NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu lại từ đầu hay chỉ là cảm giác tiếc nuối những điều ta lầm lỗi. Chỉ khi hiện tại không như ý muốn, ta mới tìm về cái tình cũ để lấp đầy nỗi cô đơn, trống trải chứ có ai bới tìm trong tàn dư của quá khứ lúc mình đang hạnh phúc bao giờ!

An Giang, một ngày trở gió

Cách đây hai mươi năm, lúc đó Như Phúc học năm nhất đại học, cô yêu Hải Đằng được hơn năm. Sau đó, anh ra trường đi tỉnh khác lập nghiệp, rồi lấy người con gái khác với lý do kinh tế tốt hơn. Phúc đã từng rất đau khổ nhưng rồi thời gian học hành làm cô không còn nghĩ nhiều và quan tâm đến anh nữa. Một năm sau khi ra trường, Phúc gặp và yêu người chồng hiện tại, vượt qua bao nhiêu khó khăn mới cưới được nhau, sống hạnh phúc đến tận bây giờ.

Cứ ngỡ lấy chồng là xong, sẽ chẳng còn vương lo những chuyện nhân tình thế thái. Đến một ngày trên mạng xã hội giới thiệu hai người gặp lại. Trước đây, Đằng nhiều lần tìm cách liên lạc lại với Phúc nhưng không được. Qua bạn bè, anh biết Phúc đã lấy chồng và đang sống ở Sài Gòn. Tối đó, anh xin gặp mặt nhưng Phúc không đồng ý. Một phần ký ức tự dưng ùa về, nói không, mà nghĩ thì ứa nước mắt. Anh cứ thế nhắn tin, hỏi thăm trong bao nỗi nhớ miệt mài.

Cho đến năm ngoái, Phúc có dịp về An Giang và trùng hợp gặp anh đi công tác ở đó. Ngó dáo dác, con sông hay bến đò ngày trước giờ cũng khác. Vội vàng, Đằng kéo Phúc lại hỏi thăm nhưng trong thâm tâm cô cứ ú ớ gọi chồng. Kể từ đó, hàng tháng anh vẫn ghé qua phố thăm Phúc, nói với nhau vài câu chuyện rồi anh lại về trong ngày. Anh ấy nói, sẵn sàng bỏ tất cả để về với Phúc. Nói vậy, nhưng Phúc thì chắc chắn không bao giờ đánh đổi gia đình. Có điều cô nhớ anh ấy, có những lúc nhớ đến phát khóc, nhớ hết những kỷ niệm cách đây 20 năm và cả những lần gặp gỡ. Nhưng lạ một điều là khi ở cạnh chồng thì Phúc không bao giờ nghĩ đến anh; chỉ khi một mình, người dưng mới hiện về ve vãn, nhiều bận làm cô thấy rung rung, nuối tiếc .

Khi không ở bên anh, em là ai?

Trong hôn nhân, dù đàn bà hay đàn ông, bạn đều có quyền nhớ, quyền thương và yêu nhiều hơn một người nhưng đó chỉ là cảm xúc. Đừng để những thứ huyễn hoặc ảnh hưởng đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình bạn. Một tình yêu ngoài hôn nhân thường mang đến rất nhiều ảo tưởng, những mộng mị đủ làm ta quên mất chính mình. Thế nên, bạn phải thật tỉnh táo, vượt qua những rung động, luyến thương về mối tình đầu không trọn vẹn.

Tình yêu tuổi đôi mươi thường khiến con người ta lưu luyến, anh ra đi để Phúc lại một mình với muôn ngàn chơi vơi. Rồi cuộc sống đưa hai người cặp bến đỗ êm đềm với hai mái gia đình hạnh phúc.Ta có thể nhớ về quá khứ, về những vụng về, nông nổi nhưng xin đừng ruồng bỏ hiện tại vì nơi ấy còn có bình yên, còn một lối đi về, còn có gia đình mà bao năm ta tốn công xây đắp.

Phải chăng vì xa thương gần thường nên Phúc mới nghĩ nhiều đến như vậy. Cái gì thỉnh thoảng mới được thấy, mới gặp thì luôn đẹp và lấp lánh hơn cái ở gần kề mỗi ngày. Quá khứ cũng như ánh trăng trên cao luôn rạng ngời về đêm và dễ ru ngủ lòng người  hơn là cái thực tại phũ phàng, nhàm chán đến mất lòng.

Phúc vừa mới gặp lại anh, những hờn ghen của quá khứ đã được giải bày. Lời xin lỗi cũng được thốt ra như xoa dịu nỗi đau của ngày anh xa Phúc. Vậy nên, biết tình đầu thường dễ chia lìa nên bạn đã tha thứ và cho phép trái tim mình thổn thức lại.Tuy nhiên, có nhiều thứ Phúc sẽ phải đánh đổi để duy trì mối quan hệ dù chỉ là tình bạn. Bởi, dẫu là bạn bè thì tốt nhất là bạn bè chung của gia đình hoặc chỉ nên là chào hỏi xã giao để giữ những mối quan hệ tình cảm hai bên được tốt đẹp và cũng để bảo vệ Phúc sau này.

Bên nhân tình, nàng cũng là một nhân tình

Một nhà tâm lý chia sẻ, nếu ai cũng có thể mang vào hôn nhân của họ dù 1/10 sự táo bạo, bông đùa, hăng hái, nhiệt thành mà họ dành cho nhân tình thì hôn nhân của họ hẳn sẽ rất khác. Khi ở bên nhân tình, Phúc cũng là một nhân tình, vai trò của người nhân tình là làm thỏa mãn những khoái cảm, khát khao dành cho nhau; còn những vai trò khác như làm mẹ, làm vợ, làm người nội trợ thì chẳng cần quan tâm hay đúng hơn Phúc đã làm rất tốt ở nhà rồi.

Ngoại tình thường là một điểm đến cho những người phụ nữ đang loay hoay tìm cách kết nối lại chính mình. Như chính cách Phúc đang làm, không phải vì cô yêu Đằng hơn cả gia đình. Nhưng đôi khi trở nên khác biệt với một người khác thì dễ dàng hơn khi đối mặt với tình yêu và khoái cảm tình dục của chính người đầu ấp tay gối với mình. Thay vì khăng khăng bám lấy sự an toàn, hình ảnh một người đàn ông khác cho cô thấy sự đối nghịch, giữa tự do và thoải mái, của an toàn và rủi ro, của thân thuộc và cá tính. Một mảnh ghép mang tên dục vọng cuối cùng được lấp đầy chỉ để ta nhìn nhận lại bản thân, để ta hóa giải những ham muốn âm ỉ cháy, để ta được kết nối với những cảm xúc mãnh liệt, để mình biết mình là ai, để ta thấy mình được sống mà không chỉ là tồn tại, nửa vời.

Bất giác, Phúc thèm ghé qua chợ, mua gì đó về nhà vì cô biết ở đó có người thương cô đang đợi. Phúc biết mình muốn gì, cần gì. Lòng cô đã có sẵn lựa chọn. Có những điều chỉ cần cố gắng là nhất định được đền đáp, nhưng cũng có những thứ không phải cứ cố gắng đạt được là sẽ được. Với anh chàng không yêu mình lúc đầu, dù cố gắng thế nào anh ta cũng sẽ không yêu mình. Nên, đối với khoảng thời gian đẹp đẽ trôi qua, dù có hối tiếc cũng xin đừng quay lại…

MIA NGUYỄN

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu lại từ đầu hay chỉ là cảm giác tiếc nuối những điều ta lầm lỗi. Chỉ khi hiện tại không như ý muốn, ta mới tìm về cái tình cũ để lấp đầy nỗi cô đơn, trống trải chứ có ai bới tìm trong tàn dư của quá khứ lúc mình đang hạnh phúc bao giờ!

An Giang, một ngày trở gió

Cách đây hai mươi năm, lúc đó Như Phúc học năm nhất đại học, cô yêu Hải Đằng được hơn năm. Sau đó, anh ra trường đi tỉnh khác lập nghiệp, rồi lấy người con gái khác với lý do kinh tế tốt hơn. Phúc đã từng rất đau khổ nhưng rồi thời gian học hành làm cô không còn nghĩ nhiều và quan tâm đến anh nữa. Một năm sau khi ra trường, Phúc gặp và yêu người chồng hiện tại, vượt qua bao nhiêu khó khăn mới cưới được nhau, sống hạnh phúc đến tận bây giờ.

Cứ ngỡ lấy chồng là xong, sẽ chẳng còn vương lo những chuyện nhân tình thế thái. Đến một ngày trên mạng xã hội giới thiệu hai người gặp lại. Trước đây, Đằng nhiều lần tìm cách liên lạc lại với Phúc nhưng không được. Qua bạn bè, anh biết Phúc đã lấy chồng và đang sống ở Sài Gòn. Tối đó, anh xin gặp mặt nhưng Phúc không đồng ý. Một phần ký ức tự dưng ùa về, nói không, mà nghĩ thì ứa nước mắt. Anh cứ thế nhắn tin, hỏi thăm trong bao nỗi nhớ miệt mài.

Cho đến năm ngoái, Phúc có dịp về An Giang và trùng hợp gặp anh đi công tác ở đó. Ngó dáo dác, con sông hay bến đò ngày trước giờ cũng khác. Vội vàng, Đằng kéo Phúc lại hỏi thăm nhưng trong thâm tâm cô cứ ú ớ gọi chồng. Kể từ đó, hàng tháng anh vẫn ghé qua phố thăm Phúc, nói với nhau vài câu chuyện rồi anh lại về trong ngày. Anh ấy nói, sẵn sàng bỏ tất cả để về với Phúc. Nói vậy, nhưng Phúc thì chắc chắn không bao giờ đánh đổi gia đình. Có điều cô nhớ anh ấy, có những lúc nhớ đến phát khóc, nhớ hết những kỷ niệm cách đây 20 năm và cả những lần gặp gỡ. Nhưng lạ một điều là khi ở cạnh chồng thì Phúc không bao giờ nghĩ đến anh; chỉ khi một mình, người dưng mới hiện về ve vãn, nhiều bận làm cô thấy rung rung, nuối tiếc .

Khi không ở bên anh, em là ai?

Trong hôn nhân, dù đàn bà hay đàn ông, bạn đều có quyền nhớ, quyền thương và yêu nhiều hơn một người nhưng đó chỉ là cảm xúc. Đừng để những thứ huyễn hoặc ảnh hưởng đến hôn nhân và hạnh phúc gia đình bạn. Một tình yêu ngoài hôn nhân thường mang đến rất nhiều ảo tưởng, những mộng mị đủ làm ta quên mất chính mình. Thế nên, bạn phải thật tỉnh táo, vượt qua những rung động, luyến thương về mối tình đầu không trọn vẹn.

Tình yêu tuổi đôi mươi thường khiến con người ta lưu luyến, anh ra đi để Phúc lại một mình với muôn ngàn chơi vơi. Rồi cuộc sống đưa hai người cặp bến đỗ êm đềm với hai mái gia đình hạnh phúc.Ta có thể nhớ về quá khứ, về những vụng về, nông nổi nhưng xin đừng ruồng bỏ hiện tại vì nơi ấy còn có bình yên, còn một lối đi về, còn có gia đình mà bao năm ta tốn công xây đắp.

Phải chăng vì xa thương gần thường nên Phúc mới nghĩ nhiều đến như vậy. Cái gì thỉnh thoảng mới được thấy, mới gặp thì luôn đẹp và lấp lánh hơn cái ở gần kề mỗi ngày. Quá khứ cũng như ánh trăng trên cao luôn rạng ngời về đêm và dễ ru ngủ lòng người  hơn là cái thực tại phũ phàng, nhàm chán đến mất lòng.

Phúc vừa mới gặp lại anh, những hờn ghen của quá khứ đã được giải bày. Lời xin lỗi cũng được thốt ra như xoa dịu nỗi đau của ngày anh xa Phúc. Vậy nên, biết tình đầu thường dễ chia lìa nên bạn đã tha thứ và cho phép trái tim mình thổn thức lại.Tuy nhiên, có nhiều thứ Phúc sẽ phải đánh đổi để duy trì mối quan hệ dù chỉ là tình bạn. Bởi, dẫu là bạn bè thì tốt nhất là bạn bè chung của gia đình hoặc chỉ nên là chào hỏi xã giao để giữ những mối quan hệ tình cảm hai bên được tốt đẹp và cũng để bảo vệ Phúc sau này.

Bên nhân tình, nàng cũng là một nhân tình

Một nhà tâm lý chia sẻ, nếu ai cũng có thể mang vào hôn nhân của họ dù 1/10 sự táo bạo, bông đùa, hăng hái, nhiệt thành mà họ dành cho nhân tình thì hôn nhân của họ hẳn sẽ rất khác. Khi ở bên nhân tình, Phúc cũng là một nhân tình, vai trò của người nhân tình là làm thỏa mãn những khoái cảm, khát khao dành cho nhau; còn những vai trò khác như làm mẹ, làm vợ, làm người nội trợ thì chẳng cần quan tâm hay đúng hơn Phúc đã làm rất tốt ở nhà rồi.

Ngoại tình thường là một điểm đến cho những người phụ nữ đang loay hoay tìm cách kết nối lại chính mình. Như chính cách Phúc đang làm, không phải vì cô yêu Đằng hơn cả gia đình. Nhưng đôi khi trở nên khác biệt với một người khác thì dễ dàng hơn khi đối mặt với tình yêu và khoái cảm tình dục của chính người đầu ấp tay gối với mình. Thay vì khăng khăng bám lấy sự an toàn, hình ảnh một người đàn ông khác cho cô thấy sự đối nghịch, giữa tự do và thoải mái, của an toàn và rủi ro, của thân thuộc và cá tính. Một mảnh ghép mang tên dục vọng cuối cùng được lấp đầy chỉ để ta nhìn nhận lại bản thân, để ta hóa giải những ham muốn âm ỉ cháy, để ta được kết nối với những cảm xúc mãnh liệt, để mình biết mình là ai, để ta thấy mình được sống mà không chỉ là tồn tại, nửa vời.

Bất giác, Phúc thèm ghé qua chợ, mua gì đó về nhà vì cô biết ở đó có người thương cô đang đợi. Phúc biết mình muốn gì, cần gì. Lòng cô đã có sẵn lựa chọn. Có những điều chỉ cần cố gắng là nhất định được đền đáp, nhưng cũng có những thứ không phải cứ cố gắng đạt được là sẽ được. Với anh chàng không yêu mình lúc đầu, dù cố gắng thế nào anh ta cũng sẽ không yêu mình. Nên, đối với khoảng thời gian đẹp đẽ trôi qua, dù có hối tiếc cũng xin đừng quay lại…

MIA NGUYỄN

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...