SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang tên “đức hy sinh” đó, mà thứ họ khao khát chỉ là một hành động trìu mến, một ánh nhìn cảm kích của đối phương đối cho tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt mà họ đã bỏ ra.

Không có thước đo nào trong tình yêu đôi lứa, nhưng việc mưu cầu sự trân trọng ở đây không phải là so đo tính toán với người đầu ấp tay gối của mình như nhiều người lầm tưởng. Thứ mà ta muốn không nhất thiết phải là một sự đền đáp lớn lao mỗi khi chúng ta làm điều gì đó cho người mà ta yêu thương. Nhưng khi tất cả công sức và tâm tư bỏ ra chỉ nhận về sự hờ hững và thiếu quan tâm, không ai tránh khỏi sự tổn thương hoặc tức giận.

Không ai thích cảm giác bị xem thường. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Khi yêu thương ai đó từ trái tim và nguyện làm mọi điều vì họ, nhưng cuối cùng tất cả những gì ta nhận lại là sự thiếu trân trọng, ta thường cảm thấy bản thân mình thật ngốc nghếch. Vậy thì có cách nào khắc phục vấn đề này không? Làm thế nào để cho người mà ta yêu thương biết rằng sự hờ hững của họ đang gây ra những cảm xúc tiêu cực và sự ức chế trong lòng ta? Có cách nào “chuyển bại thành thắng” không?

Có thể có một cách không ngờ đến có thể giúp thay đổi thái độ của đối phương từ hờ hững sang quan tâm và trân trọng hơn. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng bước đầu tiên chính là ngừng kè kè theo và càm ràm đối phương về chuyện này. Đơn giản là vì cách làm này hoàn toàn không hiệu quả. Bạn đã dành đủ thời gian để nhắc nhở họ và kết quả không mấy khả quan, đúng không nào?

Chắc chắn, tại thời điểm bạn than phiền ấy họ có thể xoa dịu bạn như một “kế hoãn binh” để tránh cơn cuồng phong của bạn, nhưng rồi vài bữa thì đâu lại vào đấy. Vì vậy, liên tục càm ràm bằng lời sẽ chỉ khiến cho bạn ngày càng thất vọng và bị tổn thương. 

Thay vào đó, hãy ngừng làm tất cả những việc mà bạn đang làm nhưng không nhận được bất kỳ sự cảm kích nào. Họ không trân trọng việc bạn chuẩn bị bữa tối hoặc làm món tráng miệng mà họ yêu thích sao? Vậy thì đừng làm chuyện đó nữa. Hãy để họ quen với điều đó một thời gian. Họ sẽ biết sự thiếu quan tâm của họ khiến bạn ngừng lại và tự rút ra bài học cho bản thân.

Hành động luôn có sức mạnh hơn lời nói. Người bạn đời của bạn có xem việc bạn giúp chàng những việc lặt vặt là nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn hay không? Hãy nhanh chóng học cách nói không. Điều đó ngay lập tức sẽ gây sốc cho họ. Họ thậm chí có thể tức giận. Chuyện này không hẳn đã là điều xấu. Vì đây là dấu hiệu cho bạn thấy rõ rằng đối phương đang tự cho mình cái quyền xem bạn là trợ lý cá nhân của họ. 

Hãy nói với họ rằng bạn rất bận rộn, họ sẽ phải tự làm. Tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Hãy để họ tự làm những việc mà trước đây họ cho là vặt vãnh không đáng quan tâm, họ sẽ phải đối mặt với hàng tá rắc rối không ngờ đến và nhận ra bạn đã dành bao nhiêu thời gian và công sức để giúp họ. 

Đồng thời, hãy xem đây là cơ hội để tận dụng thời gian đó cho riêng mình. Thế giới của bạn đã xoay quanh họ quá lâu rồi, và họ cần phải nhìn thấy bạn đặt bản thân lên hàng đầu để biết rằng họ còn phải “tự lực cánh sinh” trong một khoảng thời gian vô hạn định mà quyền kiểm soát nằm trong tay bạn. Có phải lúc này thế cục đã hoàn toàn thay đổi rồi hay không?

Trong một mối quan hệ, vị thế của cả hai cần phải cân bằng, tất nhiên việc cân đong đo đếm sẽ không bao giờ chính xác được, nhưng ít ra cả hai cần phải cảm thấy sự gần gũi và trân trọng trong mối quan hệ của mình. Nếu mối quan hệ của bạn thiếu đi sự trân trọng thì nó cũng thiếu mất sự gần gũi, tất cả xuất phát từ nỗ lực một phía của bạn để làm hài lòng họ. 

Hãy ghi nhớ và đừng tiếc lời khen ngợi khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn hoặc cho mối quan hệ của cả hai. Hãy thể hiện sự quan tâm, cảm kích. Đôi khi một lời khen, một ánh nhìn ngưỡng mộ của “hồng nhan tri kỷ” cũng đủ khiến cho “đấng hào kiệt” quên mất chuyện thế sự. Hãy làm gương cho họ bằng chính sự cảm kích của bạn đối với những gì họ làm. 

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, không phải ai cũng có thể thay đổi thành một người biết trân trọng người khác hơn, nhưng nhiều người có thể. Do đó, việc tạo cơ hội thay đổi cho đối phương rất đáng để thử, đúng không nào?

LILA

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang tên “đức hy sinh” đó, mà thứ họ khao khát chỉ là một hành động trìu mến, một ánh nhìn cảm kích của đối phương đối cho tất cả những giọt mồ hôi, nước mắt mà họ đã bỏ ra.

Không có thước đo nào trong tình yêu đôi lứa, nhưng việc mưu cầu sự trân trọng ở đây không phải là so đo tính toán với người đầu ấp tay gối của mình như nhiều người lầm tưởng. Thứ mà ta muốn không nhất thiết phải là một sự đền đáp lớn lao mỗi khi chúng ta làm điều gì đó cho người mà ta yêu thương. Nhưng khi tất cả công sức và tâm tư bỏ ra chỉ nhận về sự hờ hững và thiếu quan tâm, không ai tránh khỏi sự tổn thương hoặc tức giận.

Không ai thích cảm giác bị xem thường. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Khi yêu thương ai đó từ trái tim và nguyện làm mọi điều vì họ, nhưng cuối cùng tất cả những gì ta nhận lại là sự thiếu trân trọng, ta thường cảm thấy bản thân mình thật ngốc nghếch. Vậy thì có cách nào khắc phục vấn đề này không? Làm thế nào để cho người mà ta yêu thương biết rằng sự hờ hững của họ đang gây ra những cảm xúc tiêu cực và sự ức chế trong lòng ta? Có cách nào “chuyển bại thành thắng” không?

Có thể có một cách không ngờ đến có thể giúp thay đổi thái độ của đối phương từ hờ hững sang quan tâm và trân trọng hơn. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng bước đầu tiên chính là ngừng kè kè theo và càm ràm đối phương về chuyện này. Đơn giản là vì cách làm này hoàn toàn không hiệu quả. Bạn đã dành đủ thời gian để nhắc nhở họ và kết quả không mấy khả quan, đúng không nào?

Chắc chắn, tại thời điểm bạn than phiền ấy họ có thể xoa dịu bạn như một “kế hoãn binh” để tránh cơn cuồng phong của bạn, nhưng rồi vài bữa thì đâu lại vào đấy. Vì vậy, liên tục càm ràm bằng lời sẽ chỉ khiến cho bạn ngày càng thất vọng và bị tổn thương. 

Thay vào đó, hãy ngừng làm tất cả những việc mà bạn đang làm nhưng không nhận được bất kỳ sự cảm kích nào. Họ không trân trọng việc bạn chuẩn bị bữa tối hoặc làm món tráng miệng mà họ yêu thích sao? Vậy thì đừng làm chuyện đó nữa. Hãy để họ quen với điều đó một thời gian. Họ sẽ biết sự thiếu quan tâm của họ khiến bạn ngừng lại và tự rút ra bài học cho bản thân.

Hành động luôn có sức mạnh hơn lời nói. Người bạn đời của bạn có xem việc bạn giúp chàng những việc lặt vặt là nghĩa vụ và trách nhiệm của bạn hay không? Hãy nhanh chóng học cách nói không. Điều đó ngay lập tức sẽ gây sốc cho họ. Họ thậm chí có thể tức giận. Chuyện này không hẳn đã là điều xấu. Vì đây là dấu hiệu cho bạn thấy rõ rằng đối phương đang tự cho mình cái quyền xem bạn là trợ lý cá nhân của họ. 

Hãy nói với họ rằng bạn rất bận rộn, họ sẽ phải tự làm. Tiếp tục như vậy trong một thời gian dài. Hãy để họ tự làm những việc mà trước đây họ cho là vặt vãnh không đáng quan tâm, họ sẽ phải đối mặt với hàng tá rắc rối không ngờ đến và nhận ra bạn đã dành bao nhiêu thời gian và công sức để giúp họ. 

Đồng thời, hãy xem đây là cơ hội để tận dụng thời gian đó cho riêng mình. Thế giới của bạn đã xoay quanh họ quá lâu rồi, và họ cần phải nhìn thấy bạn đặt bản thân lên hàng đầu để biết rằng họ còn phải “tự lực cánh sinh” trong một khoảng thời gian vô hạn định mà quyền kiểm soát nằm trong tay bạn. Có phải lúc này thế cục đã hoàn toàn thay đổi rồi hay không?

Trong một mối quan hệ, vị thế của cả hai cần phải cân bằng, tất nhiên việc cân đong đo đếm sẽ không bao giờ chính xác được, nhưng ít ra cả hai cần phải cảm thấy sự gần gũi và trân trọng trong mối quan hệ của mình. Nếu mối quan hệ của bạn thiếu đi sự trân trọng thì nó cũng thiếu mất sự gần gũi, tất cả xuất phát từ nỗ lực một phía của bạn để làm hài lòng họ. 

Hãy ghi nhớ và đừng tiếc lời khen ngợi khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho bạn hoặc cho mối quan hệ của cả hai. Hãy thể hiện sự quan tâm, cảm kích. Đôi khi một lời khen, một ánh nhìn ngưỡng mộ của “hồng nhan tri kỷ” cũng đủ khiến cho “đấng hào kiệt” quên mất chuyện thế sự. Hãy làm gương cho họ bằng chính sự cảm kích của bạn đối với những gì họ làm. 

“Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, không phải ai cũng có thể thay đổi thành một người biết trân trọng người khác hơn, nhưng nhiều người có thể. Do đó, việc tạo cơ hội thay đổi cho đối phương rất đáng để thử, đúng không nào?

LILA

MÌNH KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG

Cảm giác “mình không xứng đáng được yêu thương” không hình thành trong một sớm một chiều. Nó là hệ quả của một hành trình dài – một hành trình đầy im lặng, cô đơn và bị bỏ rơi từ thời thơ ấu. Với nhiều người, cảm giác ấy bắt nguồn từ việc lớn lên trong một môi trường...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

MÌNH KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG

Cảm giác “mình không xứng đáng được yêu thương” không hình thành trong một sớm một chiều. Nó là hệ quả của một hành trình dài – một hành trình đầy im lặng, cô đơn và bị bỏ rơi từ thời thơ ấu. Với nhiều người, cảm giác ấy bắt nguồn từ việc lớn lên trong một môi trường...

LIMERENCE – TÌNH YÊU HOANG ĐƯỜNG

Limerence không phải là tình yêu – ít nhất không phải thứ tình yêu chín chắn, trưởng thành mà con người vẫn kiếm tìm trong những mối quan hệ sâu sắc. Đó là một trạng thái tâm lý đặc biệt, nơi cảm xúc không chỉ dâng cao mà còn trở nên ám ảnh. Người ta bị cuốn vào một...

NHỮNG KẺ NGOẠI TÌNH KHÔNG XẤU HỔ

  Không phải ai ngoại tình cũng hối hận. Có những người bước vào mối quan hệ ngoài luồng một cách ngang nhiên, không chút áy náy. Họ không cảm thấy có lỗi, cũng chẳng cho rằng mình làm điều gì sai trái. Thậm chí, họ còn tìm đủ lý do để biện minh, tự cho mình...

LẰN RANH YÊU THƯƠNG VÀ THÙ HẬN

  Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) là một trong những dạng rối loạn cảm xúc phức tạp và dễ gây hiểu lầm nhất. Những người mang đặc điểm này thường sống trong trạng thái cảm xúc cực đoan, nơi yêu và ghét, gắn bó và ruồng bỏ,...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...