THA THỨ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

THA THỨ BAO NHIÊU LÀ ĐỦ

Chúng ta luôn nói rằng yêu nhau đồng nghĩa với việc chấp nhận, bao dung và thứ tha cho nhau. Thế nhưng, một khi lòng vị tha trở nên mù quáng, thì tình yêu liệu có được vững bền? Rốt cuộc sự tha thứ trong tình yêu, bao nhiêu mới là đủ?

Trong một mối quan hệ yêu đương, hầu như cặp đôi nào cũng có đôi lần cãi vã. Có người vì quá mỏi mệt nên lựa chọn rời đi, một đoạn tình cứ thế được thay thế bởi sự im lặng trầm mặc. Cũng có kẻ vì còn yêu nên chấp nhận thứ tha, như một thỏa thuận ngầm giữa đôi bên, cả hai trở thành những người “mất trí nhớ có chọn lọc” khi xóa bỏ mọi lỗi lầm của đối phương để có thể yêu lại từ đầu.

Con người thường có xu hướng trân trọng và tìm cách níu giữ những thứ mà mình luôn khao khát. Nói cách khác, chúng ta lựa chọn tha thứ, chấp nhận làm lại là vì còn yêu thương, còn cần nhau. Khi ấy, nỗi đau dù có lớn đến đâu cũng được tình yêu lấp đầy. Yêu nhau là vậy, đâu phải chỉ vừa gặp chút khó khăn mà đã nản lòng và lựa chọn buông tay, khiến hạt giống tình cảm chưa kịp đơm hoa kết trái đã phải vội vã úa tàn. 

Vốn dĩ trên thế gian này, đâu ai nhất nhất đúng cả một đời. Cỗ máy được lập trình sẵn còn có đôi lần mắc lỗi, huống hồ là người trần mắt thịt như chúng ta. Nếu những lỗi lầm ấy không quá nghiêm trọng, hãy chọn tha thứ cho những điều đã qua và cùng nhau cố gắng vì hiện tại, để tình yêu càng thêm chín chắn và trưởng thành hơn. Tha thứ cũng là một cách để lòng mình thanh thản, và để trái tim thôi bị dày vò, dằn xé bởi sự đau đớn.

Thế nhưng, tha thứ bao nhiêu lần là đủ? Có thể tha thứ cho người đã phản bội lòng tin của mình hết lần này đến lần khác hay không? Có lẽ đây chính là câu hỏi lớn nhất trong lòng của những ai đã từng bị tổn thương nhưng con tim vẫn lì lợm vấn vương không dứt.

Trước đây, tôi từng nuôi một chú chó. Bản tính tăng động và nghịch ngợm khiến nó thường xuyên cắn đứt giày dép của tôi. Tuy nhiên, vì yêu thương nó nên tôi cứ mãi mủi lòng, không nỡ quát mắng, chỉ nhỏ nhẹ vài câu rồi thôi. Kết quả, càng ngày nó càng cắn phá nhiều đồ đạc trong nhà hơn. Dường như nó còn cho rằng tôi đã ngầm đồng ý với những hành động ấy bởi chẳng hề có một lời trách cứ nào cả.

Nói cách khác, khi được bao dung và thứ tha quá nhiều, một người có thể trở nên “lờn mặt”, nghĩa là không còn phân vân, do dự khi làm chuyện có lỗi với đối phương. Bởi họ biết rằng dù mình có cư xử tệ đến mấy thì chỉ cần xuống nước xin lỗi dăm ba câu, người kia lại cảm thấy yếu lòng và chấp nhận bỏ qua ngay ấy mà!

Có phải bạn luôn tự huyễn hoặc bản thân rằng chỉ cần vị tha, thậm chí yêu quý cả những khiếm khuyết của nửa kia thì họ sẽ cảm động trước tấm chân tình này và từ bỏ mọi thói hư tật xấu vì mình? Thực chất, khi bạn liên tục tha thứ, đối phương sẽ cho rằng tình yêu, lòng bao dung của bạn là một điều hiển nhiên và sẵn có mà không cần nỗ lực đạt được. Tệ hơn nữa, họ sẽ tự cho mình cái quyền chà đạp, làm tổn thương bạn mà không mảy may thương tiếc.

Bên cạnh câu xin lỗi, chúng ta còn cần sửa lỗi và tránh để không mắc phải sai lầm đó lần nữa. Lời xin lỗi không phải chỉ là một câu cửa miệng “gió thoảng mây bay”, hay là một cách hợp lý hóa cho những hành động làm tổn thương đối phương mà ta đã gây ra.

Lòng tin lẫn sự kiên nhẫn không phải là những thứ vô hạn. Sai lầm lần đầu có thể dạy cho đôi bên cách trưởng thành và trân trọng lẫn nhau. Nhưng sai lầm lặp lại nhiều lần nghĩa là người đó đã không còn coi trọng bạn nữa.

Tôi nhớ dạo gần đây, cư dân mạng phát sốt với câu nói đáng suy ngẫm của cô hoa hậu Hương Giang, rằng: “Phản bội lần đầu là lỗi của anh. Nhưng để anh phản bội lần này nữa thì là lỗi của tôi rồi”. Quả đúng như vậy, tha thứ lần một, lần hai có thể là do tình cảm và lòng bao dung, nhưng tha thứ quá nhiều lần, thậm chí quên đi bản thân mình thì chính là sự nhu nhược và ngu ngốc.

Tình yêu có lẽ là người thầy dạy chúng ta nhiều điều nhất trên đời. Những người yêu nhau buộc phải học cách hạnh phúc, trân trọng và thứ tha, nhưng đồng thời cũng cần học cách từ bỏ và quên lãng. Bởi có những lúc, chấm dứt mới là lựa chọn tốt nhất dành cho cả hai.

Hãy thử lắng lòng lại và tự hỏi chính mình, bạn có thật sự còn yêu thương người kia hay chỉ đơn thuần là tiếc nuối về những kỉ niệm lẫn phút giây hạnh phúc bên cạnh đối phương? Và liệu một người luôn đùa giỡn với tình yêu, lòng bao dung của bạn có xứng đáng để bạn quên đi bản thân mình như thế?

Có lẽ tình yêu khi ấy vẫn còn, nhưng niềm tin ắt hẳn đã sớm vỡ vụn. Chiếc gương một khi đã vỡ, dù bạn có cố hàn gắn đến mấy cũng không xóa mờ những vết nứt gượng gạo. Hà cớ gì phải đánh cược trái tim sau đầy rẫy tổn thương, hay cầu xin tình yêu và gò ép bản thân bên cạnh một người không còn coi trọng mình? 

Hãy tha thứ cho lỗi lầm, nhưng là để lòng mình được thanh thản và lãng quên mọi đớn đau, chứ không phải là vì mù quáng đuổi theo dáng hình của một kẻ phản bội. Đừng biến tình yêu thành lòng thương hại. Cũng đừng để lòng vị tha thiêng liêng mà mọi người hay nói trở thành một điều sẵn có ngu ngốc trong mắt kẻ khác.

CATHERINE

Chúng ta luôn nói rằng yêu nhau đồng nghĩa với việc chấp nhận, bao dung và thứ tha cho nhau. Thế nhưng, một khi lòng vị tha trở nên mù quáng, thì tình yêu liệu có được vững bền? Rốt cuộc sự tha thứ trong tình yêu, bao nhiêu mới là đủ?

Trong một mối quan hệ yêu đương, hầu như cặp đôi nào cũng có đôi lần cãi vã. Có người vì quá mỏi mệt nên lựa chọn rời đi, một đoạn tình cứ thế được thay thế bởi sự im lặng trầm mặc. Cũng có kẻ vì còn yêu nên chấp nhận thứ tha, như một thỏa thuận ngầm giữa đôi bên, cả hai trở thành những người “mất trí nhớ có chọn lọc” khi xóa bỏ mọi lỗi lầm của đối phương để có thể yêu lại từ đầu.

Con người thường có xu hướng trân trọng và tìm cách níu giữ những thứ mà mình luôn khao khát. Nói cách khác, chúng ta lựa chọn tha thứ, chấp nhận làm lại là vì còn yêu thương, còn cần nhau. Khi ấy, nỗi đau dù có lớn đến đâu cũng được tình yêu lấp đầy. Yêu nhau là vậy, đâu phải chỉ vừa gặp chút khó khăn mà đã nản lòng và lựa chọn buông tay, khiến hạt giống tình cảm chưa kịp đơm hoa kết trái đã phải vội vã úa tàn. 

Vốn dĩ trên thế gian này, đâu ai nhất nhất đúng cả một đời. Cỗ máy được lập trình sẵn còn có đôi lần mắc lỗi, huống hồ là người trần mắt thịt như chúng ta. Nếu những lỗi lầm ấy không quá nghiêm trọng, hãy chọn tha thứ cho những điều đã qua và cùng nhau cố gắng vì hiện tại, để tình yêu càng thêm chín chắn và trưởng thành hơn. Tha thứ cũng là một cách để lòng mình thanh thản, và để trái tim thôi bị dày vò, dằn xé bởi sự đau đớn.

Thế nhưng, tha thứ bao nhiêu lần là đủ? Có thể tha thứ cho người đã phản bội lòng tin của mình hết lần này đến lần khác hay không? Có lẽ đây chính là câu hỏi lớn nhất trong lòng của những ai đã từng bị tổn thương nhưng con tim vẫn lì lợm vấn vương không dứt.

Trước đây, tôi từng nuôi một chú chó. Bản tính tăng động và nghịch ngợm khiến nó thường xuyên cắn đứt giày dép của tôi. Tuy nhiên, vì yêu thương nó nên tôi cứ mãi mủi lòng, không nỡ quát mắng, chỉ nhỏ nhẹ vài câu rồi thôi. Kết quả, càng ngày nó càng cắn phá nhiều đồ đạc trong nhà hơn. Dường như nó còn cho rằng tôi đã ngầm đồng ý với những hành động ấy bởi chẳng hề có một lời trách cứ nào cả.

Nói cách khác, khi được bao dung và thứ tha quá nhiều, một người có thể trở nên “lờn mặt”, nghĩa là không còn phân vân, do dự khi làm chuyện có lỗi với đối phương. Bởi họ biết rằng dù mình có cư xử tệ đến mấy thì chỉ cần xuống nước xin lỗi dăm ba câu, người kia lại cảm thấy yếu lòng và chấp nhận bỏ qua ngay ấy mà!

Có phải bạn luôn tự huyễn hoặc bản thân rằng chỉ cần vị tha, thậm chí yêu quý cả những khiếm khuyết của nửa kia thì họ sẽ cảm động trước tấm chân tình này và từ bỏ mọi thói hư tật xấu vì mình? Thực chất, khi bạn liên tục tha thứ, đối phương sẽ cho rằng tình yêu, lòng bao dung của bạn là một điều hiển nhiên và sẵn có mà không cần nỗ lực đạt được. Tệ hơn nữa, họ sẽ tự cho mình cái quyền chà đạp, làm tổn thương bạn mà không mảy may thương tiếc.

Bên cạnh câu xin lỗi, chúng ta còn cần sửa lỗi và tránh để không mắc phải sai lầm đó lần nữa. Lời xin lỗi không phải chỉ là một câu cửa miệng “gió thoảng mây bay”, hay là một cách hợp lý hóa cho những hành động làm tổn thương đối phương mà ta đã gây ra.

Lòng tin lẫn sự kiên nhẫn không phải là những thứ vô hạn. Sai lầm lần đầu có thể dạy cho đôi bên cách trưởng thành và trân trọng lẫn nhau. Nhưng sai lầm lặp lại nhiều lần nghĩa là người đó đã không còn coi trọng bạn nữa.

Tôi nhớ dạo gần đây, cư dân mạng phát sốt với câu nói đáng suy ngẫm của cô hoa hậu Hương Giang, rằng: “Phản bội lần đầu là lỗi của anh. Nhưng để anh phản bội lần này nữa thì là lỗi của tôi rồi”. Quả đúng như vậy, tha thứ lần một, lần hai có thể là do tình cảm và lòng bao dung, nhưng tha thứ quá nhiều lần, thậm chí quên đi bản thân mình thì chính là sự nhu nhược và ngu ngốc.

Tình yêu có lẽ là người thầy dạy chúng ta nhiều điều nhất trên đời. Những người yêu nhau buộc phải học cách hạnh phúc, trân trọng và thứ tha, nhưng đồng thời cũng cần học cách từ bỏ và quên lãng. Bởi có những lúc, chấm dứt mới là lựa chọn tốt nhất dành cho cả hai.

Hãy thử lắng lòng lại và tự hỏi chính mình, bạn có thật sự còn yêu thương người kia hay chỉ đơn thuần là tiếc nuối về những kỉ niệm lẫn phút giây hạnh phúc bên cạnh đối phương? Và liệu một người luôn đùa giỡn với tình yêu, lòng bao dung của bạn có xứng đáng để bạn quên đi bản thân mình như thế?

Có lẽ tình yêu khi ấy vẫn còn, nhưng niềm tin ắt hẳn đã sớm vỡ vụn. Chiếc gương một khi đã vỡ, dù bạn có cố hàn gắn đến mấy cũng không xóa mờ những vết nứt gượng gạo. Hà cớ gì phải đánh cược trái tim sau đầy rẫy tổn thương, hay cầu xin tình yêu và gò ép bản thân bên cạnh một người không còn coi trọng mình? 

Hãy tha thứ cho lỗi lầm, nhưng là để lòng mình được thanh thản và lãng quên mọi đớn đau, chứ không phải là vì mù quáng đuổi theo dáng hình của một kẻ phản bội. Đừng biến tình yêu thành lòng thương hại. Cũng đừng để lòng vị tha thiêng liêng mà mọi người hay nói trở thành một điều sẵn có ngu ngốc trong mắt kẻ khác.

CATHERINE

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...