc của bạn. Tôi sẽ chủ ý tìm kiếm trên Google những bộ phim buồn hoặc về chủ đề tự tử khiến tôi cảm thấy tồi tệ hơn tình hình hiện tại. ”- Tiên, 22 tuổi.

9. Cào xước

Tôi hay gãi và cào xước cơ thể mình. Tôi có thói quen cào cấu cánh tay mình hoặc giật tóc. Tôi từng kể điều này với chuyên gia tư vấn của tôi một lần nhưng ông đã bác đi và nói rằng một hành vi được xem là “tự hủy hại” chỉ khi bạn làm bản thân đổ máu. ”- Thủy, 27 tuổi.

10. Tránh đi gặp bác sĩ

“Tôi liên tục tránh các cuộc hẹn với bác sĩ khi bị thương nặng dẫn đến có thể gây sát thương nhiều hơn. Thành thật mà nói, tôi đã có những trải nghiệm tệ hại khi gặp các bác sĩ và cố gắng tránh việc này càng nhiều càng tốt. ”- Trang, 28 tuổi.

11. Hủy hoại các mối quan hệ quan trọng

“Tôi làm tổn thương những người thân thương của mình. Tôi phá hủy các mối quan hệ xung quanh bởi vì tôi không nghĩ rằng mình xứng đáng với bất cứ điều gì tốt đẹp. Vì vậy, tôi đạp đổ mọi thứ. ”- Thu, 21 tuổi.

“Hành vi phá hoại của tôi đang đẩy mọi người ra xa với những cơn bùng nổ bất thường về cảm xúc. Tôi cảm thấy những cảm giác sục sôi, đôi khi hợp lý và đôi khi không. Tôi trở nên nhạy cảm và dễ cáu. Tôi đã đánh mất tình bạn và nhiều mối quan hệ khác. Tôi đã nghỉ làm. Đó là cách “tự hủy hoại” của tôi ”- Mi, 29 tuổi.

“Tôi nói với bạn bè rằng hãy để cho tôi được yên. Gần đây tôi đã nhận ra tôi làm điều này. Tôi sẽ nói những điều “điên rồ” để đẩy họ ra xa. Họ vẫn chưa rời bỏ tôi, nhưng tôi cảm thấy như thể mối quan hệ của chúng tôi đã thay đổi. ”- Thảo, 30 tuổi.

12. Lam dụng rượu hoặc thuốc

“Đối với tôi, “tự hủy hoại” là uống quá nhiều rượu. Tôi uống nhiều hơn khi stress nặng hơn, bởi vì rượu giúp tôi cải thiện tâm trạng tạm thời và dễ dàng hơn trong việc giả vờ là mình đang hạnh phúc xung quanh những người quan tâm đến tôi. ”- Ly, 35 tuổi.

“Tôi nghĩ một trong những hành vi “tự hủy hoại” của tôi là lạm dụng thuốc khi mất ngủ. Tôi không thực sự nhận thấy tác hại của việc này vào thời điểm đó, cho đến một vài ngày sau đó khi tôi bị trầm cảm nặng hơn và nhận ra những gì tôi đã làm. ”- Bích, 28 tuổi.

13. Ăn hoặc uống những thứ bạn bị dị ứng

“Mỗi người đều tự nhận biết mình dị ứng với một số thứ nhất định. Về phần tôi, tôi uống sữa mặc dù biết rằng mình không nên làm vậy vì tôi sẽ bị ốm nặng sau đó.” – Trinh, 25 tuổi.

14. Tự trừng phạt bằng cách không lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết

“Đôi khi, trong thời tiết lạnh lẽo, tôi sẽ buộc bản thân mình không mặc thêm áo ấm và chỉ việc cắn răng chịu lạnh. Tôi đã sử dụng việc này như một hình phạt. Việc này không gây đau đớn, nhưng tôi thực sự không thích bị lạnh. 

Hoặc, khi trời nóng, tôi không cởi bớt quần áo. Tôi bị ngột ngạt trong nhiều tình huống, đặc biệt là với sức nóng, vì vậy tôi sử dụng sự khó chịu này như là một hình phạt cho bản thân. Cùng một ý tưởng, chỉ là áp dụng khi thời tiết khác nhau.”- Diễm, 34 tuổi.

15. Tập thể dục quá mức

“Việc tập luyện quá đà trong phòng gym đang ngày càng được cảnh báo nhiều hơn như một hành vi “tự hủy hoại”. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng vận động lúc nào cũng tốt cho cơ thể” – Duyên, 30 tuổi.

“Mọi người có xu hướng nghĩ về việc tập thể dục như một hoạt động lành mạnh, nhưng tôi lạm dụng nó và kết quả là tôi bị chấn thương và mất cân bằng năng lượng trầm trọng. ”- Lam, 26 tuổi.

LILA

Khi mọi người nói về hành vi “tự hủy hoại”, họ thường đề cập đến việc làm bản thân bị thương như cắt cổ tay. Nhưng đó không phải là cách “tự hủy hoại” duy nhất. Thực ra, một số hình thức “tự hủy hoại” trông không có vẻ gì là làm tổn thương bản thân.

“Tự hủy hoại” không phải lúc nào cũng gây ra đau đớn về thể xác. Đáng buồn thay, những hành vi ban đầu có vẻ khá vô hại lại có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng hơn và thậm chí dẫn đến ý muốn tự sát.

“Tự hủy hoại” không phải lúc nào cũng liên quan đến thể chất, và hành vi tự hủy hoại có thể hiện diện trong những khía cạnh đời sống mà chúng ta có thể không nhận ra. Có thể bạn tự đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân đến độ thường xuyên cảm thấy kiệt sức. Có thể bạn có xu hướng đẩy mọi người ra xa, và hủy hoại các mối quan hệ của mình. Hoặc có thể bạn thực hiện các hoạt động được xem là “lành mạnh” như tập thể dục nhưng lại tập luyện quá sức và cuối cùng sẽ làm tổn thương bản thân.

Chúng tôi muốn biết những hành vi mà mọi người thực hiện mà sau cùng họ nhận ra thực sự là tự hủy hại, vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu về vấn đề này và lắng nghe chia sẻ của nhiều người. Đây là những hồi chuông cảnh báo mà có thể bạn sẽ bất ngờ:

1. Chi tiêu quá đà

“Tôi nghĩ tự hủy hoại là khi tiêu tiền vô ích. Thực ra những lúc không chán nản, tôi rất tiết kiệm. Nhưng khi bắt đầu stress, tôi luôn mua sắm rất nhiều. Tôi nghĩ rằng nếu mua nhiều đồ đẹp, tôi sẽ cảm thấy bản thân ổn hơn. Và rồi có một phần trong tôi chỉ muốn lấp đầy khoảng trống đó. Điều này rất có hại vì chi tiêu thất thường khiến tâm trạng tôi tồi tệ hơn khi nhận ra rằng mình đã “lãng phí” tiền. Sau đó, tôi lại sa lầy vào cái vòng luẩn quẩn phía trên một lần nữa. 

Tôi liên tục mua những thứ thực sự không cần thiết để lấp đầy khoảng trống. Khi mua sắm, tôi rất vui trong tích tắc, nhưng khi “sạch túi” hoặc nhìn lại những thứ thực sự không cần thiết mà mình đã mua, tôi cảm thấy tồi tệ. ”- Trúc, 26 tuổi.

2. Cô lập bản thân

“Tôi nhận ra mình “tự hủy hoại” bằng cách chủ động cách ly bản thân với thế giới xung quanh. Tôi luôn muốn ở nhà, dù biết rằng việc ra ngoài hoặc làm gì đó sẽ tốt cho bản thân hơn. Vấn đề sức khỏe của tôi khiến tôi cảm thấy như không ai muốn tiếp cận với tôi khi tôi ra ngoài, vì vậy tất cả những gì tôi làm là đi mua vài thứ ở cửa hàng tạp hóa và về nhà. Tôi luôn ở một mình hoặc chỉ ở cùng với lũ trẻ ”- Hà, 32 tuổi

3. Quan hệ tình dục nhàm chán

“Tôi tự thuyết phục bản thân đối với việc quan hệ tình dục theo lối mòn rằng tôi thích việc tự làm chủ cơ thể và tự mình thỏa mãn bản thân trong khi đây là một kỹ năng đối phó tiêu cực và đôi khi khiến tôi trống rỗng, cô đơn và cảm thấy không được thỏa mãn.” – Ngọc, 29 tuổi.

4. Đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân

“Một hành vi “tự hủy hoại” mà mọi người không nhận ra là ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người khác trước nhu cầu của bản thân. Chẳng hạn như tôi có những người bạn muốn trò chuyện đêm khuya. Mặc dù tôi cần ngủ sớm để đủ sức lo cho gia đình, con nhỏ và công việc vào sáng hôm sau, tôi sẽ tiếp tục trò chuyện với họ vì không muốn họ cảm thấy cô đơn. Hoặc tôi cần thanh toán hóa đơn riêng của mình, nhưng nhà bạn tôi đang bị cắt nước, vì vậy tôi cho họ mượn tiền để thanh toán hóa đơn của họ, và tôi lại phải chật vật xoay tiền để chi trả cho hóa đơn của mình. ”- Cúc, 30 tuổi.

5. Ăn quá nhiều hoặc quá ít

“Càng ngày tôi càng nhận thức rõ ảnh hưởng to lớn của việc ăn uống đối với sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Đôi lúc tôi chè chén say sưa mà đánh mất tất cả ý thức về những gì mình đang ăn và sẽ tiếp tục ăn cho đến khi không còn ăn nổi nữa. Sau đó, tôi bắt đầu tự khinh bỉ và chán ghét bản thân vì những gì tôi đã làm. ”- Phượng, 25 tuổi.

6. Cho phép những người tệ hại hiện diện trong cuộc sống của bạn

“Tôi sẽ để cho những người tệ hại hết lần này đến lần khác quay lại quấy rầy cuộc sống của tôi và làm tôi tổn thương bởi vì tôi cảm thấy như thể mình đáng bị họ đối xử như vậy. Tôi nghĩ rằng mình thật tồi tệ và đáng bị trừng phạt. Vì vậy, tôi tự trừng phạt bản thân bằng cách để những người này hiện diện trong cuộc đời mình. ”- Mai, 31 tuổi.

7. Đặt mình vào những tình huống nguy hiểm

“Đôi khi do chủ quan hoặc vô thức, ta “tự hủy hoại” bằng những hành động nguy hiểm nói chung, chẳng hạn như đi ra ngoài một mình vào đêm tối ở một khu phố an ninh kém, và đặt mình vào một tình huống mà bản thân cảm thấy căng thẳng.” – Hiền, 24 tuổi.

8. Chủ ý xem những chương trình khiến tâm trạng tệ hại hơn

“Một số người có sở thích và thói quen kỳ lạ là “tự ngược” bản thân khi có tâm trạng xấu bằng những thứ khiến tâm trạng xấu hơn. Chẳng hạn như khi thất tình người ta lại xem các chương trình truyền hình hoặc phim ảnh bào mòn cảm xúc của bạn. Tôi sẽ chủ ý tìm kiếm trên Google những bộ phim buồn hoặc về chủ đề tự tử khiến tôi cảm thấy tồi tệ hơn tình hình hiện tại. ”- Tiên, 22 tuổi.

9. Cào xước

Tôi hay gãi và cào xước cơ thể mình. Tôi có thói quen cào cấu cánh tay mình hoặc giật tóc. Tôi từng kể điều này với chuyên gia tư vấn của tôi một lần nhưng ông đã bác đi và nói rằng một hành vi được xem là “tự hủy hại” chỉ khi bạn làm bản thân đổ máu. ”- Thủy, 27 tuổi.

10. Tránh đi gặp bác sĩ

“Tôi liên tục tránh các cuộc hẹn với bác sĩ khi bị thương nặng dẫn đến có thể gây sát thương nhiều hơn. Thành thật mà nói, tôi đã có những trải nghiệm tệ hại khi gặp các bác sĩ và cố gắng tránh việc này càng nhiều càng tốt. ”- Trang, 28 tuổi.

11. Hủy hoại các mối quan hệ quan trọng

“Tôi làm tổn thương những người thân thương của mình. Tôi phá hủy các mối quan hệ xung quanh bởi vì tôi không nghĩ rằng mình xứng đáng với bất cứ điều gì tốt đẹp. Vì vậy, tôi đạp đổ mọi thứ. ”- Thu, 21 tuổi.

“Hành vi phá hoại của tôi đang đẩy mọi người ra xa với những cơn bùng nổ bất thường về cảm xúc. Tôi cảm thấy những cảm giác sục sôi, đôi khi hợp lý và đôi khi không. Tôi trở nên nhạy cảm và dễ cáu. Tôi đã đánh mất tình bạn và nhiều mối quan hệ khác. Tôi đã nghỉ làm. Đó là cách “tự hủy hoại” của tôi ”- Mi, 29 tuổi.

“Tôi nói với bạn bè rằng hãy để cho tôi được yên. Gần đây tôi đã nhận ra tôi làm điều này. Tôi sẽ nói những điều “điên rồ” để đẩy họ ra xa. Họ vẫn chưa rời bỏ tôi, nhưng tôi cảm thấy như thể mối quan hệ của chúng tôi đã thay đổi. ”- Thảo, 30 tuổi.

12. Lam dụng rượu hoặc thuốc

“Đối với tôi, “tự hủy hoại” là uống quá nhiều rượu. Tôi uống nhiều hơn khi stress nặng hơn, bởi vì rượu giúp tôi cải thiện tâm trạng tạm thời và dễ dàng hơn trong việc giả vờ là mình đang hạnh phúc xung quanh những người quan tâm đến tôi. ”- Ly, 35 tuổi.

“Tôi nghĩ một trong những hành vi “tự hủy hoại” của tôi là lạm dụng thuốc khi mất ngủ. Tôi không thực sự nhận thấy tác hại của việc này vào thời điểm đó, cho đến một vài ngày sau đó khi tôi bị trầm cảm nặng hơn và nhận ra những gì tôi đã làm. ”- Bích, 28 tuổi.

13. Ăn hoặc uống những thứ bạn bị dị ứng

“Mỗi người đều tự nhận biết mình dị ứng với một số thứ nhất định. Về phần tôi, tôi uống sữa mặc dù biết rằng mình không nên làm vậy vì tôi sẽ bị ốm nặng sau đó.” – Trinh, 25 tuổi.

14. Tự trừng phạt bằng cách không lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết

“Đôi khi, trong thời tiết lạnh lẽo, tôi sẽ buộc bản thân mình không mặc thêm áo ấm và chỉ việc cắn răng chịu lạnh. Tôi đã sử dụng việc này như một hình phạt. Việc này không gây đau đớn, nhưng tôi thực sự không thích bị lạnh. 

Hoặc, khi trời nóng, tôi không cởi bớt quần áo. Tôi bị ngột ngạt trong nhiều tình huống, đặc biệt là với sức nóng, vì vậy tôi sử dụng sự khó chịu này như là một hình phạt cho bản thân. Cùng một ý tưởng, chỉ là áp dụng khi thời tiết khác nhau.”- Diễm, 34 tuổi.

15. Tập thể dục quá mức

“Việc tập luyện quá đà trong phòng gym đang ngày càng được cảnh báo nhiều hơn như một hành vi “tự hủy hoại”. Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng vận động lúc nào cũng tốt cho cơ thể” – Duyên, 30 tuổi.

“Mọi người có xu hướng nghĩ về việc tập thể dục như một hoạt động lành mạnh, nhưng tôi lạm dụng nó và kết quả là tôi bị chấn thương và mất cân bằng năng lượng trầm trọng. ”- Lam, 26 tuổi.

LILA

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...