TÔI PHẢN ĐỐI TRÒ ĐÙA VỀ XÂM HẠI

TÔI PHẢN ĐỐI TRÒ ĐÙA VỀ XÂM HẠI

Những ngày vừa qua, Facebook được dịp xôn xao khi bên dưới bài đăng về những hình ảnh đầu tiên của đoàn tàu metro Bến Thành – Suối Tiên, admin của một page mang tên một thành phố lớn của Việt Nam đã có những bình luận đùa cợt về xâm hại tình dục và bày tỏ thái độ xem thường phụ nữ. Cụ thể, admin đã bình luận ảnh cắt từ những bộ phim khiêu dâm Nhật Bản, với nội dung là những người phụ nữ sợ hãi khi bị quấy rối tại nơi công cộng và nói rằng đây là điều “mong chờ nhất ở tuyến tàu cao tốc đầu tiên của Việt Nam”. Khi nhận được phản đối từ nhiều người dùng Facebook, admin tiếp tục bày tỏ thái độ cợt nhả, gọi những ai đang lên án hành vi này là “đạo đức giả”. Đáng buồn hơn, những bình luận này của admin nhận được rất nhiều sự đồng tình và hưởng ứng của những người dùng Facebook khác.

Cho dù có tự giải thích và biện bạch thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các trò đùa về vấn nạn xâm hại tình dục không những không hài hước mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

  • Rape jokes làm gia tăng cưỡng hiếp và bạo hành tình dục:

 

Những năm 1970’s, các nhà nữ quyền của Mỹ đã tạo ra một thuật ngữ là “văn hóa cưỡng hiếp” (rape culture). Trong văn hóa cưỡng hiếp, cả nam và nữ đều cho rằng xâm hại tình dục là một chuyện bình thường, hiển nhiên của cuộc sống. Văn hóa cưỡng hiếp thường đổ lỗi cho nạn nhân, xem ảnh hưởng nặng nề về mặt thể xác và tâm lý của phụ nữ là một quy chuẩn, phủ nhận những hệ lụy do vấn nạn bạo lực, quấy rối tình dục gây ra…

Theo thew.net.vn: “Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ, luật pháp và các hiện tượng hàng ngày mà chúng ta thấy và nghe đều góp phần công nhận và duy trì văn hóa cưỡng hiếp. Nó gồm các trò đùa, chương trình tivi, âm nhạc, quảng cáo, luật pháp, ngôn ngữ pháp lý, ngôn từ và hình ảnh, đều khiến vấn đề bạo lực với phụ nữ và cưỡng ép tình dục bị coi là bình thường và mọi người tin rằng, cưỡng hiếp là thứ hiển nhiên không thể tránh khỏi. Thay vì nhìn nhận rằng văn hóa cưỡng hiếp là vấn đề cần thay đổi, những người trong nền văn hóa này nghĩ rằng cưỡng hiếp đang được duy trì như là mọi thứ vốn phải thế.”

Khi những hình ảnh, lời đùa về xâm hại tình dục xuất hiện hiển nhiên trên khắp các trang tin tức lớn và nhận được sự đồng tình của nhiều người, tư tưởng bình thường hóa xâm hại tình dục, tệ hơn là xem hành vi xâm hại tình dục là “mạnh mẽ”, “ngầu”, “vui” cũng lây lan. Càng nhiều người đem chuyện này ra làm trò đùa thì sẽ có thêm càng nhiều người cho rằng đây là điều hiển nhiên, chẳng có gì nghiêm trọng. Con người chúng ta hình thành nhận thức thông qua tiếp nhận văn hóa từ xã hội. Một xã hội có văn hóa xem những vấn nạn tình dục như cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng là bình thường sẽ cổ vũ cho những kẻ quấy rối ngày càng lộng hành và gia tăng.

Ắt hẳn sẽ có nhiều người phản ứng là “đùa thôi”, “làm quá lên thế”. Hãy nhớ rằng, khi bạn đe dọa gây ra bạo lực thì cũng là một hình thức bạo lực. Khi bạn hùa theo những lời bỡn cợt mang tính xúc phạm thì chính bạn cũng đang cổ xúy cho những tệ nạn xã hội và hành vi trái pháp luật tương tự. Những sự việc diễn ra trên thế giới ảo đều có thể để lại ảnh hưởng đến tư tưởng của những người tiếp nhận và gây ra hệ lụy ngoài đời thật. 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân của xâm hại tình dục

 

Xâm hại tình dục là một vấn nạn xã hội, gây ra nhiều tổn thương to lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân. Việc đem nỗi ám ảnh và sợ hãi này ra đùa cợt cũng giống như việc có ai đó đang vạch lại vết thương khủng khiếp nhất cuộc đời bạn, xát muối rồi cười cợt vào nó. Có những ký ức nạn nhân muốn lựa chọn quên đi, nhưng không những bị bới lại, mà còn phải chứng kiến sự giễu cợt, cổ vũ công khai của không ít người.

Giống như tôi phân tích bên trên, trong một xã hội xem văn hóa cưỡng hiếp là bình thường, những nạn nhân sẽ trở thành đối tượng bị đổ lỗi, biến khủng hoảng về tinh thần và thể xác của nạn nhân thành quy chuẩn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là Ấn Độ, nơi phụ nữ ăn mặc “kín cổng cao tường” nhưng vẫn thường xuyên trở thành nạn nhân cho những cuộc tấn công và xâm hại – một hệ lụy của văn hóa cưỡng hiếp và phân biệt giới.

Trong một xã hội xem xâm hại tình dục là trò đùa, những nạn nhân của nó cũng dần trở thành đối tượng để mọi người giễu cợt, mua vui. Đối với nạn nhân, khi nỗi đau kinh hoàng mà họ không bao giờ muốn nhớ đến đó bị xã hội xem nhẹ, bị biến thành mục tiêu cười cợt với nhiều người hưởng ứng, họ sẽ dần cảm thấy nhục nhã, tự khiển trách, đổ lỗi cho chính mình. Cũng chính vì nguyên nhân này nên rất nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục hình thành tâm lý sợ sệt, không dám lên tiếng bảo vệ chính mình và tố giác kẻ phạm tội. Kết cục, số lượng những kẻ quấy rối, cưỡng hiếp ngày càng gia tăng, và cũng ngày càng có nhiều nạn nhân của tấn công, cưỡng hiếp lựa chọn câm lặng đến tuyệt vọng.

Có nhóm người xem “dark jokes”, “rape jokes” là chuyện bình thường và hoàn toàn chấp nhận được. Đối với tôi, đó chỉ là khi họ đùa theo kiểu “internal joke”, tức trò đùa chỉ diễn ra giữa một nhóm người thân thiết với nhau, hoặc trong nội bộ mà tất cả mọi người đều tán thành. Tuy nhiên, một khi những câu đùa này diễn ra công khai mà không có được sự đồng thuận của mọi người, nghiêm trọng hơn là khiến đối tượng bị đem ra bỡn cợt cảm thấy bị xúc phạm, chịu ảnh hưởng tâm lý, thì nó chính là một hành động đáng lên án, chỉ cho thấy người đùa có khiếu hài hước tệ hại.

Đùa là khi người đùa và người nghe đều cảm thấy vui, chứ không phải gây ra khó chịu và sỉ nhục cho người khác. Trang Bustle từng viết: “Hãy thử tưởng tượng, nếu hành vi hiếp dâm là một tòa nhà, thì những trò đùa về hiếp dâm chính là nền móng của nó. Nếu bạn tước đi nền móng thì sẽ không có tòa nhà nào cả. Hãy tạo nên những không gian giao tiếp mà các trò đùa như thế không được chấp nhận, thay vì ép các nạn nhân câm lặng chịu đựng”.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Những ngày vừa qua, Facebook được dịp xôn xao khi bên dưới bài đăng về những hình ảnh đầu tiên của đoàn tàu metro Bến Thành – Suối Tiên, admin của một page mang tên một thành phố lớn của Việt Nam đã có những bình luận đùa cợt về xâm hại tình dục và bày tỏ thái độ xem thường phụ nữ. Cụ thể, admin đã bình luận ảnh cắt từ những bộ phim khiêu dâm Nhật Bản, với nội dung là những người phụ nữ sợ hãi khi bị quấy rối tại nơi công cộng và nói rằng đây là điều “mong chờ nhất ở tuyến tàu cao tốc đầu tiên của Việt Nam”. Khi nhận được phản đối từ nhiều người dùng Facebook, admin tiếp tục bày tỏ thái độ cợt nhả, gọi những ai đang lên án hành vi này là “đạo đức giả”. Đáng buồn hơn, những bình luận này của admin nhận được rất nhiều sự đồng tình và hưởng ứng của những người dùng Facebook khác.

Cho dù có tự giải thích và biện bạch thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các trò đùa về vấn nạn xâm hại tình dục không những không hài hước mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

  • Rape jokes làm gia tăng cưỡng hiếp và bạo hành tình dục:

 

Những năm 1970’s, các nhà nữ quyền của Mỹ đã tạo ra một thuật ngữ là “văn hóa cưỡng hiếp” (rape culture). Trong văn hóa cưỡng hiếp, cả nam và nữ đều cho rằng xâm hại tình dục là một chuyện bình thường, hiển nhiên của cuộc sống. Văn hóa cưỡng hiếp thường đổ lỗi cho nạn nhân, xem ảnh hưởng nặng nề về mặt thể xác và tâm lý của phụ nữ là một quy chuẩn, phủ nhận những hệ lụy do vấn nạn bạo lực, quấy rối tình dục gây ra…

Theo thew.net.vn: “Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ, luật pháp và các hiện tượng hàng ngày mà chúng ta thấy và nghe đều góp phần công nhận và duy trì văn hóa cưỡng hiếp. Nó gồm các trò đùa, chương trình tivi, âm nhạc, quảng cáo, luật pháp, ngôn ngữ pháp lý, ngôn từ và hình ảnh, đều khiến vấn đề bạo lực với phụ nữ và cưỡng ép tình dục bị coi là bình thường và mọi người tin rằng, cưỡng hiếp là thứ hiển nhiên không thể tránh khỏi. Thay vì nhìn nhận rằng văn hóa cưỡng hiếp là vấn đề cần thay đổi, những người trong nền văn hóa này nghĩ rằng cưỡng hiếp đang được duy trì như là mọi thứ vốn phải thế.”

Khi những hình ảnh, lời đùa về xâm hại tình dục xuất hiện hiển nhiên trên khắp các trang tin tức lớn và nhận được sự đồng tình của nhiều người, tư tưởng bình thường hóa xâm hại tình dục, tệ hơn là xem hành vi xâm hại tình dục là “mạnh mẽ”, “ngầu”, “vui” cũng lây lan. Càng nhiều người đem chuyện này ra làm trò đùa thì sẽ có thêm càng nhiều người cho rằng đây là điều hiển nhiên, chẳng có gì nghiêm trọng. Con người chúng ta hình thành nhận thức thông qua tiếp nhận văn hóa từ xã hội. Một xã hội có văn hóa xem những vấn nạn tình dục như cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng là bình thường sẽ cổ vũ cho những kẻ quấy rối ngày càng lộng hành và gia tăng.

Ắt hẳn sẽ có nhiều người phản ứng là “đùa thôi”, “làm quá lên thế”. Hãy nhớ rằng, khi bạn đe dọa gây ra bạo lực thì cũng là một hình thức bạo lực. Khi bạn hùa theo những lời bỡn cợt mang tính xúc phạm thì chính bạn cũng đang cổ xúy cho những tệ nạn xã hội và hành vi trái pháp luật tương tự. Những sự việc diễn ra trên thế giới ảo đều có thể để lại ảnh hưởng đến tư tưởng của những người tiếp nhận và gây ra hệ lụy ngoài đời thật. 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân của xâm hại tình dục

 

Xâm hại tình dục là một vấn nạn xã hội, gây ra nhiều tổn thương to lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân. Việc đem nỗi ám ảnh và sợ hãi này ra đùa cợt cũng giống như việc có ai đó đang vạch lại vết thương khủng khiếp nhất cuộc đời bạn, xát muối rồi cười cợt vào nó. Có những ký ức nạn nhân muốn lựa chọn quên đi, nhưng không những bị bới lại, mà còn phải chứng kiến sự giễu cợt, cổ vũ công khai của không ít người.

Giống như tôi phân tích bên trên, trong một xã hội xem văn hóa cưỡng hiếp là bình thường, những nạn nhân sẽ trở thành đối tượng bị đổ lỗi, biến khủng hoảng về tinh thần và thể xác của nạn nhân thành quy chuẩn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là Ấn Độ, nơi phụ nữ ăn mặc “kín cổng cao tường” nhưng vẫn thường xuyên trở thành nạn nhân cho những cuộc tấn công và xâm hại – một hệ lụy của văn hóa cưỡng hiếp và phân biệt giới.

Trong một xã hội xem xâm hại tình dục là trò đùa, những nạn nhân của nó cũng dần trở thành đối tượng để mọi người giễu cợt, mua vui. Đối với nạn nhân, khi nỗi đau kinh hoàng mà họ không bao giờ muốn nhớ đến đó bị xã hội xem nhẹ, bị biến thành mục tiêu cười cợt với nhiều người hưởng ứng, họ sẽ dần cảm thấy nhục nhã, tự khiển trách, đổ lỗi cho chính mình. Cũng chính vì nguyên nhân này nên rất nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục hình thành tâm lý sợ sệt, không dám lên tiếng bảo vệ chính mình và tố giác kẻ phạm tội. Kết cục, số lượng những kẻ quấy rối, cưỡng hiếp ngày càng gia tăng, và cũng ngày càng có nhiều nạn nhân của tấn công, cưỡng hiếp lựa chọn câm lặng đến tuyệt vọng.

Có nhóm người xem “dark jokes”, “rape jokes” là chuyện bình thường và hoàn toàn chấp nhận được. Đối với tôi, đó chỉ là khi họ đùa theo kiểu “internal joke”, tức trò đùa chỉ diễn ra giữa một nhóm người thân thiết với nhau, hoặc trong nội bộ mà tất cả mọi người đều tán thành. Tuy nhiên, một khi những câu đùa này diễn ra công khai mà không có được sự đồng thuận của mọi người, nghiêm trọng hơn là khiến đối tượng bị đem ra bỡn cợt cảm thấy bị xúc phạm, chịu ảnh hưởng tâm lý, thì nó chính là một hành động đáng lên án, chỉ cho thấy người đùa có khiếu hài hước tệ hại.

Đùa là khi người đùa và người nghe đều cảm thấy vui, chứ không phải gây ra khó chịu và sỉ nhục cho người khác. Trang Bustle từng viết: “Hãy thử tưởng tượng, nếu hành vi hiếp dâm là một tòa nhà, thì những trò đùa về hiếp dâm chính là nền móng của nó. Nếu bạn tước đi nền móng thì sẽ không có tòa nhà nào cả. Hãy tạo nên những không gian giao tiếp mà các trò đùa như thế không được chấp nhận, thay vì ép các nạn nhân câm lặng chịu đựng”.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

GỬI NHỮNG NGƯỜI TỰ TÔN CÔ ĐỘC

  Người tự tôn không dễ khuất phục. Họ mang trong mình một ngọn lửa kiêu hãnh, một ý chí không thể bị bẻ gãy, ngay cả khi phải đối diện với thế gian đầy rẫy những thử thách và áp bức. Nhưng cũng chính vì thế, họ là những kẻ cô độc giữa trần đời. Nỗi đau của người...

KHÔNG NGỪNG PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu bạn cần một câu thần chú để hiện thực hóa giấc mơ hạnh phúc, bài viết về việc phát triển bản thân này sẽ đem đến câu trả lời cho bạn. Không có niềm vui nào hơn là cảm nhận thấy bản thân mình tiến bộ mỗi ngày và nhận lại được những giá trị tích cực từ cuộc sống cho...

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG MỜ NHẠT

Một người chồng, người cha ít nói, ít bày tỏ cảm xúc, hoặc là vùi đầu vào công việc hoặc là sáng xỉn chiều say, hoặc là bùng nổ hoặc là lặng thinh, mất kết nối. Đó là hình ảnh chung về những người đàn ông, những người chú, người cậu nơi tôi sinh ra và lớn lên. Họ có...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...