KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

KHÔNG BIẾT MÌNH THÍCH GÌ

 

Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề gì trong tương lai chưa?”,  “Làm sao để biết mình muốn làm gì, và làm sao để biết mình lựa chọn đúng?”

Có rất nhiều người tâm sự với tôi, rằng họ thật sự không biết mình thích gì và muốn làm gì. Cuộc sống của họ không như những mẩu chuyện trên báo đài, với đam mê, ước mơ, hoài bão đầy to lớn. Rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học hay tốt nghiệp đại học đều cảm thấy hoảng sợ. Việc phải tự đưa ra quyết định sẽ làm gì với cuộc đời này đôi khi là một chuyện khó khăn. Lựa chọn đó có thích hợp với mình hay không? Có đúng hay không? Liệu cuộc sống sau này của mình có thể trở nên tồi tệ hơn và mình sẽ phải hối hận vì nó hay không? 

Trước những ngã rẽ cuộc đời, cảm giác hoang mang, lạc lối đến tận sâu cõi linh hồn và nỗi lo lắng mình sẽ chọn sai đường dễ khiến ta rơi vào cơn khủng hoảng tuổi trẻ trầm trọng. Mấu chốt là, chúng ta đang tạo áp lực quá lớn cho bản thân khi phải biết điều gì đó mà ta chưa thật sự biết. 

Hầu hết số đông đều hy vọng sẽ tìm được ngành nghề họ đam mê và phù hợp với khả năng của mình. Thực tế, nhiều ngành nghề có thể hoàn toàn khác biệt khi ta thật sự trải nghiệm chúng. Ở Mỹ, khoảng 30% sinh viên chuyển đổi chuyên ngành ít nhất một lần và 10% chuyển đổi nhiều lần. Cuộc sống sau tốt nghiệp cũng không ít biến động hơn khi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho biết trong độ tuổi từ 18-42, người trưởng thành chuyển việc trung bình từ 10 lần trở lên.

Tôi đã chứng kiến có người nhảy việc rất nhiều lần với nhiều vị trí khác nhau để khai phá tiềm năng bản thân và tìm ra giải đáp cho câu hỏi rằng mình thật sự thích gì, hoặc có người từ bỏ vị trí Marketing Manager tại một tập đoàn lớn để lên Đà Lạt làm một giảng viên Thiền và Yoga, hoặc sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ở Đại học Ngoại thương nghỉ học và mở trung tâm Anh ngữ – đều là những thứ nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau cả. Điều tôi muốn nói ở đây là, giữa thế giới với nhiều ngã rẽ như thế, chúng ta được phép cho bản thân cơ hội được trải nghiệm, được thử, được đúc kết và tiếp tục khám phá chính mình.

Chúng ta sợ việc lựa chọn sai vì chúng ta đã quá ám ảnh về một “cuộc sống tuyến tính” (linear life) – theo cách gọi của diễn giả Bruce Feiler. Chúng ta tự áp đặt rằng cuộc sống sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, tựa quy trình của nhà máy. Có thể là giai đoạn tâm lý của Sigmund Freud, Học thuyết về tám giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson hay Năm giai đoạn của sự thay đổi (Mô hình Kubler Ross).  Điều đó khiến chúng ta lo lắng khi ta vấp phải một hòn đá, hoặc khi ta đi lệch khỏi đường ray. 

Đã đến lúc cần cập nhật cách chúng ta nhìn nhận về cuộc sống của mình. Chìa khóa cho bạn chính là: Đừng ngại ngần với việc thử và sai. Cuộc sống luôn là một hành trình khám phá. Thay vì dành thời gian để ngồi suy nghĩ xem bạn muốn gì, hãy bắt tay vào hành động ngay lúc này. Bạn có thể lập ra một danh sách về những điều bạn muốn thử, bao gồm cả những thứ mà bạn chỉ có một phần hứng thú rất nhỏ dành cho chúng. Sau đó, hãy bắt đầu mày mò, tìm hiểu về những thứ được ghi trong danh sách và ghi chú lại những điều bạn thích/không thích. Nếu bạn cảm thấy mình đang đi đúng hướng, hãy tiếp tục khám phá lĩnh vực đó. Nếu không, đừng lo sợ, hãy chuyển đến gạch đầu dòng tiếp theo trong danh sách của bạn.

Cứ như vậy, thế giới rồi sẽ được mở ra từng chút một sau mỗi lần trải nghiệm. Bạn sẽ rõ ràng hơn về những gì mình thích, những gì bạn không thích, những gì bạn chối từ, những gì bạn khao khát. Chính hành động và quá trình bạn sống sẽ dần hé mở rồi khẳng định bạn là ai. Chúng ta thường trải qua nhiều lần hẹn hò trước khi gặp được người mà chúng ta muốn kết hôn và cùng chung sống cả cuộc đời. Chuyện công việc cũng thế thôi. Cứ để cho bản thân “hẹn hò” với nhiều lĩnh vực khác nhau để được trải nghiệm, khai phá chính mình và tìm ra đúng ngành nghề mà mình muốn gắn bó. 

Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng trải nghiệm không đồng nghĩa với hời hợt. Tôi từng đọc được một bình luận như thế này: “Nếu không biết theo đuổi điều gì thì hãy theo đuổi sự ưu tú”. Nghĩa là hãy luôn nỗ lực trong những việc bạn đang làm, theo đuổi mục tiêu tốt nhất, bất kể đó có là gì. Bạn đang học mảng ngoại ngữ? Thử cố gắng lấy bằng loại giỏi xem sao. Bạn đang học Marketing? Thử tìm hiểu thêm các công cụ bổ trợ như Photoshop xem thế nào. Trên hành trình hết mình học hỏi đó, kể cả khi bạn không đi đến cuối đường, bạn vẫn có thể tìm thấy những đốm sáng tỏa ra từ trái tim chính mình.

CATHERINE

Vào năm thứ ba của đại học, trong một lần mở chuyên mục Q&A trên Instagram, câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất từ followers của mình là: “Trước đây, chị làm thế nào để xác định được trường mình thích và ngành học mình muốn?” hoặc “Bạn đã xác định sẽ làm nghề gì trong tương lai chưa?”,  “Làm sao để biết mình muốn làm gì, và làm sao để biết mình lựa chọn đúng?”

Có rất nhiều người tâm sự với tôi, rằng họ thật sự không biết mình thích gì và muốn làm gì. Cuộc sống của họ không như những mẩu chuyện trên báo đài, với đam mê, ước mơ, hoài bão đầy to lớn. Rất nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp trung học hay tốt nghiệp đại học đều cảm thấy hoảng sợ. Việc phải tự đưa ra quyết định sẽ làm gì với cuộc đời này đôi khi là một chuyện khó khăn. Lựa chọn đó có thích hợp với mình hay không? Có đúng hay không? Liệu cuộc sống sau này của mình có thể trở nên tồi tệ hơn và mình sẽ phải hối hận vì nó hay không? 

Trước những ngã rẽ cuộc đời, cảm giác hoang mang, lạc lối đến tận sâu cõi linh hồn và nỗi lo lắng mình sẽ chọn sai đường dễ khiến ta rơi vào cơn khủng hoảng tuổi trẻ trầm trọng. Mấu chốt là, chúng ta đang tạo áp lực quá lớn cho bản thân khi phải biết điều gì đó mà ta chưa thật sự biết. 

Hầu hết số đông đều hy vọng sẽ tìm được ngành nghề họ đam mê và phù hợp với khả năng của mình. Thực tế, nhiều ngành nghề có thể hoàn toàn khác biệt khi ta thật sự trải nghiệm chúng. Ở Mỹ, khoảng 30% sinh viên chuyển đổi chuyên ngành ít nhất một lần và 10% chuyển đổi nhiều lần. Cuộc sống sau tốt nghiệp cũng không ít biến động hơn khi Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ cho biết trong độ tuổi từ 18-42, người trưởng thành chuyển việc trung bình từ 10 lần trở lên.

Tôi đã chứng kiến có người nhảy việc rất nhiều lần với nhiều vị trí khác nhau để khai phá tiềm năng bản thân và tìm ra giải đáp cho câu hỏi rằng mình thật sự thích gì, hoặc có người từ bỏ vị trí Marketing Manager tại một tập đoàn lớn để lên Đà Lạt làm một giảng viên Thiền và Yoga, hoặc sinh viên ngành Quản trị kinh doanh ở Đại học Ngoại thương nghỉ học và mở trung tâm Anh ngữ – đều là những thứ nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau cả. Điều tôi muốn nói ở đây là, giữa thế giới với nhiều ngã rẽ như thế, chúng ta được phép cho bản thân cơ hội được trải nghiệm, được thử, được đúc kết và tiếp tục khám phá chính mình.

Chúng ta sợ việc lựa chọn sai vì chúng ta đã quá ám ảnh về một “cuộc sống tuyến tính” (linear life) – theo cách gọi của diễn giả Bruce Feiler. Chúng ta tự áp đặt rằng cuộc sống sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, tựa quy trình của nhà máy. Có thể là giai đoạn tâm lý của Sigmund Freud, Học thuyết về tám giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của Erikson hay Năm giai đoạn của sự thay đổi (Mô hình Kubler Ross).  Điều đó khiến chúng ta lo lắng khi ta vấp phải một hòn đá, hoặc khi ta đi lệch khỏi đường ray. 

Đã đến lúc cần cập nhật cách chúng ta nhìn nhận về cuộc sống của mình. Chìa khóa cho bạn chính là: Đừng ngại ngần với việc thử và sai. Cuộc sống luôn là một hành trình khám phá. Thay vì dành thời gian để ngồi suy nghĩ xem bạn muốn gì, hãy bắt tay vào hành động ngay lúc này. Bạn có thể lập ra một danh sách về những điều bạn muốn thử, bao gồm cả những thứ mà bạn chỉ có một phần hứng thú rất nhỏ dành cho chúng. Sau đó, hãy bắt đầu mày mò, tìm hiểu về những thứ được ghi trong danh sách và ghi chú lại những điều bạn thích/không thích. Nếu bạn cảm thấy mình đang đi đúng hướng, hãy tiếp tục khám phá lĩnh vực đó. Nếu không, đừng lo sợ, hãy chuyển đến gạch đầu dòng tiếp theo trong danh sách của bạn.

Cứ như vậy, thế giới rồi sẽ được mở ra từng chút một sau mỗi lần trải nghiệm. Bạn sẽ rõ ràng hơn về những gì mình thích, những gì bạn không thích, những gì bạn chối từ, những gì bạn khao khát. Chính hành động và quá trình bạn sống sẽ dần hé mở rồi khẳng định bạn là ai. Chúng ta thường trải qua nhiều lần hẹn hò trước khi gặp được người mà chúng ta muốn kết hôn và cùng chung sống cả cuộc đời. Chuyện công việc cũng thế thôi. Cứ để cho bản thân “hẹn hò” với nhiều lĩnh vực khác nhau để được trải nghiệm, khai phá chính mình và tìm ra đúng ngành nghề mà mình muốn gắn bó. 

Tuy nhiên, hãy luôn ghi nhớ rằng trải nghiệm không đồng nghĩa với hời hợt. Tôi từng đọc được một bình luận như thế này: “Nếu không biết theo đuổi điều gì thì hãy theo đuổi sự ưu tú”. Nghĩa là hãy luôn nỗ lực trong những việc bạn đang làm, theo đuổi mục tiêu tốt nhất, bất kể đó có là gì. Bạn đang học mảng ngoại ngữ? Thử cố gắng lấy bằng loại giỏi xem sao. Bạn đang học Marketing? Thử tìm hiểu thêm các công cụ bổ trợ như Photoshop xem thế nào. Trên hành trình hết mình học hỏi đó, kể cả khi bạn không đi đến cuối đường, bạn vẫn có thể tìm thấy những đốm sáng tỏa ra từ trái tim chính mình.

CATHERINE

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...