CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ quá xấu hổ khi phải thừa nhận rằng một điều gì quá nhỏ bé lại thổi bùng lên một trận chiến khủng khiếp đến vậy.

Sự im lặng thật đáng sợ. Bạn biết mà, đúng không? 

Trái ngược với bầu không khí im lặng bao trùm ấy chính là những lời nguyện cầu khẩn thiết gào thét trong lòng: “Trời ơi, mong rằng anh ấy sẽ không lái xe ra khỏi nhà trong đêm khuya” hoặc “Khi nào thì cô ấy mới chịu đi lên lầu gặp mình?”

Đôi khi bạn cảm thấy như bầu không khí này có thể nổ tung, phải không?

Vậy thì những cuộc chiến tranh lạnh như thế này thực chất là do đâu? Và làm thế nào bạn có thể phòng tránh hoặc dập tắt chúng ngay khi vừa bắt đầu?

Điều đáng nói là nhiều cặp đôi đều là những người thông minh, có học thức và thành đạt. Họ thừa sức hiểu rằng cư xử theo cách này là SAI, nhưng họ cũng biết rằng quan điểm của mình là ĐÚNG.

Và đó chính xác là vấn đề!

Trận chiến im lặng xảy ra khi cả hai người đều cảm thấy họ ĐÚNG. Quan điểm của cả hai càng mạnh mẽ thì sự im lặng càng kéo dài. Và, trớ trêu thay, cặp đôi càng thông minh và hoạt ngôn thì sức chịu đựng sự im lặng càng cao. Bởi vì những người thông minh và giỏi biện luận có niềm tin vào quan điểm và khả năng biện minh giữ vững lập trường của họ.

Khi nói về hôn nhân, bạn có thể đúng hoặc có thể hạnh phúc, nhưng đôi khi bạn không thể chọn lựa cả hai thứ.

Trong tòa án, bệnh viện hoặc công ty, đúng và sai quyết định thành công hay thất bại. Chẳng hạn như quyết định kê đơn thuốc đúng có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Trong trường hợp này thì mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân chỉ là phụ thôi, sự ĐÚNG ĐẮN mới là quan trọng và được ca ngợi.

Nhưng trong hôn nhân, đúng hay sai không có nghĩa lý gì cả. Tất cả những gì quan trọng chính là mối quan hệ của cả hai. Đôi khi bạn phải lựa chọn. Bạn muốn được người khác công nhận mình đúng hay muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc?

Tuân theo những quy tắc đúng sai ở công ty là bí quyết thành công trong công việc, nhưng không có nghĩa là bạn nên mang những điều này về nhà. Một số thứ có hiệu quả tuyệt đối trong lĩnh vực này lại thất bại khủng khiếp ở một lĩnh vực khác. Bạn càng khăng khăng là mình ĐÚNG, bạn sẽ càng đau khổ trong hôn nhân. Đừng đấu tranh giành phần ĐÚNG, hãy đấu tranh cho TÌNH YÊU.

Những người thông minh không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ mắc kẹt trong những vụn vặt cuộc sống. Nhưng IQ cao không đồng nghĩa với EQ cao.

IQ là thước đo trí thông minh TRÍ TUỆ. Chỉ số IQ càng cao, khả năng xử lý thông tin và xác định những gì là đúng càng tốt.

EQ là thước đo trí thông minh CẢM XÚC. EQ càng cao, khả năng kết nối với mọi người và thành công trong các mối quan hệ càng cao.

Cũng như một số vận động viên có sức mạnh nhưng lại thiếu mất độ nhanh nhạy, nên có quá nhiều người có IQ cao nhưng EQ thấp.

Điểm mấu chốt ở đây chính là sự thông minh theo cách mà mọi người thường nghĩ có rất ít ảnh hưởng đến khả năng thành công trong hôn nhân. Trên thực tế, chỉ số IQ cao kết hợp với EQ thấp có thể là một sự kết hợp tai hại cho một cuộc hôn nhân.

Tuy nhiên, tin tốt là chỉ số EQ hoàn toàn có thể phát triển được. Bất cứ ai cũng có thể tăng EQ của họ và học cách làm cho cuộc hôn nhân của họ tốt đẹp hơn.

LILA

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ quá xấu hổ khi phải thừa nhận rằng một điều gì quá nhỏ bé lại thổi bùng lên một trận chiến khủng khiếp đến vậy.

Sự im lặng thật đáng sợ. Bạn biết mà, đúng không? 

Trái ngược với bầu không khí im lặng bao trùm ấy chính là những lời nguyện cầu khẩn thiết gào thét trong lòng: “Trời ơi, mong rằng anh ấy sẽ không lái xe ra khỏi nhà trong đêm khuya” hoặc “Khi nào thì cô ấy mới chịu đi lên lầu gặp mình?”

Đôi khi bạn cảm thấy như bầu không khí này có thể nổ tung, phải không?

Vậy thì những cuộc chiến tranh lạnh như thế này thực chất là do đâu? Và làm thế nào bạn có thể phòng tránh hoặc dập tắt chúng ngay khi vừa bắt đầu?

Điều đáng nói là nhiều cặp đôi đều là những người thông minh, có học thức và thành đạt. Họ thừa sức hiểu rằng cư xử theo cách này là SAI, nhưng họ cũng biết rằng quan điểm của mình là ĐÚNG.

Và đó chính xác là vấn đề!

Trận chiến im lặng xảy ra khi cả hai người đều cảm thấy họ ĐÚNG. Quan điểm của cả hai càng mạnh mẽ thì sự im lặng càng kéo dài. Và, trớ trêu thay, cặp đôi càng thông minh và hoạt ngôn thì sức chịu đựng sự im lặng càng cao. Bởi vì những người thông minh và giỏi biện luận có niềm tin vào quan điểm và khả năng biện minh giữ vững lập trường của họ.

Khi nói về hôn nhân, bạn có thể đúng hoặc có thể hạnh phúc, nhưng đôi khi bạn không thể chọn lựa cả hai thứ.

Trong tòa án, bệnh viện hoặc công ty, đúng và sai quyết định thành công hay thất bại. Chẳng hạn như quyết định kê đơn thuốc đúng có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Trong trường hợp này thì mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân chỉ là phụ thôi, sự ĐÚNG ĐẮN mới là quan trọng và được ca ngợi.

Nhưng trong hôn nhân, đúng hay sai không có nghĩa lý gì cả. Tất cả những gì quan trọng chính là mối quan hệ của cả hai. Đôi khi bạn phải lựa chọn. Bạn muốn được người khác công nhận mình đúng hay muốn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc?

Tuân theo những quy tắc đúng sai ở công ty là bí quyết thành công trong công việc, nhưng không có nghĩa là bạn nên mang những điều này về nhà. Một số thứ có hiệu quả tuyệt đối trong lĩnh vực này lại thất bại khủng khiếp ở một lĩnh vực khác. Bạn càng khăng khăng là mình ĐÚNG, bạn sẽ càng đau khổ trong hôn nhân. Đừng đấu tranh giành phần ĐÚNG, hãy đấu tranh cho TÌNH YÊU.

Những người thông minh không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ mắc kẹt trong những vụn vặt cuộc sống. Nhưng IQ cao không đồng nghĩa với EQ cao.

IQ là thước đo trí thông minh TRÍ TUỆ. Chỉ số IQ càng cao, khả năng xử lý thông tin và xác định những gì là đúng càng tốt.

EQ là thước đo trí thông minh CẢM XÚC. EQ càng cao, khả năng kết nối với mọi người và thành công trong các mối quan hệ càng cao.

Cũng như một số vận động viên có sức mạnh nhưng lại thiếu mất độ nhanh nhạy, nên có quá nhiều người có IQ cao nhưng EQ thấp.

Điểm mấu chốt ở đây chính là sự thông minh theo cách mà mọi người thường nghĩ có rất ít ảnh hưởng đến khả năng thành công trong hôn nhân. Trên thực tế, chỉ số IQ cao kết hợp với EQ thấp có thể là một sự kết hợp tai hại cho một cuộc hôn nhân.

Tuy nhiên, tin tốt là chỉ số EQ hoàn toàn có thể phát triển được. Bất cứ ai cũng có thể tăng EQ của họ và học cách làm cho cuộc hôn nhân của họ tốt đẹp hơn.

LILA

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...