HÔM NAY TÔI CÔ ĐƠN

HÔM NAY TÔI CÔ ĐƠN

Thuở còn bé, lúc nào tôi cũng ao ước mình có thể lớn thật mau. Vì tôi tin rằng khi làm người lớn sẽ không bị gò bó trong những quy tắc nhàm chán thuộc về trẻ con, có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. 

Tôi vẽ ra viễn cảnh mình có thể chạy nhảy cùng đám con nít trong xóm cho đến khi trời tối mịt, có thể thoải mái xem Tivi mà không cần đi ngủ sau mười giờ tối, hoặc có thể mua hết những viên kẹo bọc giấy màu ở quầy tạp hóa của bà hàng xóm mà chẳng sợ ai rầy la, vì tôi đã là người lớn rồi mà.     

Cứ thế, những đứa trẻ như tôi khao khát về thứ quyền năng được gọi tên “người lớn”. Tôi vùng vẫy, tìm cách để được lớn lên. Có hôm tôi cố gắng ăn nhiều hơn hai bát cơm. Có ngày tôi loay hoay trước gương xem mình có cao hơn chút nào hay đã mặc vừa chiếc áo của mẹ. Khi đó, việc được lớn lên thật hấp dẫn và mời gọi, tựa như một “vùng đất hứa” mà đứa trẻ con nào cũng mơ mộng nghĩ về.

Sau này, khi tôi đã đặt chân vào “vùng đất hứa” ấy rồi, tôi lại phát hiện ra mảnh đất này không thật sự lộng lẫy, thơ mộng như tôi hằng tưởng tượng. Lệ phí của nơi đây đắt đỏ biết bao, đòi hỏi tôi phải đánh đổi bằng mọi sự đơn thuần, ngây ngô và hồn nhiên của một thời non trẻ. Hóa ra chặng đường trưởng thành lại chính là hành trình để đi đến cô đơn. 

Lớn lên đồng nghĩa với việc con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của tuổi trưởng thành. Đôi vai cũng vì thế mà phải gồng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Cuộc sống hiện đại bức ép chúng ta trong vô vàn áp lực như trường lớp, công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nghĩa vụ chăm sóc cho chính mình và những người thân yêu, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần,… Chúng ta không còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ chỉ cần dựa dẫm vào người lớn, mà trở thành những kẻ to xác bị cuộc sống xoay vần trong những chuỗi ngày tuyệt vọng, bế tắc và cô đơn.

Có những lúc tôi hòa mình vào đám đông nhộn nhịp nhưng bên trong vẫn tồn tại một bản thể trơ trọi đang dần chết lặng. Có những hôm tôi ngồi giữa quán xá đông người, nói cười vui vẻ nhưng vẫn không biết giải bày những tâm sự chất chứa trong lòng cùng với ai. Có những ngày tôi đứng giữa phố đông nhìn dòng người lướt qua nhau tấp nập, chẳng tồn tại một giao điểm, cũng chẳng kịp trao nhau một ánh mắt, một nụ cười hay một câu chào vội vã. 

Cả ngày tôi cứ phải gồng mình với những trách nhiệm, gánh nặng riêng. Để đến khi đêm về, tôi lại bó mình vào căn phòng với bốn bức tường đơn điệu, nằm nghe sự trống trải chảy dài trong từng mạch máu. Chiếc điện thoại cứ thế im lìm, chẳng một tin nhắn hay cuộc gọi đến suốt một ngày dài. Tôi tự hỏi có ai đang nhớ đến mình và thật sự cần mình hay không. Tôi đắm chìm trong những suy nghĩ hỗn độn. Tôi bất an trong chính vỏ bọc của bản thân. Tôi hoang mang trước những ngã rẽ của cuộc đời.

Có lẽ khi lớn lên, ai trong chúng ta cũng sẽ dần đánh mất nụ cười đơn thuần trước đây. Chẳng rõ từ bao giờ mà mình đã không còn là một cô bé có thể bật cười khanh khách với một que kẹo hay một món đồ chơi dù nước mắt còn chưa kịp khô trên má. Có đôi lúc, tôi ước thầm giá mà mình được nhỏ bé mãi, được trở về nhà căn nhà nhỏ quen thuộc, được lao vòng tay của gia đình rồi bật khóc thút thít như những ngày còn trẻ dại.

Nhưng rồi những cảm xúc tuyệt vọng cũng dần qua đi. Tôi hiểu rằng nhờ có những ngày cô đơn, buồn bã nên chúng ta mới biết trân trọng những ngày vui vẻ và hạnh phúc. Khúc ca nào cũng cần những nốt nhạc trầm lắng sau giai điệu cao vút ngân vang. Rồi mùa đông lạnh giá sẽ qua đi, trả lại cho đất trời mùa xuân ấm áp với muôn hoa nở rộ. Vì vậy, đừng vội buông xuôi, thả trôi cảm xúc trước những ngày cõi lòng đột nhiên nặng trĩu.

Biết cô đơn là vì chúng ta đã chạm gần hơn với sự trưởng thành. Biết cô đơn là vì chúng ta biết quan tâm, lo lắng cho chính mình và những người khác. Biết cô đơn là vì chúng ta còn khao khát được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương. 

Giống như những lỗ hổng đã trở thành một phần của ngó sen. Khi chúng ta ăn nó cũng vô tình ăn luôn những lỗ hổng. Những khoảng trống cảm xúc vẫn sẽ luôn tồn tại, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống này. Quan trọng là cách đối mặt của mỗi người như thế nào. Thay vì trốn chạy hay phủi bỏ, hãy mạnh mẽ đối mặt, chấp nhận và tìm cách tháo gỡ.

Có phải hôm nay bạn đang cô đơn lắm không? Có lẽ tôi phần nào hiểu được cảm xúc chán chường, tuyệt vọng của bạn lúc này, vì tôi cũng từng trải qua những ngày dài buồn bã như thế. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, không sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

CATHERINE

Thuở còn bé, lúc nào tôi cũng ao ước mình có thể lớn thật mau. Vì tôi tin rằng khi làm người lớn sẽ không bị gò bó trong những quy tắc nhàm chán thuộc về trẻ con, có thể tự do làm bất cứ điều gì mình muốn. 

Tôi vẽ ra viễn cảnh mình có thể chạy nhảy cùng đám con nít trong xóm cho đến khi trời tối mịt, có thể thoải mái xem Tivi mà không cần đi ngủ sau mười giờ tối, hoặc có thể mua hết những viên kẹo bọc giấy màu ở quầy tạp hóa của bà hàng xóm mà chẳng sợ ai rầy la, vì tôi đã là người lớn rồi mà.     

Cứ thế, những đứa trẻ như tôi khao khát về thứ quyền năng được gọi tên “người lớn”. Tôi vùng vẫy, tìm cách để được lớn lên. Có hôm tôi cố gắng ăn nhiều hơn hai bát cơm. Có ngày tôi loay hoay trước gương xem mình có cao hơn chút nào hay đã mặc vừa chiếc áo của mẹ. Khi đó, việc được lớn lên thật hấp dẫn và mời gọi, tựa như một “vùng đất hứa” mà đứa trẻ con nào cũng mơ mộng nghĩ về.

Sau này, khi tôi đã đặt chân vào “vùng đất hứa” ấy rồi, tôi lại phát hiện ra mảnh đất này không thật sự lộng lẫy, thơ mộng như tôi hằng tưởng tượng. Lệ phí của nơi đây đắt đỏ biết bao, đòi hỏi tôi phải đánh đổi bằng mọi sự đơn thuần, ngây ngô và hồn nhiên của một thời non trẻ. Hóa ra chặng đường trưởng thành lại chính là hành trình để đi đến cô đơn. 

Lớn lên đồng nghĩa với việc con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của tuổi trưởng thành. Đôi vai cũng vì thế mà phải gồng gánh nhiều trách nhiệm hơn. Cuộc sống hiện đại bức ép chúng ta trong vô vàn áp lực như trường lớp, công việc, gánh nặng cơm áo gạo tiền, nghĩa vụ chăm sóc cho chính mình và những người thân yêu, sức khỏe thể chất lẫn tinh thần,… Chúng ta không còn là những đứa trẻ vô lo vô nghĩ chỉ cần dựa dẫm vào người lớn, mà trở thành những kẻ to xác bị cuộc sống xoay vần trong những chuỗi ngày tuyệt vọng, bế tắc và cô đơn.

Có những lúc tôi hòa mình vào đám đông nhộn nhịp nhưng bên trong vẫn tồn tại một bản thể trơ trọi đang dần chết lặng. Có những hôm tôi ngồi giữa quán xá đông người, nói cười vui vẻ nhưng vẫn không biết giải bày những tâm sự chất chứa trong lòng cùng với ai. Có những ngày tôi đứng giữa phố đông nhìn dòng người lướt qua nhau tấp nập, chẳng tồn tại một giao điểm, cũng chẳng kịp trao nhau một ánh mắt, một nụ cười hay một câu chào vội vã. 

Cả ngày tôi cứ phải gồng mình với những trách nhiệm, gánh nặng riêng. Để đến khi đêm về, tôi lại bó mình vào căn phòng với bốn bức tường đơn điệu, nằm nghe sự trống trải chảy dài trong từng mạch máu. Chiếc điện thoại cứ thế im lìm, chẳng một tin nhắn hay cuộc gọi đến suốt một ngày dài. Tôi tự hỏi có ai đang nhớ đến mình và thật sự cần mình hay không. Tôi đắm chìm trong những suy nghĩ hỗn độn. Tôi bất an trong chính vỏ bọc của bản thân. Tôi hoang mang trước những ngã rẽ của cuộc đời.

Có lẽ khi lớn lên, ai trong chúng ta cũng sẽ dần đánh mất nụ cười đơn thuần trước đây. Chẳng rõ từ bao giờ mà mình đã không còn là một cô bé có thể bật cười khanh khách với một que kẹo hay một món đồ chơi dù nước mắt còn chưa kịp khô trên má. Có đôi lúc, tôi ước thầm giá mà mình được nhỏ bé mãi, được trở về nhà căn nhà nhỏ quen thuộc, được lao vòng tay của gia đình rồi bật khóc thút thít như những ngày còn trẻ dại.

Nhưng rồi những cảm xúc tuyệt vọng cũng dần qua đi. Tôi hiểu rằng nhờ có những ngày cô đơn, buồn bã nên chúng ta mới biết trân trọng những ngày vui vẻ và hạnh phúc. Khúc ca nào cũng cần những nốt nhạc trầm lắng sau giai điệu cao vút ngân vang. Rồi mùa đông lạnh giá sẽ qua đi, trả lại cho đất trời mùa xuân ấm áp với muôn hoa nở rộ. Vì vậy, đừng vội buông xuôi, thả trôi cảm xúc trước những ngày cõi lòng đột nhiên nặng trĩu.

Biết cô đơn là vì chúng ta đã chạm gần hơn với sự trưởng thành. Biết cô đơn là vì chúng ta biết quan tâm, lo lắng cho chính mình và những người khác. Biết cô đơn là vì chúng ta còn khao khát được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương. 

Giống như những lỗ hổng đã trở thành một phần của ngó sen. Khi chúng ta ăn nó cũng vô tình ăn luôn những lỗ hổng. Những khoảng trống cảm xúc vẫn sẽ luôn tồn tại, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống này. Quan trọng là cách đối mặt của mỗi người như thế nào. Thay vì trốn chạy hay phủi bỏ, hãy mạnh mẽ đối mặt, chấp nhận và tìm cách tháo gỡ.

Có phải hôm nay bạn đang cô đơn lắm không? Có lẽ tôi phần nào hiểu được cảm xúc chán chường, tuyệt vọng của bạn lúc này, vì tôi cũng từng trải qua những ngày dài buồn bã như thế. Nhưng bạn đừng quá lo lắng, không sao đâu, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi!

CATHERINE

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...