LỐI SỐNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

LỐI SỐNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Những vấn đề về môi trường sống đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp thiết hơn. Trái Đất đang phải oằn mình chịu đựng sự tàn phá dai dẳng mà nguyên nhân lớn nhất lại xuất phát từ con người. Thảm họa cháy rừng Amazon, những cánh rừng ở Úc chìm trong biển lửa, hay cái chết vì rác thải của hàng triệu sinh vật biển chính là báo động đỏ, cũng là lời kêu cứu khẩn thiết mà Trái Đất đang cố gắng hướng đến mỗi người chúng ta.

Trong năm vừa qua, có rất nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường ra đời: “Sử dụng túi vải, ống hút tre”, “Đi bộ nhặt rác”, “Đem bình nước riêng để được giảm giá”. Các bài viết kêu gọi này thu hút sự quan tâm không nhỏ của cộng đồng mạng, với hàng ngàn lượt like, share. Chúng khiến không ít người trong chúng ta tự trấn an bản thân rằng: mình không hề thờ ơ với môi trường, mình vẫn đang góp phần bảo vệ hành tinh xanh. Quả thực, những chiến dịch bảo vệ môi trường đã đem lại ít nhiều tác động tích cực, thế nhưng Trái Đất vẫn không ngừng kêu cứu mỗi ngày. Lí do là vì sao?

Tình trạng rác thải quá tải, ô nhiễm gia tăng đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng những năm gần đây, khi có những bức hình về các loại sinh vật chết tức tưởi với túi nilon, ống hút mắc kẹt trong cơ thể, hay những cung đường ngập ngụa rác thải, thì tình trạng này mới nóng lên bao giờ hết. Hiện nay, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải đã trở thành trào lưu mới, được tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là ở giới trẻ, nhưng lại chưa được triệt để thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.

Mỗi khi có chiến dịch bảo vệ môi trường, bên cạnh một nhóm người thực hiện tích cực, vẫn tồn tại những nhóm người mang suy nghĩ thế này:

– Mình không làm cũng không sao, sẽ có những người khác làm.

– Mình chỉ sử dụng bọc nilon, vứt rác ra đường nốt lần này thôi. Bắt đầu từ ngày mai mình sẽ thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường.

– Mình thực hiện chiến dịch một, hai lần rồi, cuối cùng đâu lại vào đấy.

Phần lớn chúng ta vẫn còn quá thụ động trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta dễ dàng ấn share một bài viết kêu gọi trên Facebook hay tải ứng dụng Ecosia về điện thoại, nhưng lại gặp trở ngại khi phân loại rác thải hoặc cầm tô đựng, bình nước riêng ra cửa hàng. Trong hai, ba nghìn lượt share trên Facebook, có thể có khoảng vài trăm người từng thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường. Điều này chắc chắn đóng góp ít nhiều vào chiến dịch bảo vệ hành tinh xanh, nhưng lại không thể đuổi kịp tốc độ ô nhiễm của Trái Đất và sự dửng dưng của rất nhiều người còn lại. Mấu chốt ở đây chính là, chúng ta biết về sứ mệnh của mình với Trái Đất, chúng ta có thể hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường, nhưng chúng ta lại chưa thật sự biến chúng thành thói quen, hay lớn hơn là cách sống của thời đại mới.

Điều mỗi người trong chúng ta nên làm chính là xây dựng cho mình những thói quen tích cực. Thói quen đầu tiên rất dễ dàng, mà một đứa trẻ cũng có thể làm được, đó là bỏ rác đúng nơi quy định. Mỗi mùa du lịch, những người yêu quý Đà Lạt lại không ngừng thổn thức trước những bức ảnh rác thải ngập tràn quảng trường, chợ đêm, khiến vẻ đẹp vốn thơ mộng, lãng mạn của thành phố mờ sương này có đôi phần phai nhạt. Hay gần hơn là ở những cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhiều người sau khi sử dụng phòng ăn vẫn để hộp đựng, bao bì, thức ăn thừa ngổn ngang trên bàn, thay vì dọn dẹp và vứt rác đúng nơi quy định. Hãy yêu quí môi trường mình đang sinh sống, xem Trái Đất như ngôi nhà chung, và bảo vệ nó bằng những hành động nhỏ và đơn giản nhất.

Một thói quen khác mà chúng ta nên xây dựng chính là phân loại rác. Rác có thể được phân loại thành hai nhóm: rác hữu cơ – các loại rác thực phẩm thừa sau khi được chế biến thành đồ ăn và rác vô cơ – những loại rác không thể tái sử dụng và tái chế, chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải. Phân loại rác đúng cách còn góp phần nâng cao ý thức hạn chế sử dụng các loại rác vô cơ không có khả năng tái chế, gây hại cho môi trường sống.

Thói quen sắp được đề cập tiếp theo cũng chính là chiến dịch nóng nhất trong năm vừa qua: giảm thiểu rác thải nhựa. Hiện nay, có khá nhiều vật dụng có thể thay thế nhựa trong đời sống hằng ngày như túi giấy, túi vải, túi gai, ống hút tre, ống hút gạo, khay đựng thức ăn gỗ,…Nếu có điều kiện hơn, chúng ta có thể mở rộng phạm vi hạn chế rác thải nhựa như mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, len, gai, lụa thay cho sợi tổng hợp, hoặc sử dụng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh dùng một lần. Bên cạnh thay thế đồ dùng nhựa, chúng ta còn có thể tìm cách tái sử dụng chúng để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Chẳng hạn như biến chai nước dùng rồi thành đồ đựng, hoặc đem các lọ nhựa thành vật trang trí bàn học, thay thế cho chậu trồng cây. Rác sẽ không còn là rác nữa, khi chúng ta biết cách tái sử dụng chúng.

Chúng ta có thể đã được nghe tuyên truyền về những hành động thân thiện với môi trường như thế này rất nhiều lần. Mấu chốt chính là chúng ta cần thực sự hành động, và thực hiện bảo vệ môi trường xuyên suốt như một thói quen sống tích cực hằng ngày. Đừng để bảo vệ môi trường trở thành một trào lưu chìm vào lãng quên hay chỉ tồn tại trong xã hội ảo. Mỗi người trong chúng ta đều là một anh hùng nhỏ trong công cuộc giải cứu Trái Đất, với sứ mệnh biến trào lưu bảo vệ môi trường thành trách nhiệm, thói quen và phong cách sống trong thời đại mới này.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Những vấn đề về môi trường sống đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và cấp thiết hơn. Trái Đất đang phải oằn mình chịu đựng sự tàn phá dai dẳng mà nguyên nhân lớn nhất lại xuất phát từ con người. Thảm họa cháy rừng Amazon, những cánh rừng ở Úc chìm trong biển lửa, hay cái chết vì rác thải của hàng triệu sinh vật biển chính là báo động đỏ, cũng là lời kêu cứu khẩn thiết mà Trái Đất đang cố gắng hướng đến mỗi người chúng ta.

Trong năm vừa qua, có rất nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường ra đời: “Sử dụng túi vải, ống hút tre”, “Đi bộ nhặt rác”, “Đem bình nước riêng để được giảm giá”. Các bài viết kêu gọi này thu hút sự quan tâm không nhỏ của cộng đồng mạng, với hàng ngàn lượt like, share. Chúng khiến không ít người trong chúng ta tự trấn an bản thân rằng: mình không hề thờ ơ với môi trường, mình vẫn đang góp phần bảo vệ hành tinh xanh. Quả thực, những chiến dịch bảo vệ môi trường đã đem lại ít nhiều tác động tích cực, thế nhưng Trái Đất vẫn không ngừng kêu cứu mỗi ngày. Lí do là vì sao?

Tình trạng rác thải quá tải, ô nhiễm gia tăng đã tồn tại từ rất lâu. Nhưng những năm gần đây, khi có những bức hình về các loại sinh vật chết tức tưởi với túi nilon, ống hút mắc kẹt trong cơ thể, hay những cung đường ngập ngụa rác thải, thì tình trạng này mới nóng lên bao giờ hết. Hiện nay, bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải đã trở thành trào lưu mới, được tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là ở giới trẻ, nhưng lại chưa được triệt để thực hiện trong thực tiễn cuộc sống.

Mỗi khi có chiến dịch bảo vệ môi trường, bên cạnh một nhóm người thực hiện tích cực, vẫn tồn tại những nhóm người mang suy nghĩ thế này:

– Mình không làm cũng không sao, sẽ có những người khác làm.

– Mình chỉ sử dụng bọc nilon, vứt rác ra đường nốt lần này thôi. Bắt đầu từ ngày mai mình sẽ thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường.

– Mình thực hiện chiến dịch một, hai lần rồi, cuối cùng đâu lại vào đấy.

Phần lớn chúng ta vẫn còn quá thụ động trong việc bảo vệ môi trường. Chúng ta dễ dàng ấn share một bài viết kêu gọi trên Facebook hay tải ứng dụng Ecosia về điện thoại, nhưng lại gặp trở ngại khi phân loại rác thải hoặc cầm tô đựng, bình nước riêng ra cửa hàng. Trong hai, ba nghìn lượt share trên Facebook, có thể có khoảng vài trăm người từng thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường. Điều này chắc chắn đóng góp ít nhiều vào chiến dịch bảo vệ hành tinh xanh, nhưng lại không thể đuổi kịp tốc độ ô nhiễm của Trái Đất và sự dửng dưng của rất nhiều người còn lại. Mấu chốt ở đây chính là, chúng ta biết về sứ mệnh của mình với Trái Đất, chúng ta có thể hưởng ứng các phong trào bảo vệ môi trường, nhưng chúng ta lại chưa thật sự biến chúng thành thói quen, hay lớn hơn là cách sống của thời đại mới.

Điều mỗi người trong chúng ta nên làm chính là xây dựng cho mình những thói quen tích cực. Thói quen đầu tiên rất dễ dàng, mà một đứa trẻ cũng có thể làm được, đó là bỏ rác đúng nơi quy định. Mỗi mùa du lịch, những người yêu quý Đà Lạt lại không ngừng thổn thức trước những bức ảnh rác thải ngập tràn quảng trường, chợ đêm, khiến vẻ đẹp vốn thơ mộng, lãng mạn của thành phố mờ sương này có đôi phần phai nhạt. Hay gần hơn là ở những cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhiều người sau khi sử dụng phòng ăn vẫn để hộp đựng, bao bì, thức ăn thừa ngổn ngang trên bàn, thay vì dọn dẹp và vứt rác đúng nơi quy định. Hãy yêu quí môi trường mình đang sinh sống, xem Trái Đất như ngôi nhà chung, và bảo vệ nó bằng những hành động nhỏ và đơn giản nhất.

Một thói quen khác mà chúng ta nên xây dựng chính là phân loại rác. Rác có thể được phân loại thành hai nhóm: rác hữu cơ – các loại rác thực phẩm thừa sau khi được chế biến thành đồ ăn và rác vô cơ – những loại rác không thể tái sử dụng và tái chế, chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải. Phân loại rác đúng cách còn góp phần nâng cao ý thức hạn chế sử dụng các loại rác vô cơ không có khả năng tái chế, gây hại cho môi trường sống.

Thói quen sắp được đề cập tiếp theo cũng chính là chiến dịch nóng nhất trong năm vừa qua: giảm thiểu rác thải nhựa. Hiện nay, có khá nhiều vật dụng có thể thay thế nhựa trong đời sống hằng ngày như túi giấy, túi vải, túi gai, ống hút tre, ống hút gạo, khay đựng thức ăn gỗ,…Nếu có điều kiện hơn, chúng ta có thể mở rộng phạm vi hạn chế rác thải nhựa như mặc quần áo làm từ chất liệu tự nhiên như cotton, len, gai, lụa thay cho sợi tổng hợp, hoặc sử dụng cốc nguyệt san thay cho băng vệ sinh dùng một lần. Bên cạnh thay thế đồ dùng nhựa, chúng ta còn có thể tìm cách tái sử dụng chúng để giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường. Chẳng hạn như biến chai nước dùng rồi thành đồ đựng, hoặc đem các lọ nhựa thành vật trang trí bàn học, thay thế cho chậu trồng cây. Rác sẽ không còn là rác nữa, khi chúng ta biết cách tái sử dụng chúng.

Chúng ta có thể đã được nghe tuyên truyền về những hành động thân thiện với môi trường như thế này rất nhiều lần. Mấu chốt chính là chúng ta cần thực sự hành động, và thực hiện bảo vệ môi trường xuyên suốt như một thói quen sống tích cực hằng ngày. Đừng để bảo vệ môi trường trở thành một trào lưu chìm vào lãng quên hay chỉ tồn tại trong xã hội ảo. Mỗi người trong chúng ta đều là một anh hùng nhỏ trong công cuộc giải cứu Trái Đất, với sứ mệnh biến trào lưu bảo vệ môi trường thành trách nhiệm, thói quen và phong cách sống trong thời đại mới này.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

QUẦN ÁO CÓ THẬT SỰ PHÙ PHIẾM

Một số người cho rằng, quần áo chỉ là một lớp vỏ bọc sáo rỗng, phù phiếm bên ngoài. Nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, luôn ghi nhận tầm quan trọng của quần áo, cảm thấy quần áo không bao giờ là đủ.  Họ thường phiền não vì “không có gì để mặc hết” dù cho...

DỌN DẸP TỦ QUẦN ÁO THANH LỌC TÂM TRÍ

Một trong những niềm đam mê bất tận của phái đẹp là mua sắm, đặc biệt là mua sắm quần áo mới. Cũng chính vì vậy nên tủ đồ của nhiều cô nàng luôn ở trong tình trạng “chật cứng”, thế nhưng chủ nhân của nó vẫn phân vân không biết hôm nay mình nên mặc gì đây. Thực chất,...

ĐÀN BÀ ĐẸP

 Dạo quanh Sài Gòn vào một buổi chiều cuối tuần dịu nhẹ, ai trong chúng ta cũng rất dễ bắt gặp hình ảnh của những cô nàng rất xinh theo sau những chiếc xe đời mới đắt tiền. Tôi chặt lưỡi, giới trẻ ngày nay sao xinh quá, dáng dong dỏng cao, khuôn trăng đầy...

SAFFRON – “THẦN DƯỢC” CHO SẮC ĐẸP

  Trong những năm gần đây, Saffron được lưu truyền như một loại “thần dược” đa năng cho sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt là đối với các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu rõ Saffron là gì, có công dụng ra sao và sử dụng như thế nào để đạt được...

CHĂM SÓC DA TRONG MÔI TRƯỜNG Ô NHIỄM

  Không khí đang ngày càng trở nên ô nhiễm với rất nhiều bụi bẩn và chất độc mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Các phân tử có hại này không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn thâm nhập vào da thông qua lỗ chân lông, khiến các sợi collagen trở...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...