BỎ NGỎ YÊU ĐƯƠNG

BỎ NGỎ YÊU ĐƯƠNG

Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng than thở về nỗi sợ yêu của mình cũng như sau “Yêu là chết ở trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu, Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết…”. 

Đây cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người trong xã hội hiện đại, họ sợ trở thành nạn nhân của sự từ chối hoặc phản bội, để rồi chẳng ai dám đối mặt với người họ yêu vì viễn cảnh chẳng lấy gì tươi đẹp đã hằn sâu trong suy nghĩ của mỗi người. 

Họ ngóng trông, đợi chờ rồi lo sợ trong vật vã, chính cái suy nghĩ “sợ hãi” đó đã trói buộc khả năng được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Họ sợ đến nỗi chẳng thèm đáp lại, để mặt cho thương yêu nhạt nhòa cũng vì muốn được bình yên, nhưng cuộc sống sẽ chẳng giống như họ nghĩ. Càng cấm, càng sợ yêu thì họ lại càng đau khổ, dày vò và quằn quại trong mớ bòng bong bất hạnh do mình tạo ra.

Không có không mất

Mái tóc dài buông hờ, dáng dong dỏng cao, làn da nâu khỏe mạnh kèm theo là nụ cười tỏa nắng, Minh Hiền gây ấn tượng mạnh đối với bất kỳ ai lần đầu gặp cô. Vẻ đẹp cá tính và hiện đại giúp Hiền được mọi người chú ý đặc biệt là những người đàn ông yêu thích cái đẹp. 

Vậy mà Hiền không vội vàng, cô bỏ ngỏ bao lời đón đưa. Cô thích làm bạn hơn là trở thành một người yêu được sở hữu. Tuổi 30 ngang qua lặng lẽ tựa như những khoảng lặng trong tâm người đàn bà đã từng vụn vỡ vì yêu. 

Đạt yêu Hiền thật nhiều những ngày tuổi trẻ. Tuổi 20 bỗng cháy với những lo toan bước vào đời chẳng làm anh hỏng chí. Chàng trai hơn cô 4 tuổi lúc đó dường như đã có tất cả từ công việc, vị trí xã hội và một gia đình thế lực ở đất Sài Thành.  Đạt yêu Hiền ngay từ cái nhìn đầu tiên, cô cướp hồn anh bằng ánh mắt, bằng nỗi vô tư của thời thiếu nữ. Hiền yêu thật nhiều và nông nỗi cũng thật nhiều. Nhưng đến khi gặp Đạt cô mới thấy mình thật sự được yêu, được che chở và bảo vệ. Vậy mà khi anh cầu hôn, Hiền lại từ chối vì lý do cô chưa sẵn sàng. 

Cứ thế anh đợi người con gái anh yêu trưởng thành hơn sau những ngày tháng rong chơi. Hiền vẫn đi về với anh như những đôi tình nhân rất đỗi dịu dàng, chỉ có điều Hiền không muốn mình bị ràng buộc quá sớm. Nỗi ám ảnh về cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ khiến cô dè chừng, Hiền sợ trái tim mình sẽ tổn thương dẫu rằng Đạt chưa bao giờ làm cô thất vọng.

Rồi anh lại cầu hôn khi Hiền bước sang tuổi 28, một lần rồi lại một lần cô từ chối người đàn ông của đời mình. Nước mắt Đạt cứ chực tuôn trào trong nỗi bất lực trước người anh yêu. Mọi cố gắng suốt  8 năm ròng rã chỉ đổi lại bằng câu nói “Em cần thêm thời gian anh ạ!”. Nữa hồn anh như lịm chết, anh chẳng còn biết làm cách nào để Hiền mở lòng ra tin anh hơn là cố tin vào nỗi sợ của chính mình.

Một buổi sáng ẩm ương do cái lạnh của cơn áp thấp nhiệt đới từ biển Đông ùa về khiến ai cũng muốn vùi mình vào hơi ấm của người bên cạnh. Bỗng chiếc điện thoại của Hiền rung  lên đầy hối hả. Đầu dây bên kia cô được thông báo Đạt bị tông xe trên đường đến thăm cô và không qua khỏi. 

Hiền chết lặng, cô khóc đến khàn cả giọng. Ngày anh đi, trong túi ngực trái của anh vẫn còn giữ bông hoa hồng kỷ niệm 8 năm ngày hai đứa quen nhau. Hiền giờ đã sẵn sàng mà sao cô lại mất anh. Người đàn ông dành cả thanh xuân để yêu một người con gái chẳng chịu buông bỏ nỗi sợ để yêu anh. Anh đi rồi sẽ chẳng còn nỗi đau nào mang anh trở lại. Trời Sài Gòn nhuốm một màu u uất, tiễn đưa anh về cát bụi mà lòng mãi ước gì ngày đó mình chấp nhận làm vợ của anh.

Ám ảnh bị bỏ rơi và ai đó lừa dối mình

Chính những ám ảnh về sự mất mát, bị bỏ rơi và ai đó sẽ lừa dối mình đã đánh lạc hướng và làm mất đi khả năng yêu thương của chúng ta. Hiền cứ mãi ôm một nỗi sợ không tên nên một cái gật đầu lấy anh cô cũng không dám. Đợi đến khi Đạt không còn hiện hữu trên cõi đời này thì Hiền mới nuối tiếc nhớ anh. Những ngày sau đó lại là những chuỗi ngày cô tiếp tục sống với nỗi sợ, cô sợ người khác vì yêu mình mà bị tổn thương thêm một lần nữa. 

Ngoài kia có bao nhiêu bạn vẫn còn mải mê ôm lấy nỗi sợ khi yêu, sợ chiếc điện thoại của bạn trai vì nó lưu giữ quá nhiều bí mật, sợ mỗi lần anh trễ hẹn, sợ một ánh mắt gợi nhớ sự đón đưa. Các bạn chỉ cảm thấy thoải mái và an lòng yêu một người khi bạn được quyền kiểm soát nó. Hay một bạn chia sẻ cả hai đang muốn làm mới tình yêu của mình bằng cách cùng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể chất thế nhưng lại sợ một ngày dựa trên lý do đó mà người ấy có cớ để lừa dối mình.

Sống theo sợ hãi sẽ không thể nào đưa bạn đến với một mối quan hệ sâu sắc. Dù rằng bạn có mời người ấy vào nhưng đâu đó vẫn có một bức tường ngăn cách. Rồi một ngày mọi thứ sẽ dừng lại bởi tình yêu đó không còn đủ lớn để bảo vệ bạn thoát khỏi những mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ.

Người sống trong sợ hãi thường là người hay tính toán thiệt hơn, lên kế hoạch, chuẩn bị đề phòng và sẽ tấn công đối phương nếu cần thiết để bảo vệ cái Tôi tuyệt đối của mình nhằm đạt được mong muốn bằng mọi giá. Tình yêu của họ cũng đầy những nỗi ám ảnh, níu kéo, day dứt, bi lụy và khổ đau để đến một ngày hạnh phúc vụt khỏi tầm tay lúc nào chẳng ai hay!

 

Thế nên thay vì sống trong sợ hãi, bạn hãy can đảm yêu người bên cạnh một cách trọn vẹn. Không có nghĩa là bạn sẽ nhắm mắt yêu mà bạn cần can đảm bước qua nỗi sợ để yêu hiện tại một cách hoàn hảo nhất. Người sống trong tình yêu là người không lo sợ về tương lai. Để làm được điều đó bạn phải đem nỗi sợ ra ánh sáng, cùng nhau thảo luận và đưa ra phương pháp hợp lý cho tình cảm của mình.

Cũng giống như những nhà thám hiểm dẫu biết rằng đại dương kia có bao la hay hung tợn cách mấy cũng không dễ gì khuất phục được hai bạn. Vậy nên các bạn hãy tự do yêu đi, yêu thật nhiều vào, tin tưởng nhau một cách có cơ sở. Khi có tình yêu thì hai tâm hồn sẽ hòa quyện vào nhau, hòa hợp chứ không phải hòa tan hay thỏa hiệp. 

Can đảm sống, can đảm yêu và can đảm vượt qua những thử thách làm bạn chùn bước. Bởi tình yêu cũng giống như một những đóa hoa hồng rực rỡ chỉ nở trên những cánh đồng màu mỡ, bao dung, vị tha và rộng lượng – nơi mà nỗi sợ sẽ không có cơ hội cản bước tình yêu của bạn.

MIA NGUYỄN

Nhà thơ Xuân Diệu cũng đã từng than thở về nỗi sợ yêu của mình cũng như sau “Yêu là chết ở trong lòng một ít, Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu, Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết…”. 

Đây cũng là tâm trạng chung của rất nhiều người trong xã hội hiện đại, họ sợ trở thành nạn nhân của sự từ chối hoặc phản bội, để rồi chẳng ai dám đối mặt với người họ yêu vì viễn cảnh chẳng lấy gì tươi đẹp đã hằn sâu trong suy nghĩ của mỗi người. 

Họ ngóng trông, đợi chờ rồi lo sợ trong vật vã, chính cái suy nghĩ “sợ hãi” đó đã trói buộc khả năng được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Họ sợ đến nỗi chẳng thèm đáp lại, để mặt cho thương yêu nhạt nhòa cũng vì muốn được bình yên, nhưng cuộc sống sẽ chẳng giống như họ nghĩ. Càng cấm, càng sợ yêu thì họ lại càng đau khổ, dày vò và quằn quại trong mớ bòng bong bất hạnh do mình tạo ra.

Không có không mất

Mái tóc dài buông hờ, dáng dong dỏng cao, làn da nâu khỏe mạnh kèm theo là nụ cười tỏa nắng, Minh Hiền gây ấn tượng mạnh đối với bất kỳ ai lần đầu gặp cô. Vẻ đẹp cá tính và hiện đại giúp Hiền được mọi người chú ý đặc biệt là những người đàn ông yêu thích cái đẹp. 

Vậy mà Hiền không vội vàng, cô bỏ ngỏ bao lời đón đưa. Cô thích làm bạn hơn là trở thành một người yêu được sở hữu. Tuổi 30 ngang qua lặng lẽ tựa như những khoảng lặng trong tâm người đàn bà đã từng vụn vỡ vì yêu. 

Đạt yêu Hiền thật nhiều những ngày tuổi trẻ. Tuổi 20 bỗng cháy với những lo toan bước vào đời chẳng làm anh hỏng chí. Chàng trai hơn cô 4 tuổi lúc đó dường như đã có tất cả từ công việc, vị trí xã hội và một gia đình thế lực ở đất Sài Thành.  Đạt yêu Hiền ngay từ cái nhìn đầu tiên, cô cướp hồn anh bằng ánh mắt, bằng nỗi vô tư của thời thiếu nữ. Hiền yêu thật nhiều và nông nỗi cũng thật nhiều. Nhưng đến khi gặp Đạt cô mới thấy mình thật sự được yêu, được che chở và bảo vệ. Vậy mà khi anh cầu hôn, Hiền lại từ chối vì lý do cô chưa sẵn sàng. 

Cứ thế anh đợi người con gái anh yêu trưởng thành hơn sau những ngày tháng rong chơi. Hiền vẫn đi về với anh như những đôi tình nhân rất đỗi dịu dàng, chỉ có điều Hiền không muốn mình bị ràng buộc quá sớm. Nỗi ám ảnh về cuộc hôn nhân tan vỡ của cha mẹ khiến cô dè chừng, Hiền sợ trái tim mình sẽ tổn thương dẫu rằng Đạt chưa bao giờ làm cô thất vọng.

Rồi anh lại cầu hôn khi Hiền bước sang tuổi 28, một lần rồi lại một lần cô từ chối người đàn ông của đời mình. Nước mắt Đạt cứ chực tuôn trào trong nỗi bất lực trước người anh yêu. Mọi cố gắng suốt  8 năm ròng rã chỉ đổi lại bằng câu nói “Em cần thêm thời gian anh ạ!”. Nữa hồn anh như lịm chết, anh chẳng còn biết làm cách nào để Hiền mở lòng ra tin anh hơn là cố tin vào nỗi sợ của chính mình.

Một buổi sáng ẩm ương do cái lạnh của cơn áp thấp nhiệt đới từ biển Đông ùa về khiến ai cũng muốn vùi mình vào hơi ấm của người bên cạnh. Bỗng chiếc điện thoại của Hiền rung  lên đầy hối hả. Đầu dây bên kia cô được thông báo Đạt bị tông xe trên đường đến thăm cô và không qua khỏi. 

Hiền chết lặng, cô khóc đến khàn cả giọng. Ngày anh đi, trong túi ngực trái của anh vẫn còn giữ bông hoa hồng kỷ niệm 8 năm ngày hai đứa quen nhau. Hiền giờ đã sẵn sàng mà sao cô lại mất anh. Người đàn ông dành cả thanh xuân để yêu một người con gái chẳng chịu buông bỏ nỗi sợ để yêu anh. Anh đi rồi sẽ chẳng còn nỗi đau nào mang anh trở lại. Trời Sài Gòn nhuốm một màu u uất, tiễn đưa anh về cát bụi mà lòng mãi ước gì ngày đó mình chấp nhận làm vợ của anh.

Ám ảnh bị bỏ rơi và ai đó lừa dối mình

Chính những ám ảnh về sự mất mát, bị bỏ rơi và ai đó sẽ lừa dối mình đã đánh lạc hướng và làm mất đi khả năng yêu thương của chúng ta. Hiền cứ mãi ôm một nỗi sợ không tên nên một cái gật đầu lấy anh cô cũng không dám. Đợi đến khi Đạt không còn hiện hữu trên cõi đời này thì Hiền mới nuối tiếc nhớ anh. Những ngày sau đó lại là những chuỗi ngày cô tiếp tục sống với nỗi sợ, cô sợ người khác vì yêu mình mà bị tổn thương thêm một lần nữa. 

Ngoài kia có bao nhiêu bạn vẫn còn mải mê ôm lấy nỗi sợ khi yêu, sợ chiếc điện thoại của bạn trai vì nó lưu giữ quá nhiều bí mật, sợ mỗi lần anh trễ hẹn, sợ một ánh mắt gợi nhớ sự đón đưa. Các bạn chỉ cảm thấy thoải mái và an lòng yêu một người khi bạn được quyền kiểm soát nó. Hay một bạn chia sẻ cả hai đang muốn làm mới tình yêu của mình bằng cách cùng tham gia vào các hoạt động rèn luyện thể chất thế nhưng lại sợ một ngày dựa trên lý do đó mà người ấy có cớ để lừa dối mình.

Sống theo sợ hãi sẽ không thể nào đưa bạn đến với một mối quan hệ sâu sắc. Dù rằng bạn có mời người ấy vào nhưng đâu đó vẫn có một bức tường ngăn cách. Rồi một ngày mọi thứ sẽ dừng lại bởi tình yêu đó không còn đủ lớn để bảo vệ bạn thoát khỏi những mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ.

Người sống trong sợ hãi thường là người hay tính toán thiệt hơn, lên kế hoạch, chuẩn bị đề phòng và sẽ tấn công đối phương nếu cần thiết để bảo vệ cái Tôi tuyệt đối của mình nhằm đạt được mong muốn bằng mọi giá. Tình yêu của họ cũng đầy những nỗi ám ảnh, níu kéo, day dứt, bi lụy và khổ đau để đến một ngày hạnh phúc vụt khỏi tầm tay lúc nào chẳng ai hay!

 

Thế nên thay vì sống trong sợ hãi, bạn hãy can đảm yêu người bên cạnh một cách trọn vẹn. Không có nghĩa là bạn sẽ nhắm mắt yêu mà bạn cần can đảm bước qua nỗi sợ để yêu hiện tại một cách hoàn hảo nhất. Người sống trong tình yêu là người không lo sợ về tương lai. Để làm được điều đó bạn phải đem nỗi sợ ra ánh sáng, cùng nhau thảo luận và đưa ra phương pháp hợp lý cho tình cảm của mình.

Cũng giống như những nhà thám hiểm dẫu biết rằng đại dương kia có bao la hay hung tợn cách mấy cũng không dễ gì khuất phục được hai bạn. Vậy nên các bạn hãy tự do yêu đi, yêu thật nhiều vào, tin tưởng nhau một cách có cơ sở. Khi có tình yêu thì hai tâm hồn sẽ hòa quyện vào nhau, hòa hợp chứ không phải hòa tan hay thỏa hiệp. 

Can đảm sống, can đảm yêu và can đảm vượt qua những thử thách làm bạn chùn bước. Bởi tình yêu cũng giống như một những đóa hoa hồng rực rỡ chỉ nở trên những cánh đồng màu mỡ, bao dung, vị tha và rộng lượng – nơi mà nỗi sợ sẽ không có cơ hội cản bước tình yêu của bạn.

MIA NGUYỄN

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...