SỰ TƯƠNG XỨNG TRONG TÌNH YÊU

SỰ TƯƠNG XỨNG TRONG TÌNH YÊU

 

Mỗi giây phút trôi qua, lại có nhiều chàng trai cô gái bị tiếng sét ái tình đánh trúng. Thường ai trong chúng ta cũng dễ bị hấp dẫn bởi sự tương xứng của đối phương về sở thích, địa vị, ngoại hình, quan điểm sống. Thế nhưng có mấy người tìm được tình yêu thật sự và cũng không ngoại trừ sẽ có nhiều người trong chúng ta rơi vào một mối quan hệ chớp nhoáng vì những ảo tưởng do sự tương xứng mang lại.

Không phải tình yêu nào cũng kết thúc trong đau khổ hay không phải mối quan hệ nào cũng là kết quả của tình yêu. Chắc hẳn câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta phân biệt được đâu là ranh giới mong manh giữa tình yêu đích thực và một mối quan hệ đơn thuần mà ta nhập nhằng lầm tưởng đó là tình yêu để rồi tiến đến hôn nhân và mang khổ đau vương mãi đến suốt đời. Chỉ có tình yêu chân thành, sâu sắc sẽ tồn tại mãi mãi, không bao giờ mất đi và chẳng ai có thể chia cách được.

Đừng lầm tưởng yêu với thích, cũng giống như một mối quan hệ không đồng nghĩa với tình yêu. Bạn có thể có mối quan hệ thân thiết với một người nhưng như thế chưa đủ để gọi tên tình yêu. Tôi ngạc nhiên khi có nhiều bạn trẻ tìm đến tôi và đặt những câu hỏi như là “Em yêu anh ấy nhưng anh làm lương thấp hơn em vậy em có nên lấy anh không?” hoặc “ Hai đứa em yêu nhau nhưng chúng em rất hay cãi nhau do bất đồng quan điểm vậy lấy nhau về có hạnh phúc hay không”.

Cũng có nhiều bạn đã lấy nhau rất lâu nhưng mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày, chuyện tiền nong, con cái làm cho hai người có khoảng cách, ai cũng cho rằng mình là đúng nên thành ra tình kia chỉ còn là tình hờ, rồi đổ vỡ không lâu sau đó.

Đôi khi chúng ta chỉ dừng lại là những người quen biết  kết nghĩa trăm năm, mà nhầm tưởng rằng đó là tình yêu thật sự. Có thể cũng do ta đã ở bên nhau quá lâu mà sợ buông bỏ  và làm lại từ đầu nên ai cũng cắn đắng nhau để qua hết tháng ngày bên nhau.

Việc lựa chọn một người bạn đời là một quyết định vô cùng trọng đại nhưng không nhất thiết là phải chọn được một người hoàn hảo mới là hạnh phúc. Chọn lựa mà không có trách nhiệm và thiếu kiến thức nhất định về tình yêu, cuộc sống lứa đôi thì từ một mối quan hệ đó lâu ngày có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, tâm lý, công việc và cả niềm tin của bạn.

Do vậy hãy cảm nhận rõ cảm xúc bên trong bạn, và bình tĩnh tìm ra câu trả lời cho chính mình nếu bạn còn băn khoăn, lo lắng về mối quan hệ bạn đang có. Tình yêu đích thực có một sức tồn tại lâu dài, là sự kết hợp giữa hai tâm hồn và sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi mối quan hệ đã kết thúc.

Chúng ta sẽ không kết nối hay chấp nhận sống chung với một ai đó dựa trên tính cách, vẻ bề ngoài, vật chất, tiền bạc, địa vị, sở thích, quan điểm, nghề nghiệp, quá khứ của người đó. Tình yêu chỉ trở nên mù quáng, phức tạp và đầy bất trắc khi chúng ta chọn lựa dựa trên sự tương xứng với những đặc tính kể trên. Bản chất của mỗi người sẽ rất khó thay đổi, chỉ có những đặc tính, tính cách cá nhân là những thứ sẽ chịu tác động nhất thời bởi không gian và thời gian.

Bạn hãy thử nghĩ xem chúng ta thay đổi như thế nào mỗi ngày, từ trong cơ thể cho đến nhận thức cho đến vẻ bên ngoài, suy nghĩ và cả những mong muốn, nhu cầu, ước mơ trong cuộc sống. Nếu chúng ta chỉ giữ nguyên một suy nghĩ rằng muốn người bạn đời của chúng ta lúc nào cũng nghĩ và hành động giống như cách chúng ta muốn thì rất khó để đạt được. Sự tương xứng trong tình yêu chỉ là bề mặt của một mối quan hệ, là sự hấp dẫn ngắn hạn và sẽ khó có thể vượt qua được bão giông nếu không có sự kết nối từ bên trong tâm hồn giữa hai người.

Khi bạn yêu ai đó thật sự, có một sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau, yêu vì bản chất bên trong của anh ấy/ cô ấy thì bạn sẽ dễ tìm được tiếng nói chung hơn trong hôn nhân của mình. Rõ ràng là cá tính, quan điểm giống nhau không quan trọng bằng chính thái độ và tư tưởng giống nhau. Những sở thích không giống nhau, chúng ta đều có cách để thỏa thuận và những mâu thuẫn tưởng chừng như không có tiếng nói chung lại được giải quyết dựa trên sự tôn trọng và thái độ tích cực của cả hai đối với tình yêu chung của mình.

Thông thường tính cách, hoàn cảnh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của hai bạn. Khi cưới nhau bạn mong muốn người yêu của mình sẽ đảm đang việc nhà, là một người nội trợ tốt, nhưng kết hôn vài năm thì vợ bạn thay đổi suy nghĩ muốn đi làm và phát triển công việc đam mê của mình hơn là phụ thuộc vào chồng.

Vậy là mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, bạn không đồng ý và gây áp lực để vợ từ bỏ công việc. Cả hai chỉ cố gắng tập trung vào hiện tượng của vấn đề mà quên rằng điều này chẳng có ý nghĩa gì cho tình yêu của hai bạn. Đừng cố gắng tạo ra sự tương xứng khi mà cuộc sống luôn thay đổi.

Ông bà ta có câu “nồi nào úp vung nấy” nhưng người khác thì cho rằng sự đối lập mới hấp dẫn lẫn nhau. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì chẳng có gì là tuyệt đối, nếu chúng ta cố tình lý tưởng hóa đối phương, không nhìn thấy những mặt tiêu cực thì rất dễ vỡ mộng và ghét người chúng ta đã từng yêu thương là điều chắc chắn.

Có người cho rằng để tình yêu tồn tại, hãy biến tình yêu thành tình bạn thì khi đó chúng ta sẽ dễ rộng lượng, vị tha, và giữ cách đối xử “tương kính như tân” với nhau hơn. Thế nhưng, với tôi thì chỉ dừng lại là tình bạn bè thôi thì chưa đủ vì trên tình bạn sâu sắc là tình tri kỷ giữa hai người, khi đó ta mới thấy thỏa mãn vì có người hiểu mình trên cõi đời này.

Để làm được điều đó và để có được tình yêu chân thành thì cả hai phải biết nuôi dưỡng cảm xúc của mình mỗi ngày, phải tập lắng nghe mà không phán xét, tôn trọng, nhương bộ và tin tưởng lẫn nhau.  Bản chất của một con người là điều không phải ai cũng có thể nhận ra sau vài lần gặp gỡ đầu tiên. Phải cần thời gian, sự va chạm và những trải nghiệm cuộc sống cùng nhau chúng ta mới có thể nhận biết được.

Một bản nhạc hay sẽ không được quyết định bởi máy móc hay người chơi nhạc mà tự nó đã có sức truyền cảm và gắn kết với người nghe từ trước đó. Vậy nên dù ở hoàn cảnh nào hãy nhìn vào bản chất của người chúng ta yêu quý, và một khi tìm ra được tình yêu chân thành thì dù cuộc sống có đổi thay, hai người vẫn luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau hoàn thiện cuộc sống của mình.

Trong bão giông, chúng ta cũng tìm thấy được bình yên vì hơn ai hết, từ tận đáy tâm hồn chúng ta biết mình có nhau, điều mà một mối quan hệ đơn thuần không dễ gì có được.

MIA

 

Mỗi giây phút trôi qua, lại có nhiều chàng trai cô gái bị tiếng sét ái tình đánh trúng. Thường ai trong chúng ta cũng dễ bị hấp dẫn bởi sự tương xứng của đối phương về sở thích, địa vị, ngoại hình, quan điểm sống. Thế nhưng có mấy người tìm được tình yêu thật sự và cũng không ngoại trừ sẽ có nhiều người trong chúng ta rơi vào một mối quan hệ chớp nhoáng vì những ảo tưởng do sự tương xứng mang lại.

Không phải tình yêu nào cũng kết thúc trong đau khổ hay không phải mối quan hệ nào cũng là kết quả của tình yêu. Chắc hẳn câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta phân biệt được đâu là ranh giới mong manh giữa tình yêu đích thực và một mối quan hệ đơn thuần mà ta nhập nhằng lầm tưởng đó là tình yêu để rồi tiến đến hôn nhân và mang khổ đau vương mãi đến suốt đời. Chỉ có tình yêu chân thành, sâu sắc sẽ tồn tại mãi mãi, không bao giờ mất đi và chẳng ai có thể chia cách được.

Đừng lầm tưởng yêu với thích, cũng giống như một mối quan hệ không đồng nghĩa với tình yêu. Bạn có thể có mối quan hệ thân thiết với một người nhưng như thế chưa đủ để gọi tên tình yêu. Tôi ngạc nhiên khi có nhiều bạn trẻ tìm đến tôi và đặt những câu hỏi như là “Em yêu anh ấy nhưng anh làm lương thấp hơn em vậy em có nên lấy anh không?” hoặc “ Hai đứa em yêu nhau nhưng chúng em rất hay cãi nhau do bất đồng quan điểm vậy lấy nhau về có hạnh phúc hay không”.

Cũng có nhiều bạn đã lấy nhau rất lâu nhưng mâu thuẫn trong cuộc sống hằng ngày, chuyện tiền nong, con cái làm cho hai người có khoảng cách, ai cũng cho rằng mình là đúng nên thành ra tình kia chỉ còn là tình hờ, rồi đổ vỡ không lâu sau đó.

Đôi khi chúng ta chỉ dừng lại là những người quen biết  kết nghĩa trăm năm, mà nhầm tưởng rằng đó là tình yêu thật sự. Có thể cũng do ta đã ở bên nhau quá lâu mà sợ buông bỏ  và làm lại từ đầu nên ai cũng cắn đắng nhau để qua hết tháng ngày bên nhau.

Việc lựa chọn một người bạn đời là một quyết định vô cùng trọng đại nhưng không nhất thiết là phải chọn được một người hoàn hảo mới là hạnh phúc. Chọn lựa mà không có trách nhiệm và thiếu kiến thức nhất định về tình yêu, cuộc sống lứa đôi thì từ một mối quan hệ đó lâu ngày có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe, tâm lý, công việc và cả niềm tin của bạn.

Do vậy hãy cảm nhận rõ cảm xúc bên trong bạn, và bình tĩnh tìm ra câu trả lời cho chính mình nếu bạn còn băn khoăn, lo lắng về mối quan hệ bạn đang có. Tình yêu đích thực có một sức tồn tại lâu dài, là sự kết hợp giữa hai tâm hồn và sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi mối quan hệ đã kết thúc.

Chúng ta sẽ không kết nối hay chấp nhận sống chung với một ai đó dựa trên tính cách, vẻ bề ngoài, vật chất, tiền bạc, địa vị, sở thích, quan điểm, nghề nghiệp, quá khứ của người đó. Tình yêu chỉ trở nên mù quáng, phức tạp và đầy bất trắc khi chúng ta chọn lựa dựa trên sự tương xứng với những đặc tính kể trên. Bản chất của mỗi người sẽ rất khó thay đổi, chỉ có những đặc tính, tính cách cá nhân là những thứ sẽ chịu tác động nhất thời bởi không gian và thời gian.

Bạn hãy thử nghĩ xem chúng ta thay đổi như thế nào mỗi ngày, từ trong cơ thể cho đến nhận thức cho đến vẻ bên ngoài, suy nghĩ và cả những mong muốn, nhu cầu, ước mơ trong cuộc sống. Nếu chúng ta chỉ giữ nguyên một suy nghĩ rằng muốn người bạn đời của chúng ta lúc nào cũng nghĩ và hành động giống như cách chúng ta muốn thì rất khó để đạt được. Sự tương xứng trong tình yêu chỉ là bề mặt của một mối quan hệ, là sự hấp dẫn ngắn hạn và sẽ khó có thể vượt qua được bão giông nếu không có sự kết nối từ bên trong tâm hồn giữa hai người.

Khi bạn yêu ai đó thật sự, có một sự đồng cảm và thấu hiểu lẫn nhau, yêu vì bản chất bên trong của anh ấy/ cô ấy thì bạn sẽ dễ tìm được tiếng nói chung hơn trong hôn nhân của mình. Rõ ràng là cá tính, quan điểm giống nhau không quan trọng bằng chính thái độ và tư tưởng giống nhau. Những sở thích không giống nhau, chúng ta đều có cách để thỏa thuận và những mâu thuẫn tưởng chừng như không có tiếng nói chung lại được giải quyết dựa trên sự tôn trọng và thái độ tích cực của cả hai đối với tình yêu chung của mình.

Thông thường tính cách, hoàn cảnh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc hôn nhân của hai bạn. Khi cưới nhau bạn mong muốn người yêu của mình sẽ đảm đang việc nhà, là một người nội trợ tốt, nhưng kết hôn vài năm thì vợ bạn thay đổi suy nghĩ muốn đi làm và phát triển công việc đam mê của mình hơn là phụ thuộc vào chồng.

Vậy là mâu thuẫn bắt đầu xảy ra, bạn không đồng ý và gây áp lực để vợ từ bỏ công việc. Cả hai chỉ cố gắng tập trung vào hiện tượng của vấn đề mà quên rằng điều này chẳng có ý nghĩa gì cho tình yêu của hai bạn. Đừng cố gắng tạo ra sự tương xứng khi mà cuộc sống luôn thay đổi.

Ông bà ta có câu “nồi nào úp vung nấy” nhưng người khác thì cho rằng sự đối lập mới hấp dẫn lẫn nhau. Theo quan điểm cá nhân của tôi thì chẳng có gì là tuyệt đối, nếu chúng ta cố tình lý tưởng hóa đối phương, không nhìn thấy những mặt tiêu cực thì rất dễ vỡ mộng và ghét người chúng ta đã từng yêu thương là điều chắc chắn.

Có người cho rằng để tình yêu tồn tại, hãy biến tình yêu thành tình bạn thì khi đó chúng ta sẽ dễ rộng lượng, vị tha, và giữ cách đối xử “tương kính như tân” với nhau hơn. Thế nhưng, với tôi thì chỉ dừng lại là tình bạn bè thôi thì chưa đủ vì trên tình bạn sâu sắc là tình tri kỷ giữa hai người, khi đó ta mới thấy thỏa mãn vì có người hiểu mình trên cõi đời này.

Để làm được điều đó và để có được tình yêu chân thành thì cả hai phải biết nuôi dưỡng cảm xúc của mình mỗi ngày, phải tập lắng nghe mà không phán xét, tôn trọng, nhương bộ và tin tưởng lẫn nhau.  Bản chất của một con người là điều không phải ai cũng có thể nhận ra sau vài lần gặp gỡ đầu tiên. Phải cần thời gian, sự va chạm và những trải nghiệm cuộc sống cùng nhau chúng ta mới có thể nhận biết được.

Một bản nhạc hay sẽ không được quyết định bởi máy móc hay người chơi nhạc mà tự nó đã có sức truyền cảm và gắn kết với người nghe từ trước đó. Vậy nên dù ở hoàn cảnh nào hãy nhìn vào bản chất của người chúng ta yêu quý, và một khi tìm ra được tình yêu chân thành thì dù cuộc sống có đổi thay, hai người vẫn luôn ở bên nhau, giúp đỡ nhau hoàn thiện cuộc sống của mình.

Trong bão giông, chúng ta cũng tìm thấy được bình yên vì hơn ai hết, từ tận đáy tâm hồn chúng ta biết mình có nhau, điều mà một mối quan hệ đơn thuần không dễ gì có được.

MIA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...