LÝ DO MỘT MỐI QUAN HỆ TAN VỠ

LÝ DO MỘT MỐI QUAN HỆ TAN VỠ

 

Tất cả các mối quan hệ đều khác nhau, nhưng lý do mọi người từ bỏ mối quan hệ lại khá giống nhau. Trong nhiều trường hợp, một người không hề đoán được trước sự tan vỡ và trông như một kẻ ngốc.

Đáng tiếc là gần như luôn có một trong hai người biết rõ trước rằng mối quan hệ sẽ kết thúc, trong khi người còn lại thì hoàn toàn bị bất ngờ. Sau đó họ luôn dằn vặt bản thân vì không nhìn thấy được những dấu hiệu tan vỡ, và muốn biết tại sao bi kịch lại xảy đến với họ. Nhiều người quay lại hỏi người đã từng yêu đương mặn nồng với mình về lý do chia tay, nhưng câu trả lời mà họ nhận được không hợp lý.

Chúng tôi đưa ra những lý do hàng đầu khiến mọi người rời bỏ mối quan hệ như một hồi chuông cảnh báo và hy vọng rằng nhờ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để cải thiện mối quan hệ khi cần, hoặc đơn giản là để ít dằn vặt bản thân hơn khi bi kịch xảy đến.

  • Có quá nhiều xung đột trong mối quan hệ

Những cuộc chiến tranh giữa hai người dường như chẳng có điểm dừng, và những xung đột liên tục xảy ra khiến đôi bên kiệt sức. Cả hai không thể cùng nhau bước tiếp được nữa.

Họ không hề cảm thấy vui vẻ với một mối quan hệ như vậy ngay từ đầu và bởi vì không bao giờ cảm thấy chiến tranh có thể kết thúc, họ không thể đối mặt với một tương lai như vậy được. Vậy thì quyết định rời bỏ mối quan hệ cũng không phải là chuyện lạ.

  • Cảm thấy đánh mất chính mình trong mối quan hệ

Họ cảm thấy bị lu mờ bên cạnh đối phương và không bao giờ có thể làm bất cứ điều gì một mình. Dành quá nhiều sự tập trung vào việc luôn ở bên nhau khiến họ đánh mất chính mình như một cá thể độc lập.

Đến một thời điểm nào đó, họ đi đến quyết định rằng cách duy nhất để tìm lại chính mình là phải rời bỏ mối quan hệ dù cả hai đã gắn bó bao lâu đi nữa. Điều này có thể xảy ra rất phổ biến ở các cặp đôi “như hình với bóng” và không dành đủ thời gian riêng tư cho bản thân.

  • Mối quan hệ lẽ ra không nên bắt đầu

Mối quan hệ nào đó đã sai ngay từ đầu. Cả hai đã cố gắng rất nhiều nhưng không ích gì và cả hai không phải là một cặp đôi hòa hợp. Họ cố gắng miễn cưỡng bản thân để ở bên cạnh nhau với niềm tin rằng “mưa lâu ngày thấm đất” nhưng đó không phải là ý hay cho việc phát triển một mối quan hệ.

Một số người ở lại bên nhau vì con cái, vì các ràng buộc tài chính nhưng vấn đề là tự bản thân mối quan hệ đó lại không bao giờ giữ họ ở lại được.

  • Mối quan hệ “thiếu lửa” hoặc đi vào lối mòn nhàm chán

Mối quan hệ của họ dần trở nên nhạt nhòa và không ai thực sự nỗ lực cải thiện nó. Không còn thời gian chất lượng dành cho nhau, không có chỗ cho sự lãng mạn, không có năng lượng tích cực khi hai người bên nhau, vì vậy mối quan hệ tự động bị cuốn trôi cho tới khi rơi ra khỏi quỹ đạo chấp nhận được.

Một mối quan hệ không được tiếp thêm năng lượng cũng như nỗ lực thì cuối cùng cũng sẽ khô héo và chết đi, như một cái cây thiếu đi ánh sáng và nước vậy. Những gì họ có với nhau không còn đủ tốt, và họ cảm thấy mình mong muốn và xứng đáng với thứ khác hơn.

  • Một trong hai người không muốn bị ràng buộc hoặc tiến xa hơn trong mối quan hệ

Thay vì đối mặt với áp lực phải cam kết với đối phương hoặc tiến xa hơn, anh ấy hoặc cô ấy sẽ bỏ chạy càng xa càng tốt, từ bỏ mối quan hệ trong tình huống này sẽ dễ dàng hơn. Thường thì trường hợp này hay xảy ra ở các anh chàng ăn chơi bay bướm hơn, nhưng cũng không loại trừ phái nữ.

Một số người thực sự không thích sự ràng buộc cũng như không thích có một mối quan hệ nghiêm túc. Họ không rời bỏ mối quan hệ vì sợ hãi mà đơn giản là vì họ không còn thích ở trong một mối quan hệ như thế nữa.

  • Có sự xuất hiện của người thứ ba

Đây là một trong những lý do kinh điển nhất dẫn đến sự đổ vỡ của một mối quan hệ. Một trong hai người đã hoặc đang phát triển mối quan tâm với một người mới và muốn được tự do theo đuổi đối tượng mới của mình, hoặc họ đã ngoại tình một thời gian rồi.

Họ có thể cố gắng sửa chữa lỗi lầm nhưng không phải lúc nào sự hàn gắn cũng hiệu quả, và rõ ràng rằng mối quan hệ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi sự tin tưởng đã mất đi.

  • Vượt quá giới hạn đã được cảnh báo

Có lẽ không ai còn lạ lẫm với khái niệm tối hậu thư nữa. Một người đã đưa ra cảnh báo cuối cùng rằng nếu đối phương làm một việc cụ thể nào đó một lần nữa, họ sẽ chấm dứt mối quan hệ. Người được cảnh báo lại không tin vào điều đó nên đã tái phạm, và lần này họ phải trả giá. Người kia đã thực sự từ bỏ mối quan hệ.

Họ đã nhận được cảnh báo nhưng lại không nghe và giờ thì mọi việc đã quá muộn màng. Họ đã được tha thứ quá nhiều lần, nhiều đến mức không còn xem trọng những cảnh báo nữa, và họ không mảy may thay đổi. Giờ thì mọi thứ đã kết thúc.

  • Nhiều biến cố xảy ra trong mối quan hệ

Bệnh tật, mất việc, khủng hoảng tài chính, nghiện ngập, nghiện rượu hoặc bất kỳ một biến cố to lớn nào tác động đến mối quan hệ. Những sự xáo trộn lớn có thể làm mối quan hệ mạnh lên hoặc yếu đi, giống như một cơn gió có thể thổi bùng ngọn lửa lớn và thổi tắt ngọn lửa yếu ớt vậy.

Và đôi khi, tác động của hoàn cảnh có thể hủy hoại một mối quan hệ, nhiều hơn bạn tưởng. Chính vì vậy, khi đối mặt với nghịch cảnh, cả hai cần phải thực sự tỉnh táo và vững vàng để cùng nhau hợp sức vượt qua khó khăn và gìn giữ mối quan hệ của mình.

LILA

 

Tất cả các mối quan hệ đều khác nhau, nhưng lý do mọi người từ bỏ mối quan hệ lại khá giống nhau. Trong nhiều trường hợp, một người không hề đoán được trước sự tan vỡ và trông như một kẻ ngốc.

Đáng tiếc là gần như luôn có một trong hai người biết rõ trước rằng mối quan hệ sẽ kết thúc, trong khi người còn lại thì hoàn toàn bị bất ngờ. Sau đó họ luôn dằn vặt bản thân vì không nhìn thấy được những dấu hiệu tan vỡ, và muốn biết tại sao bi kịch lại xảy đến với họ. Nhiều người quay lại hỏi người đã từng yêu đương mặn nồng với mình về lý do chia tay, nhưng câu trả lời mà họ nhận được không hợp lý.

Chúng tôi đưa ra những lý do hàng đầu khiến mọi người rời bỏ mối quan hệ như một hồi chuông cảnh báo và hy vọng rằng nhờ đó bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn để cải thiện mối quan hệ khi cần, hoặc đơn giản là để ít dằn vặt bản thân hơn khi bi kịch xảy đến.

  • Có quá nhiều xung đột trong mối quan hệ

Những cuộc chiến tranh giữa hai người dường như chẳng có điểm dừng, và những xung đột liên tục xảy ra khiến đôi bên kiệt sức. Cả hai không thể cùng nhau bước tiếp được nữa.

Họ không hề cảm thấy vui vẻ với một mối quan hệ như vậy ngay từ đầu và bởi vì không bao giờ cảm thấy chiến tranh có thể kết thúc, họ không thể đối mặt với một tương lai như vậy được. Vậy thì quyết định rời bỏ mối quan hệ cũng không phải là chuyện lạ.

  • Cảm thấy đánh mất chính mình trong mối quan hệ

Họ cảm thấy bị lu mờ bên cạnh đối phương và không bao giờ có thể làm bất cứ điều gì một mình. Dành quá nhiều sự tập trung vào việc luôn ở bên nhau khiến họ đánh mất chính mình như một cá thể độc lập.

Đến một thời điểm nào đó, họ đi đến quyết định rằng cách duy nhất để tìm lại chính mình là phải rời bỏ mối quan hệ dù cả hai đã gắn bó bao lâu đi nữa. Điều này có thể xảy ra rất phổ biến ở các cặp đôi “như hình với bóng” và không dành đủ thời gian riêng tư cho bản thân.

  • Mối quan hệ lẽ ra không nên bắt đầu

Mối quan hệ nào đó đã sai ngay từ đầu. Cả hai đã cố gắng rất nhiều nhưng không ích gì và cả hai không phải là một cặp đôi hòa hợp. Họ cố gắng miễn cưỡng bản thân để ở bên cạnh nhau với niềm tin rằng “mưa lâu ngày thấm đất” nhưng đó không phải là ý hay cho việc phát triển một mối quan hệ.

Một số người ở lại bên nhau vì con cái, vì các ràng buộc tài chính nhưng vấn đề là tự bản thân mối quan hệ đó lại không bao giờ giữ họ ở lại được.

  • Mối quan hệ “thiếu lửa” hoặc đi vào lối mòn nhàm chán

Mối quan hệ của họ dần trở nên nhạt nhòa và không ai thực sự nỗ lực cải thiện nó. Không còn thời gian chất lượng dành cho nhau, không có chỗ cho sự lãng mạn, không có năng lượng tích cực khi hai người bên nhau, vì vậy mối quan hệ tự động bị cuốn trôi cho tới khi rơi ra khỏi quỹ đạo chấp nhận được.

Một mối quan hệ không được tiếp thêm năng lượng cũng như nỗ lực thì cuối cùng cũng sẽ khô héo và chết đi, như một cái cây thiếu đi ánh sáng và nước vậy. Những gì họ có với nhau không còn đủ tốt, và họ cảm thấy mình mong muốn và xứng đáng với thứ khác hơn.

  • Một trong hai người không muốn bị ràng buộc hoặc tiến xa hơn trong mối quan hệ

Thay vì đối mặt với áp lực phải cam kết với đối phương hoặc tiến xa hơn, anh ấy hoặc cô ấy sẽ bỏ chạy càng xa càng tốt, từ bỏ mối quan hệ trong tình huống này sẽ dễ dàng hơn. Thường thì trường hợp này hay xảy ra ở các anh chàng ăn chơi bay bướm hơn, nhưng cũng không loại trừ phái nữ.

Một số người thực sự không thích sự ràng buộc cũng như không thích có một mối quan hệ nghiêm túc. Họ không rời bỏ mối quan hệ vì sợ hãi mà đơn giản là vì họ không còn thích ở trong một mối quan hệ như thế nữa.

  • Có sự xuất hiện của người thứ ba

Đây là một trong những lý do kinh điển nhất dẫn đến sự đổ vỡ của một mối quan hệ. Một trong hai người đã hoặc đang phát triển mối quan tâm với một người mới và muốn được tự do theo đuổi đối tượng mới của mình, hoặc họ đã ngoại tình một thời gian rồi.

Họ có thể cố gắng sửa chữa lỗi lầm nhưng không phải lúc nào sự hàn gắn cũng hiệu quả, và rõ ràng rằng mối quan hệ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều khi sự tin tưởng đã mất đi.

  • Vượt quá giới hạn đã được cảnh báo

Có lẽ không ai còn lạ lẫm với khái niệm tối hậu thư nữa. Một người đã đưa ra cảnh báo cuối cùng rằng nếu đối phương làm một việc cụ thể nào đó một lần nữa, họ sẽ chấm dứt mối quan hệ. Người được cảnh báo lại không tin vào điều đó nên đã tái phạm, và lần này họ phải trả giá. Người kia đã thực sự từ bỏ mối quan hệ.

Họ đã nhận được cảnh báo nhưng lại không nghe và giờ thì mọi việc đã quá muộn màng. Họ đã được tha thứ quá nhiều lần, nhiều đến mức không còn xem trọng những cảnh báo nữa, và họ không mảy may thay đổi. Giờ thì mọi thứ đã kết thúc.

  • Nhiều biến cố xảy ra trong mối quan hệ

Bệnh tật, mất việc, khủng hoảng tài chính, nghiện ngập, nghiện rượu hoặc bất kỳ một biến cố to lớn nào tác động đến mối quan hệ. Những sự xáo trộn lớn có thể làm mối quan hệ mạnh lên hoặc yếu đi, giống như một cơn gió có thể thổi bùng ngọn lửa lớn và thổi tắt ngọn lửa yếu ớt vậy.

Và đôi khi, tác động của hoàn cảnh có thể hủy hoại một mối quan hệ, nhiều hơn bạn tưởng. Chính vì vậy, khi đối mặt với nghịch cảnh, cả hai cần phải thực sự tỉnh táo và vững vàng để cùng nhau hợp sức vượt qua khó khăn và gìn giữ mối quan hệ của mình.

LILA

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...