LẤY CHỒNG KHÔNG PHẢI ĐIỀU TỆ LẮM

LẤY CHỒNG KHÔNG PHẢI ĐIỀU TỆ LẮM

 

Trong một lần cùng đám bạn cũ họp mặt, có không ít cô gái hùng hồn tuyên bố với tôi rằng mình sẽ không lấy chồng. Bởi ai cũng cho rằng lấy chồng đồng nghĩa với việc phải hầu hạ người khác, hao mòn nhan sắc và lãng phí tuổi xuân, lại bị gò bó đủ điều, chi bằng sống độc thân cho sướng, tha hồ làm những điều mình thích. Thế nhưng tôi cho rằng, nếu đúng người và đúng thời điểm thì kết hôn cũng không phải là một điều tệ lắm.

Tôi vốn dĩ là một người phản đối việc lấy chồng vội vã. Bản thân tôi có không ít lần bị gia đình, họ hàng thúc ép mau kết hôn. Nhưng hôn nhân đại sự là chuyện cả đời người, đâu thể vội vã nhắm mắt đưa chân, chọn bừa một kẻ nào đấy mình không yêu, cũng chẳng có nửa điểm thích hợp để lấy.

Tôi thường khuyên bạn bè đừng lấy chồng khi chưa gặp được người thích hợp. Nhưng như thế không có nghĩa là sợ yêu đương, không dám nghĩ đến hôn nhân, đến mức khi gặp được tình yêu đích thực lại chần chừ và do dự để rồi đánh mất người mình yêu mãi mãi.

Đối với tôi, cuộc sống độc thân chẳng có gì là không tốt. Khi ấy, tôi được tự do làm điều mình thích, được làm chủ cuộc đời, không phải phụ thuộc vào ai. Đó chính là một dạng hạnh phúc. Thế nhưng, tôi tự hỏi, nếu như một ngày tôi gặp được người tôi thật sự yêu thương, và người đó cũng yêu thương tôi thật lòng thì sẽ thế nào?

Thuở còn nhỏ, tôi vẫn luôn mơ mộng về chàng hoàng tử hay anh “soái ca” bước ra từ những mẩu chuyện cổ tích và thước phim ngôn tình. Sau này lớn lên, dù đã thôi mộng mơ, nhưng tôi vẫn hi vọng mình sẽ gặp được tình yêu đích thực, để tôi có thể gật gù: “À, hóa ra tình yêu cũng có thể đẹp đến như vậy”.

Người đó ắt hẳn sẽ làm cuộc sống của tôi xáo trộn. Căn phòng mà tôi từng cảm thấy tự do, thoải mái trước đây bỗng trở nên trống trải đến lạ kì. Mọi chuẩn mực tôi vẽ ra đều dần đổi thay. Người đó khiến tôi cảm thấy hôn nhân chính là điều tuyệt vời nhất và được gắn bó bên nhau chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.

Và tôi tin rằng, rất nhiều cô gái rồi cũng sẽ cảm thấy như tôi.

Khi nhắc đến hôn nhân, chúng ta ngay lập tức nghĩ đến lừa lọc, giả dối, phản bội. Những cô gái từng trải qua đổ vỡ càng mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân hơn. Nhưng bản chất của hôn nhân không xấu, tình yêu đích thực cũng không hề tuyệt chủng, chỉ là nhiều người chưa kịp gặp nó thì đã bỏ cuộc mà thôi.

Ắt hẳn nhiều cô gái sẽ tặc lưỡi rằng lấy chồng phiền phức lắm. Đúng vậy, mọi vật trên đời này đều phải trả giá. Nhưng bằng một cách nào đó, những điều “phiền phức” ấy lại hóa thành đặc quyền hạnh phúc riêng của những người yêu nhau.

Đầu tiên, hôn nhân cho chúng ta một tổ ấm. Thử tưởng tượng một ngày bạn về nhà vào buổi tối thật muộn, cơ thể lả đi vì đói và mệt mỏi. Nhưng căn nhà nhỏ của bạn vẫn sáng đèn, vẫn ấm áp hơi thở con người, vẫn có một dáng hình quen thuộc đợi bạn bên những món ăn đã được chuẩn bị trước, khẽ ôm bạn và hỏi rằng: “Có mệt lắm không?”. Dường như hai chữ bình yên chỉ gói gọn trong một phút giây giản đơn như thế.

Người đó sẽ khen ngợi bạn khi làm tốt, an ủi bạn khi chán chường, chăm sóc cho bạn khi ốm đau… Mỗi ngày, bạn sẽ thức dậy và tự tay cài từng chiếc cúc trên bộ suit lịch lãm của anh ấy. Khi trời tắt nắng, đôi bên lại cùng kết thúc một ngày bên cạnh nhau, cùng kể về những chuyện đã xảy ra trong ngày. Suốt một chặng đường dài về sau, không còn ai phải cô đơn và lủi thủi trong vỏ bọc của riêng mình nữa. Bởi cả hai đã có nhau, cứ thế cùng đồng hành, san sẻ mọi thứ, sống vì nhau, cùng nhau vượt qua mọi gian truân thử thách.

Hôn nhân còn khiến chúng ta sống tốt hơn. Vì gắn bó với một người nên chúng ta chợt trở nên trưởng thành, có trách nhiệm, biết suy nghĩ cho người khác. Người ấy trở thành một nguồn cảm hứng và động lực vô hạn để chúng ta không ngừng cố gắng mỗi ngày.

Sẽ có đôi lần cả hai cãi vã, giận dỗi nhau. Nhưng sau mỗi lần như vậy, chúng ta lại biết đặt mình vào vị trí của người khác và học cách nhường nhịn một chút, thấu hiểu một chút, bao dung một chút. Không rõ từ khi nào, chúng ta dần cải thiện những khuyết điểm và bào mòn những góc cạnh sắc nhọn của chính mình.

Hôn nhân dĩ nhiên có vô vàn khó khăn, nhưng cũng đem đến cho con người nhiều giá trị tuyệt vời. Kết hôn giống như việc một người lính nhảy dù thả mình giữa bầu trời cao chót vót. Lý trí sẽ không ngừng gào thét đây là hành động liều lĩnh, nhưng trái tim hiểu rằng họ có thể bay. Và hơn hết cả, người bạn đời của họ cũng đang cùng họ bay! 

Hôn nhân đích thực đòi hỏi con người phải nhẫn nại – nhẫn nại để tìm được đúng người, nhẫn nại để chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng sau này, nhẫn nại để có thể gắn bó với nhau dài lâu. Đừng kết hôn vì bị thúc ép, thiếu thốn kinh tế, muốn được dựa dẫm hay tìm bừa một người để lấp đầy nỗi trống trải trong mình. Hãy kết hôn vì bạn đã gặp được người mình yêu, sẵn sàng để sống với nhau dài lâu, và vì bạn muốn được hạnh phúc vững bền với người đó. Người đó không chỉ là người yêu, mà còn là tri kỉ ấm áp, nguồn cảm hứng vô hạn, động lực sống lớn lao. Điều người đó làm không phải là hủy hoại, mà là tô điểm cho cuộc sống của bạn thêm rực rỡ. 

Dĩ nhiên tôi không hề phản đối chủ nghĩa sống độc thân. Mỗi người sẽ có một cách tận hưởng hạnh phúc riêng. Nhưng đừng vì những quan niệm về sống độc thân mà sợ hãi, chần chừ, bỏ mặc cho tình yêu đích thực vụt mất, để lại trái tim trống rỗng và cả đời nuối tiếc. Bởi: “Bạn có thể sống một mình, trong một căn hộ nhỏ xinh của bạn với cây cối, chó mèo. Nhưng hãy tin tôi đi, khi có ngày ấy đến, ngay cả những nhành hoa bên cửa sổ hay bầy thú cưng của bạn cũng sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy “con sen” của mình được mặc váy cô dâu”.

CATHERINE

Trong một lần cùng đám bạn cũ họp mặt, có không ít cô gái hùng hồn tuyên bố với tôi rằng mình sẽ không lấy chồng. Bởi ai cũng cho rằng lấy chồng đồng nghĩa với việc phải hầu hạ người khác, hao mòn nhan sắc và lãng phí tuổi xuân, lại bị gò bó đủ điều, chi bằng sống độc thân cho sướng, tha hồ làm những điều mình thích. Thế nhưng tôi cho rằng, nếu đúng người và đúng thời điểm thì kết hôn cũng không phải là một điều tệ lắm.

Tôi vốn dĩ là một người phản đối việc lấy chồng vội vã. Bản thân tôi có không ít lần bị gia đình, họ hàng thúc ép mau kết hôn. Nhưng hôn nhân đại sự là chuyện cả đời người, đâu thể vội vã nhắm mắt đưa chân, chọn bừa một kẻ nào đấy mình không yêu, cũng chẳng có nửa điểm thích hợp để lấy.

Tôi thường khuyên bạn bè đừng lấy chồng khi chưa gặp được người thích hợp. Nhưng như thế không có nghĩa là sợ yêu đương, không dám nghĩ đến hôn nhân, đến mức khi gặp được tình yêu đích thực lại chần chừ và do dự để rồi đánh mất người mình yêu mãi mãi.

Đối với tôi, cuộc sống độc thân chẳng có gì là không tốt. Khi ấy, tôi được tự do làm điều mình thích, được làm chủ cuộc đời, không phải phụ thuộc vào ai. Đó chính là một dạng hạnh phúc. Thế nhưng, tôi tự hỏi, nếu như một ngày tôi gặp được người tôi thật sự yêu thương, và người đó cũng yêu thương tôi thật lòng thì sẽ thế nào?

Thuở còn nhỏ, tôi vẫn luôn mơ mộng về chàng hoàng tử hay anh “soái ca” bước ra từ những mẩu chuyện cổ tích và thước phim ngôn tình. Sau này lớn lên, dù đã thôi mộng mơ, nhưng tôi vẫn hi vọng mình sẽ gặp được tình yêu đích thực, để tôi có thể gật gù: “À, hóa ra tình yêu cũng có thể đẹp đến như vậy”.

Người đó ắt hẳn sẽ làm cuộc sống của tôi xáo trộn. Căn phòng mà tôi từng cảm thấy tự do, thoải mái trước đây bỗng trở nên trống trải đến lạ kì. Mọi chuẩn mực tôi vẽ ra đều dần đổi thay. Người đó khiến tôi cảm thấy hôn nhân chính là điều tuyệt vời nhất và được gắn bó bên nhau chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.

Và tôi tin rằng, rất nhiều cô gái rồi cũng sẽ cảm thấy như tôi.

Khi nhắc đến hôn nhân, chúng ta ngay lập tức nghĩ đến lừa lọc, giả dối, phản bội. Những cô gái từng trải qua đổ vỡ càng mất niềm tin vào tình yêu và hôn nhân hơn. Nhưng bản chất của hôn nhân không xấu, tình yêu đích thực cũng không hề tuyệt chủng, chỉ là nhiều người chưa kịp gặp nó thì đã bỏ cuộc mà thôi.

Ắt hẳn nhiều cô gái sẽ tặc lưỡi rằng lấy chồng phiền phức lắm. Đúng vậy, mọi vật trên đời này đều phải trả giá. Nhưng bằng một cách nào đó, những điều “phiền phức” ấy lại hóa thành đặc quyền hạnh phúc riêng của những người yêu nhau.

Đầu tiên, hôn nhân cho chúng ta một tổ ấm. Thử tưởng tượng một ngày bạn về nhà vào buổi tối thật muộn, cơ thể lả đi vì đói và mệt mỏi. Nhưng căn nhà nhỏ của bạn vẫn sáng đèn, vẫn ấm áp hơi thở con người, vẫn có một dáng hình quen thuộc đợi bạn bên những món ăn đã được chuẩn bị trước, khẽ ôm bạn và hỏi rằng: “Có mệt lắm không?”. Dường như hai chữ bình yên chỉ gói gọn trong một phút giây giản đơn như thế.

Người đó sẽ khen ngợi bạn khi làm tốt, an ủi bạn khi chán chường, chăm sóc cho bạn khi ốm đau… Mỗi ngày, bạn sẽ thức dậy và tự tay cài từng chiếc cúc trên bộ suit lịch lãm của anh ấy. Khi trời tắt nắng, đôi bên lại cùng kết thúc một ngày bên cạnh nhau, cùng kể về những chuyện đã xảy ra trong ngày. Suốt một chặng đường dài về sau, không còn ai phải cô đơn và lủi thủi trong vỏ bọc của riêng mình nữa. Bởi cả hai đã có nhau, cứ thế cùng đồng hành, san sẻ mọi thứ, sống vì nhau, cùng nhau vượt qua mọi gian truân thử thách.

Hôn nhân còn khiến chúng ta sống tốt hơn. Vì gắn bó với một người nên chúng ta chợt trở nên trưởng thành, có trách nhiệm, biết suy nghĩ cho người khác. Người ấy trở thành một nguồn cảm hứng và động lực vô hạn để chúng ta không ngừng cố gắng mỗi ngày.

Sẽ có đôi lần cả hai cãi vã, giận dỗi nhau. Nhưng sau mỗi lần như vậy, chúng ta lại biết đặt mình vào vị trí của người khác và học cách nhường nhịn một chút, thấu hiểu một chút, bao dung một chút. Không rõ từ khi nào, chúng ta dần cải thiện những khuyết điểm và bào mòn những góc cạnh sắc nhọn của chính mình.

Hôn nhân dĩ nhiên có vô vàn khó khăn, nhưng cũng đem đến cho con người nhiều giá trị tuyệt vời. Kết hôn giống như việc một người lính nhảy dù thả mình giữa bầu trời cao chót vót. Lý trí sẽ không ngừng gào thét đây là hành động liều lĩnh, nhưng trái tim hiểu rằng họ có thể bay. Và hơn hết cả, người bạn đời của họ cũng đang cùng họ bay! 

Hôn nhân đích thực đòi hỏi con người phải nhẫn nại – nhẫn nại để tìm được đúng người, nhẫn nại để chuẩn bị cho cuộc sống vợ chồng sau này, nhẫn nại để có thể gắn bó với nhau dài lâu. Đừng kết hôn vì bị thúc ép, thiếu thốn kinh tế, muốn được dựa dẫm hay tìm bừa một người để lấp đầy nỗi trống trải trong mình. Hãy kết hôn vì bạn đã gặp được người mình yêu, sẵn sàng để sống với nhau dài lâu, và vì bạn muốn được hạnh phúc vững bền với người đó. Người đó không chỉ là người yêu, mà còn là tri kỉ ấm áp, nguồn cảm hứng vô hạn, động lực sống lớn lao. Điều người đó làm không phải là hủy hoại, mà là tô điểm cho cuộc sống của bạn thêm rực rỡ. 

Dĩ nhiên tôi không hề phản đối chủ nghĩa sống độc thân. Mỗi người sẽ có một cách tận hưởng hạnh phúc riêng. Nhưng đừng vì những quan niệm về sống độc thân mà sợ hãi, chần chừ, bỏ mặc cho tình yêu đích thực vụt mất, để lại trái tim trống rỗng và cả đời nuối tiếc. Bởi: “Bạn có thể sống một mình, trong một căn hộ nhỏ xinh của bạn với cây cối, chó mèo. Nhưng hãy tin tôi đi, khi có ngày ấy đến, ngay cả những nhành hoa bên cửa sổ hay bầy thú cưng của bạn cũng sẽ vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy “con sen” của mình được mặc váy cô dâu”.

CATHERINE

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...