NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là sự lựa chọn sai lầm của một cá nhân “không biết điểm dừng”, thay vì được nhìn nhận như một biểu hiện sâu xa của nỗi đau tâm lý chưa được gọi tên.

Điều người nghiện cờ bạc thực sự tìm kiếm không chỉ là tiền. Họ nghiện cảm giác hồi hộp, lo âu, kích thích và hưng phấn cực độ mà mỗi ván cược mang lại. Với nhiều người, đánh bạc là cách họ thoát khỏi cảm giác trống rỗng, vô dụng hoặc bất lực trong cuộc sống. Khi đời thực quá mờ nhạt hoặc đau khổ, việc lao vào trò chơi rủi ro lại khiến họ cảm thấy… sống.

Một số người, đặc biệt là những người từng trải qua sang chấn thời thơ ấu, cảm giác thất bại kéo dài hoặc thiếu vắng sự công nhận, thậm chí dùng cờ bạc như một cách vô thức để tự trừng phạt chính mình.

Người nghiện cờ bạc thường không dừng lại khi thua, và cũng không dừng lại khi thắng. Họ bị cuốn vào vòng xoáy lên – xuống của cảm xúc, vừa thèm cảm giác “gỡ lại”, vừa sợ bị mất thêm, nhưng lại không thể rút chân. Khi không được chơi, họ rơi vào trạng thái “cai” (withdrawal) – lo âu, mất ngủ, kích động, trầm cảm. Sự lệ thuộc không nằm ở vật chất, mà nằm ở hệ thần kinh đã quen với việc sống trong những cực điểm cảm xúc. Nhiều người trong trạng thái này sẵn sàng phá hoại tài chính gia đình, nói dối, vay nặng lãi, thậm chí tự hủy hoại bản thân.

Gia đình khi đối mặt với người nghiện cờ bạc thường rơi vào hai thái cực: hoặc bao che, hoặc chỉ trích gay gắt. Cả hai cách đều dẫn đến bế tắc. Người nghiện cờ bạc cần được nhìn nhận đúng – đây là một rối loạn thật sự, không phải vấn đề đạo đức. Gia đình cần học cách thiết lập ranh giới rõ ràng (không trả nợ giùm, không dung túng) và đồng thời mở ra cánh cửa cho việc trị liệu: từ tâm lý cá nhân, trị liệu nhóm, đến can thiệp sâu nếu hành vi xuất phát từ sang chấn nền.

Nghiện cờ bạc không phải là sự “ham mê đỏ đen” đơn thuần. Nó là cách một tâm hồn tổn thương đang tìm kiếm cảm giác kiểm soát, giá trị, hoặc đơn giản là một lý do để tiếp tục tồn tại. Họ không cần sự trừng phạt – họ cần sự hiểu đúng, sự hỗ trợ đúng cách, và một cơ hội để chữa lành từ gốc.

MIA NGUYỄN

 

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là sự lựa chọn sai lầm của một cá nhân “không biết điểm dừng”, thay vì được nhìn nhận như một biểu hiện sâu xa của nỗi đau tâm lý chưa được gọi tên.

Điều người nghiện cờ bạc thực sự tìm kiếm không chỉ là tiền. Họ nghiện cảm giác hồi hộp, lo âu, kích thích và hưng phấn cực độ mà mỗi ván cược mang lại. Với nhiều người, đánh bạc là cách họ thoát khỏi cảm giác trống rỗng, vô dụng hoặc bất lực trong cuộc sống. Khi đời thực quá mờ nhạt hoặc đau khổ, việc lao vào trò chơi rủi ro lại khiến họ cảm thấy… sống.

Một số người, đặc biệt là những người từng trải qua sang chấn thời thơ ấu, cảm giác thất bại kéo dài hoặc thiếu vắng sự công nhận, thậm chí dùng cờ bạc như một cách vô thức để tự trừng phạt chính mình.

Người nghiện cờ bạc thường không dừng lại khi thua, và cũng không dừng lại khi thắng. Họ bị cuốn vào vòng xoáy lên – xuống của cảm xúc, vừa thèm cảm giác “gỡ lại”, vừa sợ bị mất thêm, nhưng lại không thể rút chân. Khi không được chơi, họ rơi vào trạng thái “cai” (withdrawal) – lo âu, mất ngủ, kích động, trầm cảm. Sự lệ thuộc không nằm ở vật chất, mà nằm ở hệ thần kinh đã quen với việc sống trong những cực điểm cảm xúc. Nhiều người trong trạng thái này sẵn sàng phá hoại tài chính gia đình, nói dối, vay nặng lãi, thậm chí tự hủy hoại bản thân.

Gia đình khi đối mặt với người nghiện cờ bạc thường rơi vào hai thái cực: hoặc bao che, hoặc chỉ trích gay gắt. Cả hai cách đều dẫn đến bế tắc. Người nghiện cờ bạc cần được nhìn nhận đúng – đây là một rối loạn thật sự, không phải vấn đề đạo đức. Gia đình cần học cách thiết lập ranh giới rõ ràng (không trả nợ giùm, không dung túng) và đồng thời mở ra cánh cửa cho việc trị liệu: từ tâm lý cá nhân, trị liệu nhóm, đến can thiệp sâu nếu hành vi xuất phát từ sang chấn nền.

Nghiện cờ bạc không phải là sự “ham mê đỏ đen” đơn thuần. Nó là cách một tâm hồn tổn thương đang tìm kiếm cảm giác kiểm soát, giá trị, hoặc đơn giản là một lý do để tiếp tục tồn tại. Họ không cần sự trừng phạt – họ cần sự hiểu đúng, sự hỗ trợ đúng cách, và một cơ hội để chữa lành từ gốc.

MIA NGUYỄN

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...