ĐỪNG VÌ YÊU MÀ HI SINH

ĐỪNG VÌ YÊU MÀ HI SINH

Chúng ta đã được nghe quá nhiều về “nghĩa vụ” hi sinh cho tình yêu. Nhiều người còn xem điều này như là một chân lí khi yêu dù ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hi sinh cho tình yêu không có nghĩa là trở nên mù quáng, đến mức hoàn toàn quên đi bản thân mình.

Cuộc sống tồn tại một sự thật trớ trêu là: “Tử tế, thật thà thường thua thiệt”. Nhiều người không hiểu vì sao họ tốt như thế, bao dung và hi sinh nhiều như vậy nhưng nhận lại chỉ là sự phản bội. Kết cục là họ vừa đau đớn khi bị ruồng bỏ, vừa tiếc nuối và phẫn uất trước lòng chân thành mà mình đã bỏ ra. 

Có một lần, tôi cảm thấy cực kì yêu thích một chiếc váy duyên dáng ở cửa hàng nọ nên quyết tâm mua bằng được chiếc váy đó. Nhưng đến khi sở hữu rồi, tôi lại không còn cảm thấy hứng thú với nó như trước nữa.

Con người vốn có bản năng chinh phục. Nói cách khác, chúng ta dễ bị thu hút với những điều mới mẻ hoặc những thứ mà ta không thể sở hữu. Trong một mối quan hệ cũng vậy. Khoảng thời gian đầu, có thể người kia sẽ cảm thấy rất hạnh phúc vì được người yêu của mình quan tâm và chăm sóc đến từng chân răng kẽ tóc. Nhưng dần dà, khi cách thể hiện tình yêu cứ lặp đi lặp lại theo kiểu cho – nhận một chiều, mối quan hệ này sẽ không còn gì để khám phá, thậm chí trở nên tẻ nhạt và nhàm chán. Lúc đó, đối phương sẽ có mong muốn vượt khỏi vòng tròn an toàn và trải nghiệm những thứ bên ngoài.

Khi bạn cho ai đó quá nhiều và vô điều kiện, họ sẽ dần nghĩ rằng tình cảm, lòng tử tế lẫn sự chân thành của bạn luôn có sẵn, là một điều hiển nhiên. Người nhận cứ thế thản nhiên đón lấy mà chẳng hề cảm kích, bởi họ hoàn toàn không phải tốn công bỏ sức. Điều gì quá nhiều và quá dễ dàng có được sẽ bị xem là rẻ rúng, không được trân trọng.

Tệ hơn nữa là sự nâng niu, nuông chiều và thứ tha một cách vô điều kiện sẽ dần làm nảy sinh thói hư tật xấu. Tôi đừng đọc câu chuyện về một cậu bé đánh động vật nhưng bố mẹ luôn xuề xòa bỏ qua vì cho rằng: “Nó còn nhỏ có biết gì đâu”. Đứa trẻ “có biết gì đâu” ấy khi lớn lên trở thành một kẻ bạo lực dã man, không ngần ngại hành hung người khác nếu làm trái ý mình.

Trong chuyện tình cảm cũng vậy. Khi bạn bị người kia lạnh nhạt, thậm chí đối xử không ra gì nhưng vẫn cam tâm tình nguyện ở bên và làm mọi cách để bày tỏ sự chân thành của bản thân, đối phương sẽ dần tự cho mình quyền được thản nhiên làm tổn thương bạn, chà đạp lòng tốt của bạn, thậm chí là phản bội bạn.

Nhiều người cho rằng “nước chảy đá mòn”. Nếu mình bỏ qua mọi thứ, không màng đến bản thân để đem lại điều tốt đẹp nhất cho đối phương thì người đó ắt sẽ cảm động, cho rằng họ “nợ” mình và quyết định ở bên cạnh mình mãi mãi. Thực chất, tình yêu khi ấy sẽ dần trở thành một loại nghĩa vụ ngột ngạt, bí bách giống như một người cố ép, còn một người cố bó buộc bản thân đáp lại tấm chân tình ấy, để rồi cứ mãi vùng vẫy trong một mối quan hệ gượng gạo.

Tình yêu là một kết nối tinh thần dựa trên sự rung động chứ không phải cảm động. Tình cảm song phương mới chính là nền móng và cầu nối vững chãi nhất để hai trái tim luôn hướng về nhau. Sự cảm kích nhất thời có thể sẽ khiến người đó muốn ở bên bạn, nhưng không thể đảm bảo rằng họ không bao giờ rời xa bạn. Thậm chí còn làm bạn thêm nhọc nhằn, mệt mỏi tựa như đang phải mải miết xây “lâu đài tình ái” một mình.

Trước khi học cách yêu thương một ai đó, bạn cần học cách yêu thương và trân trọng chính mình. Hãy là một tình nhân với trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đừng quá hi sinh vì đối phương mà đánh mất cả bản ngã của chính mình. Cũng đừng đầu tư mọi vốn liếng cho ván bài tình ái một cách mù quáng, không biết đúng sai.

Tôi không khuyên bạn yêu ít đi. Vốn dĩ tình yêu sẽ khiến lí trí bị lu mờ, bởi làm gì có ai đủ khả năng điều khiển cảm xúc khi toàn tâm toàn ý với một người. Điều bạn cần làm chính là tạo điều kiện để đối phương cũng có điều kiện vun đắp và thể hiện tình cảm. Tình yêu chưa bao giờ là câu chuyện về sự đơn phương nỗ lực của một người. Đôi bên phải cùng nhau hâm nóng, giữ lửa cho tình yêu để “cán cân” tình ái luôn được cân bằng và vững vàng trước mọi chông gai cuộc đời.

Trân trọng chính mình khi yêu cũng không có nghĩa là trở nên ích kỷ, vô tâm hay không dám “hạ mình” để bày tỏ tình cảm. Điều đó chỉ khiến người kia dần nản lòng, mệt mỏi và lựa chọn buông tay. Vốn dĩ chuyện tình yêu không phải là ai yêu ai, mà là cả hai yêu nhau nên mới phải vì nhau mà nỗ lực. Nếu một bên cho đi quá nhiều, một bên lại ngại ngần không muốn mở lòng thì tình yêu rồi cũng sẽ đi đến vực thẳm.

Câu chuyện tình ái nào cũng đòi hỏi hai bên phải dành tâm huyết để chăm sóc cho hạt giống tình cảm nảy mầm và đơm hoa kết trái. Mối quan hệ mà chỉ có một người “độc diễn”, bỏ công bỏ sức thì sớm muộn cũng sẽ lụi tàn. Hãy hi sinh cho tình yêu nhưng đừng hi sinh mù quáng nhé.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Chúng ta đã được nghe quá nhiều về “nghĩa vụ” hi sinh cho tình yêu. Nhiều người còn xem điều này như là một chân lí khi yêu dù ở bất cứ thời đại nào. Tuy nhiên, hi sinh cho tình yêu không có nghĩa là trở nên mù quáng, đến mức hoàn toàn quên đi bản thân mình.

Cuộc sống tồn tại một sự thật trớ trêu là: “Tử tế, thật thà thường thua thiệt”. Nhiều người không hiểu vì sao họ tốt như thế, bao dung và hi sinh nhiều như vậy nhưng nhận lại chỉ là sự phản bội. Kết cục là họ vừa đau đớn khi bị ruồng bỏ, vừa tiếc nuối và phẫn uất trước lòng chân thành mà mình đã bỏ ra. 

Có một lần, tôi cảm thấy cực kì yêu thích một chiếc váy duyên dáng ở cửa hàng nọ nên quyết tâm mua bằng được chiếc váy đó. Nhưng đến khi sở hữu rồi, tôi lại không còn cảm thấy hứng thú với nó như trước nữa.

Con người vốn có bản năng chinh phục. Nói cách khác, chúng ta dễ bị thu hút với những điều mới mẻ hoặc những thứ mà ta không thể sở hữu. Trong một mối quan hệ cũng vậy. Khoảng thời gian đầu, có thể người kia sẽ cảm thấy rất hạnh phúc vì được người yêu của mình quan tâm và chăm sóc đến từng chân răng kẽ tóc. Nhưng dần dà, khi cách thể hiện tình yêu cứ lặp đi lặp lại theo kiểu cho – nhận một chiều, mối quan hệ này sẽ không còn gì để khám phá, thậm chí trở nên tẻ nhạt và nhàm chán. Lúc đó, đối phương sẽ có mong muốn vượt khỏi vòng tròn an toàn và trải nghiệm những thứ bên ngoài.

Khi bạn cho ai đó quá nhiều và vô điều kiện, họ sẽ dần nghĩ rằng tình cảm, lòng tử tế lẫn sự chân thành của bạn luôn có sẵn, là một điều hiển nhiên. Người nhận cứ thế thản nhiên đón lấy mà chẳng hề cảm kích, bởi họ hoàn toàn không phải tốn công bỏ sức. Điều gì quá nhiều và quá dễ dàng có được sẽ bị xem là rẻ rúng, không được trân trọng.

Tệ hơn nữa là sự nâng niu, nuông chiều và thứ tha một cách vô điều kiện sẽ dần làm nảy sinh thói hư tật xấu. Tôi đừng đọc câu chuyện về một cậu bé đánh động vật nhưng bố mẹ luôn xuề xòa bỏ qua vì cho rằng: “Nó còn nhỏ có biết gì đâu”. Đứa trẻ “có biết gì đâu” ấy khi lớn lên trở thành một kẻ bạo lực dã man, không ngần ngại hành hung người khác nếu làm trái ý mình.

Trong chuyện tình cảm cũng vậy. Khi bạn bị người kia lạnh nhạt, thậm chí đối xử không ra gì nhưng vẫn cam tâm tình nguyện ở bên và làm mọi cách để bày tỏ sự chân thành của bản thân, đối phương sẽ dần tự cho mình quyền được thản nhiên làm tổn thương bạn, chà đạp lòng tốt của bạn, thậm chí là phản bội bạn.

Nhiều người cho rằng “nước chảy đá mòn”. Nếu mình bỏ qua mọi thứ, không màng đến bản thân để đem lại điều tốt đẹp nhất cho đối phương thì người đó ắt sẽ cảm động, cho rằng họ “nợ” mình và quyết định ở bên cạnh mình mãi mãi. Thực chất, tình yêu khi ấy sẽ dần trở thành một loại nghĩa vụ ngột ngạt, bí bách giống như một người cố ép, còn một người cố bó buộc bản thân đáp lại tấm chân tình ấy, để rồi cứ mãi vùng vẫy trong một mối quan hệ gượng gạo.

Tình yêu là một kết nối tinh thần dựa trên sự rung động chứ không phải cảm động. Tình cảm song phương mới chính là nền móng và cầu nối vững chãi nhất để hai trái tim luôn hướng về nhau. Sự cảm kích nhất thời có thể sẽ khiến người đó muốn ở bên bạn, nhưng không thể đảm bảo rằng họ không bao giờ rời xa bạn. Thậm chí còn làm bạn thêm nhọc nhằn, mệt mỏi tựa như đang phải mải miết xây “lâu đài tình ái” một mình.

Trước khi học cách yêu thương một ai đó, bạn cần học cách yêu thương và trân trọng chính mình. Hãy là một tình nhân với trái tim nóng và cái đầu lạnh. Đừng quá hi sinh vì đối phương mà đánh mất cả bản ngã của chính mình. Cũng đừng đầu tư mọi vốn liếng cho ván bài tình ái một cách mù quáng, không biết đúng sai.

Tôi không khuyên bạn yêu ít đi. Vốn dĩ tình yêu sẽ khiến lí trí bị lu mờ, bởi làm gì có ai đủ khả năng điều khiển cảm xúc khi toàn tâm toàn ý với một người. Điều bạn cần làm chính là tạo điều kiện để đối phương cũng có điều kiện vun đắp và thể hiện tình cảm. Tình yêu chưa bao giờ là câu chuyện về sự đơn phương nỗ lực của một người. Đôi bên phải cùng nhau hâm nóng, giữ lửa cho tình yêu để “cán cân” tình ái luôn được cân bằng và vững vàng trước mọi chông gai cuộc đời.

Trân trọng chính mình khi yêu cũng không có nghĩa là trở nên ích kỷ, vô tâm hay không dám “hạ mình” để bày tỏ tình cảm. Điều đó chỉ khiến người kia dần nản lòng, mệt mỏi và lựa chọn buông tay. Vốn dĩ chuyện tình yêu không phải là ai yêu ai, mà là cả hai yêu nhau nên mới phải vì nhau mà nỗ lực. Nếu một bên cho đi quá nhiều, một bên lại ngại ngần không muốn mở lòng thì tình yêu rồi cũng sẽ đi đến vực thẳm.

Câu chuyện tình ái nào cũng đòi hỏi hai bên phải dành tâm huyết để chăm sóc cho hạt giống tình cảm nảy mầm và đơm hoa kết trái. Mối quan hệ mà chỉ có một người “độc diễn”, bỏ công bỏ sức thì sớm muộn cũng sẽ lụi tàn. Hãy hi sinh cho tình yêu nhưng đừng hi sinh mù quáng nhé.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...