MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi ta nhớ bao kỉ niệm của những mùa Giáng sinh trong ký ức son trẻ.

Đó là những mâm cơm gia đình sum vầy bên nhau, chuyện trò rôm rả; là những chiếc áo Noel đỏ rực ai đó hóa thân thành ông già Tuyết của xứ sở băng giá, yên ả mỉm cười mang theo túi quà khệ nệ bước vào trong từng giấc mơ của bọn trẻ. 

Cô nhớ như in nhà cô cách nhà anh một hàng rào bông dâm bụt, mỗi mùa Giáng sinh đến cả hai thường lén ra phía sau nhà thờ để được nhìn ngắm thứ ánh sáng diệu kỳ lấp lánh như những vì sao trong các hang động nhỏ hẹp, kể nhau nghe những câu chuyện về Chúa giáng trần, rồi ngẩn ngơ giữa tiếng đồng ca réo rắt ngân vang. Nhìn những phần quà được đặt ngăn nắp trên kệ, cô ước gì cũng được ông già Noel tặng cho một cái.

Cả anh và cô cứ thế chập chững bước vào đời bằng thứ hạnh phúc đơn sơ, bình dị ấy; cùng nhau đợi chờ Giáng sinh đến để được xin mẹ đi ngắm đèn, nghe chuông giáo đường vang vọng. Trong lúc nó ngây ngất ngắm nhìn người qua kẻ lại, anh đặt vào tay nó một tấm thiệp có cây thông tô màu xanh đỏ, anh chúc nó có một mùa Giáng sinh trọn vẹn an lành.

Vậy mà không lâu sau, anh bỏ cô đi biền biệt, nghe nói anh đi định cư bên Mỹ nên những mùa Giáng sinh sau cô cũng chẳng còn ai để mong đợi, để đi ngắm sao trời và nghe gió lùa vào mái tóc. Từ đó đến nay, cô đã bỏ Giáng sinh vào một góc trái tim, chẳng màn dòm ngó tới. Có khi cô lại còn tuyên chiến với Giáng sinh, với chủ nghĩa tiêu dùng và những khía cạnh thực dụng của ngày lễ mà nhiều người mong đợi.

Đến một ngày cô cũng đi xa, xa đến nỗi chẳng còn nhận ra quê hương mình nằm ở đâu trên tấm bản đồ chi chít những đường ranh biên giới. Giáng sinh với cô là một mình đi về, là một mình nằm nhà chẳng còn nghe phố xá thở than, là những thanh âm đứt quãng chỉ còn hằn trong dĩ vãng có lúc hiện ra mênh mang cả một góc trời. Cô cũng chẳng màng bận tâm, cứ thế ngủ vùi cho nỗi cô đơn chẳng có dịp trở mình lên tiếng.

Cô nhận ra Giáng sinh khiến những đứa con xa quê như cô chạnh lòng. Một mình đứng giữa phố xá rực rỡ ánh đèn, không khí nhộn nhịp nhưng sao chẳng ai để ủi an, chẳng ai mong đợi đến chạm khẽ khàng vào từng nỗi nhớ không tên. Giữa muôn trùng gió bễ, cô chợt thèm một bàn tay đan vào nhau để đêm đông không còn lạnh giá.

Rồi bỗng dưng anh đến, anh mang cho cô những món quà tự tay anh làm; giản dị, nhưng vô cùng ý nghĩa. Anh bắt đầu kể câu chuyện Giáng sinh cho cô nghe bằng những cung bậc dịu dàng rất khác. Cô chợt nhận ra, mình chẳng cần phải ghét Giáng sinh, bởi một khi chịu mở lòng ra đón nhận tình yêu từ gia đình, bạn bè, những người thương yêu thì đó tình yêu cũng từ đó bắt đầu. Đó cũng chính là ý nghĩa của “Mùa yêu” – mùa của những hy vọng.

Sài Gòn lập đông, cô lại quay về nơi chôn nhau cắt rốn, với anh với gia đình nhỏ của mình. Năm nay cô lại được dịp chứng kiến người người qua lại, những cảm giác ấm áp, rạo rực, vui buồn lẫn lộn được đan xen nhau trên những con đường của thành phố. Cô hì hục mang cây thông ra trước nhà, không quên viết điều ước treo trên cây với mong muốn những điều kỳ diệu sẽ đến với gia đình trong năm mới. 

Ngoài kia, chắc nhiều người giống cô, thích tin vào những điều kỳ diệu. Bởi chẳng có điều kỳ diệu nào phức tạp, đôi khi chỉ là một vòng tay ấm áp từ những người thân yêu, là khi bạn buồn bỗng có ai đó xuất hiện, động viên bạn có thêm niềm tin, trao cho bạn những điều ngọt ngào chưa từng có. Điều kỳ diệu sẽ đến khi ta có tình yêu thương, sự bao dung, vị tha với những người bên cạnh.

Thêm một lần yêu lại Giáng sinh cũng có nghĩa là thêm một lần cô tự cởi trói cho trái tim cô đơn của mình. Trong cô vẫn còn hình ảnh những ngày trốn học đến ngắm người ta trang trí giáo đường. Cảm giác bồi hồi khi chợt nghe lại những bài thánh ca bất hủ. Những kí ức về một mùa yêu thương luôn là những khoảnh khắc ngọt ngào nhất, mà cô ít nhiều đã từng một lần chạm tay vào trong miền nhớ.

Sẽ chẳng ai trong chúng ta xứng đáng để buồn trong đêm Giáng sinh cả. Mỗi chúng ta hãy tự tặng cho mình một Giáng Sinh nho nhỏ an lành, dành lấy một đêm lễ cuối năm để nuông chiều bản thân mình nhiều nhất có thể. Giống như câu chúc mà người ta vẫn thường hay chúc với nhau: “Have yourself a little Merry Christmas”.

Giáng sinh năm nay, cầu mong sẽ là một mùa Giáng sinh an lành, cho cô và cho tất cả mọi người, mọi nhà trên thế gian này…

MIA NGUYỄN

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi ta nhớ bao kỉ niệm của những mùa Giáng sinh trong ký ức son trẻ.

Đó là những mâm cơm gia đình sum vầy bên nhau, chuyện trò rôm rả; là những chiếc áo Noel đỏ rực ai đó hóa thân thành ông già Tuyết của xứ sở băng giá, yên ả mỉm cười mang theo túi quà khệ nệ bước vào trong từng giấc mơ của bọn trẻ. 

Cô nhớ như in nhà cô cách nhà anh một hàng rào bông dâm bụt, mỗi mùa Giáng sinh đến cả hai thường lén ra phía sau nhà thờ để được nhìn ngắm thứ ánh sáng diệu kỳ lấp lánh như những vì sao trong các hang động nhỏ hẹp, kể nhau nghe những câu chuyện về Chúa giáng trần, rồi ngẩn ngơ giữa tiếng đồng ca réo rắt ngân vang. Nhìn những phần quà được đặt ngăn nắp trên kệ, cô ước gì cũng được ông già Noel tặng cho một cái.

Cả anh và cô cứ thế chập chững bước vào đời bằng thứ hạnh phúc đơn sơ, bình dị ấy; cùng nhau đợi chờ Giáng sinh đến để được xin mẹ đi ngắm đèn, nghe chuông giáo đường vang vọng. Trong lúc nó ngây ngất ngắm nhìn người qua kẻ lại, anh đặt vào tay nó một tấm thiệp có cây thông tô màu xanh đỏ, anh chúc nó có một mùa Giáng sinh trọn vẹn an lành.

Vậy mà không lâu sau, anh bỏ cô đi biền biệt, nghe nói anh đi định cư bên Mỹ nên những mùa Giáng sinh sau cô cũng chẳng còn ai để mong đợi, để đi ngắm sao trời và nghe gió lùa vào mái tóc. Từ đó đến nay, cô đã bỏ Giáng sinh vào một góc trái tim, chẳng màn dòm ngó tới. Có khi cô lại còn tuyên chiến với Giáng sinh, với chủ nghĩa tiêu dùng và những khía cạnh thực dụng của ngày lễ mà nhiều người mong đợi.

Đến một ngày cô cũng đi xa, xa đến nỗi chẳng còn nhận ra quê hương mình nằm ở đâu trên tấm bản đồ chi chít những đường ranh biên giới. Giáng sinh với cô là một mình đi về, là một mình nằm nhà chẳng còn nghe phố xá thở than, là những thanh âm đứt quãng chỉ còn hằn trong dĩ vãng có lúc hiện ra mênh mang cả một góc trời. Cô cũng chẳng màng bận tâm, cứ thế ngủ vùi cho nỗi cô đơn chẳng có dịp trở mình lên tiếng.

Cô nhận ra Giáng sinh khiến những đứa con xa quê như cô chạnh lòng. Một mình đứng giữa phố xá rực rỡ ánh đèn, không khí nhộn nhịp nhưng sao chẳng ai để ủi an, chẳng ai mong đợi đến chạm khẽ khàng vào từng nỗi nhớ không tên. Giữa muôn trùng gió bễ, cô chợt thèm một bàn tay đan vào nhau để đêm đông không còn lạnh giá.

Rồi bỗng dưng anh đến, anh mang cho cô những món quà tự tay anh làm; giản dị, nhưng vô cùng ý nghĩa. Anh bắt đầu kể câu chuyện Giáng sinh cho cô nghe bằng những cung bậc dịu dàng rất khác. Cô chợt nhận ra, mình chẳng cần phải ghét Giáng sinh, bởi một khi chịu mở lòng ra đón nhận tình yêu từ gia đình, bạn bè, những người thương yêu thì đó tình yêu cũng từ đó bắt đầu. Đó cũng chính là ý nghĩa của “Mùa yêu” – mùa của những hy vọng.

Sài Gòn lập đông, cô lại quay về nơi chôn nhau cắt rốn, với anh với gia đình nhỏ của mình. Năm nay cô lại được dịp chứng kiến người người qua lại, những cảm giác ấm áp, rạo rực, vui buồn lẫn lộn được đan xen nhau trên những con đường của thành phố. Cô hì hục mang cây thông ra trước nhà, không quên viết điều ước treo trên cây với mong muốn những điều kỳ diệu sẽ đến với gia đình trong năm mới. 

Ngoài kia, chắc nhiều người giống cô, thích tin vào những điều kỳ diệu. Bởi chẳng có điều kỳ diệu nào phức tạp, đôi khi chỉ là một vòng tay ấm áp từ những người thân yêu, là khi bạn buồn bỗng có ai đó xuất hiện, động viên bạn có thêm niềm tin, trao cho bạn những điều ngọt ngào chưa từng có. Điều kỳ diệu sẽ đến khi ta có tình yêu thương, sự bao dung, vị tha với những người bên cạnh.

Thêm một lần yêu lại Giáng sinh cũng có nghĩa là thêm một lần cô tự cởi trói cho trái tim cô đơn của mình. Trong cô vẫn còn hình ảnh những ngày trốn học đến ngắm người ta trang trí giáo đường. Cảm giác bồi hồi khi chợt nghe lại những bài thánh ca bất hủ. Những kí ức về một mùa yêu thương luôn là những khoảnh khắc ngọt ngào nhất, mà cô ít nhiều đã từng một lần chạm tay vào trong miền nhớ.

Sẽ chẳng ai trong chúng ta xứng đáng để buồn trong đêm Giáng sinh cả. Mỗi chúng ta hãy tự tặng cho mình một Giáng Sinh nho nhỏ an lành, dành lấy một đêm lễ cuối năm để nuông chiều bản thân mình nhiều nhất có thể. Giống như câu chúc mà người ta vẫn thường hay chúc với nhau: “Have yourself a little Merry Christmas”.

Giáng sinh năm nay, cầu mong sẽ là một mùa Giáng sinh an lành, cho cô và cho tất cả mọi người, mọi nhà trên thế gian này…

MIA NGUYỄN

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...