BẾP NHÀ ẤM NỒNG KHÓI BẾP

BẾP NHÀ ẤM NỒNG KHÓI BẾP

 

Một người bạn đã từng bảo với tôi rằng tuổi thơ của bạn có lẽ đã bị kém may mắn vì chưa bao giờ nhìn thấy khói đốt đồng hay một bếp lửa quê nghi ngút khói. 

Tôi nghe xong nhoẻn miệng cười và gửi ngay cho bạn tấm ảnh bếp nhà tôi với một niềm tự hào. Hơn hai mươi mấy năm, bếp nhà tôi vẫn ám thứ mùi khói hăng hăng mà quen thuộc ấy.

3h30 sáng, đồng hồ báo thức reo vang. Ba trở mình thức giấc. Lũ gà cũng lục tục kéo nhau thức dậy, thi nhau gáy vang rền, mấy con chó cũng vươn vai thức dậy mừng ba, kêu ư ử nịnh nọt… 

Những tiếng động của buổi sáng sớm ở quê nhà làm tôi khó có thể ngủ lại được. Đã lâu rồi, kể từ thời luyện thi đại học đến bây giờ, tôi mới có dịp thức dậy thật sớm mà không phải vì lo ôn bài hay để vội vàng chạy kịp chuyến bay đi công tác. 

Trời vẫn chưa hửng sáng, bốn bề đêm đen vẫn phủ đầy. Những giọt sương khuya đậu trên mái tôn, nhỏ ton ton xuống mặt bàn trà của ba. 

Nhà tôi có một chái bếp kề bên gian nhà chính, được che chắn bằng mấy tấm phên bằng lá dừa. Ba đã nhóm bếp, mùi khói bắt đầu lên đầy, ba lom khom đưa củi vào lò. Củi cháy bén, bếp hồng lên ánh lửa bập bùng. Ba đặt ấm nước lên, chiếc ấm cũng ám đầy khói đen đen. Nước sôi, ba pha ấm trà đầu tiên, lấy ra vài cái bánh ngọt và bật chiếc tivi màu TCL hàng thượng cổ – hai mươi năm vẫn chạy tốt để nghe chút tin tức. 

Mỗi ngày của ba đều bắt đầu như thế. Chậm rãi và đều đặn. 

Tôi chợt nhận ra mình rất hiếm khi dậy sớm để được ngồi cùng ba thế này. Có những khoảng lặng của hai cha con sau những câu hỏi về công việc, tình cảm của tôi. Ba ngồi im lặng suy tư, thi thoảng đưa tay đẩy đôi ba nhánh củi vào lò. Ngọn lửa màu cam cam quen thuộc theo suốt tuổi thơ tôi, từ khi mái tóc ba còn đen nhánh, đến tận khi đã lấm tấm sợi bạc, mỗi năm một nhiều. 

Khoảng vài ba năm nay, tôi có cảm giác mình chẳng thích được mừng sinh nhật vào mỗi năm nữa vì tôi sợ phải đối diện với thời gian và tuổi tác của mình. Nhưng tôi gần như quên mất rằng, khi tôi bắt đầu có tuổi dần thì song song đó, ba mẹ tôi cũng đã nhiều thêm rất nhiều tuổi. 

Hôm ấy, tôi lặng nhìn ba đôi lần. Mái tóc ba cắt gần sát đầu, đã bạc hơn nửa. Đôi mắt đã qua một lần mổ vì cườm nheo tít lại khi phải nhìn thứ gì đó ở xa xa. Bàn tay ba gầy guộc, những đầu móng tay bị nhựa cây làm đen đi, chằng chịt những vết cắt trong lòng bàn tay. 

Tự dưng tôi rớt nước mắt. 

Thương quá, dáng khom khom của ba mỗi sáng thế này. Thương quá, những ngày ba ngồi róc từng tàu lá dừa, chặt từng mớ củi. Thương quá, bếp nhà nồng nàn mùi khói bếp, nồng nàn mùi bụi tro. Thương quá, chái nhà ám màu xám đen – vết tích của những lọn khói mỗi sáng trưa chiều. 

Hơn hai mươi năm, trong gian nhà nhỏ ấy, khói bếp thơm trên từng bữa cơm nhà. Ngày tôi đề nghị ba mẹ mua cái bếp gas cho đỡ vất vả vì khói cũng chẳng tốt cho mắt, ba thoáng trầm ngâm. Với ba, việc rời xa một cảnh tượng quen thuộc mấy mươi năm là một điều khó có thể làm được. Ba chẳng nói gì và sau hôm ấy, ba đi mua một cái lò mới, nâng ống khói cao hơn, để khói thông lên trên và không quay ngược mà thổi vào mắt mũi nữa. 

Đến đây thì tôi chịu vì câu trả lời này của ba. Và thế là gian bếp nhà tôi cứ 3h30 sáng lại bắt đầu hoạt động của nó. Đều đặn và bình yên. 

Mẹ tôi bảo tình cảm gia đình bao giờ cũng bắt đầu từ gian bếp. Bếp ấm thì nhà ấm. Bếp là nếp nhà. Có lẽ đó là lí do mà ba mẹ luôn muốn giữ một ngọn lửa bập bùng mỗi ngày thế này. Khi tôi cho điều đó là có hại thì với ba mẹ, đó lại là hình ảnh thân thương. 

Trời mờ mờ sáng, mẹ tôi thức dậy. Ba đã nấu xong nồi cháo. Mẹ tiếp ba kho một ít thịt. Bữa ăn sáng nhẹ nhàng kết thúc khi mấy con gà bắt đầu nhao nhao đòi ăn. Mẹ vùi những thanh củi cháy dở, bếp lò tắt dần chỉ còn vài sợi khói xám bốc lên, mỏng mảnh như khói thuốc bay. 

Bây giờ, có lẽ tôi thực sự hiểu thấu tình cảm của nhà thơ Bằng Việt (*), cũng đã đến những ngày bất giác thức dậy giữa lòng thành phố rộn ràng sau bao bộn bề, mỏi mệt, trong đầu tôi vang lên câu hỏi: “Sớm mai này, ba nhóm bếp lên chưa?” (*)

LẠC NHIÊN

(*) Bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt

Một người bạn đã từng bảo với tôi rằng tuổi thơ của bạn có lẽ đã bị kém may mắn vì chưa bao giờ nhìn thấy khói đốt đồng hay một bếp lửa quê nghi ngút khói. 

Tôi nghe xong nhoẻn miệng cười và gửi ngay cho bạn tấm ảnh bếp nhà tôi với một niềm tự hào. Hơn hai mươi mấy năm, bếp nhà tôi vẫn ám thứ mùi khói hăng hăng mà quen thuộc ấy.

3h30 sáng, đồng hồ báo thức reo vang. Ba trở mình thức giấc. Lũ gà cũng lục tục kéo nhau thức dậy, thi nhau gáy vang rền, mấy con chó cũng vươn vai thức dậy mừng ba, kêu ư ử nịnh nọt… 

Những tiếng động của buổi sáng sớm ở quê nhà làm tôi khó có thể ngủ lại được. Đã lâu rồi, kể từ thời luyện thi đại học đến bây giờ, tôi mới có dịp thức dậy thật sớm mà không phải vì lo ôn bài hay để vội vàng chạy kịp chuyến bay đi công tác. 

Trời vẫn chưa hửng sáng, bốn bề đêm đen vẫn phủ đầy. Những giọt sương khuya đậu trên mái tôn, nhỏ ton ton xuống mặt bàn trà của ba. 

Nhà tôi có một chái bếp kề bên gian nhà chính, được che chắn bằng mấy tấm phên bằng lá dừa. Ba đã nhóm bếp, mùi khói bắt đầu lên đầy, ba lom khom đưa củi vào lò. Củi cháy bén, bếp hồng lên ánh lửa bập bùng. Ba đặt ấm nước lên, chiếc ấm cũng ám đầy khói đen đen. Nước sôi, ba pha ấm trà đầu tiên, lấy ra vài cái bánh ngọt và bật chiếc tivi màu TCL hàng thượng cổ – hai mươi năm vẫn chạy tốt để nghe chút tin tức. 

Mỗi ngày của ba đều bắt đầu như thế. Chậm rãi và đều đặn. 

Tôi chợt nhận ra mình rất hiếm khi dậy sớm để được ngồi cùng ba thế này. Có những khoảng lặng của hai cha con sau những câu hỏi về công việc, tình cảm của tôi. Ba ngồi im lặng suy tư, thi thoảng đưa tay đẩy đôi ba nhánh củi vào lò. Ngọn lửa màu cam cam quen thuộc theo suốt tuổi thơ tôi, từ khi mái tóc ba còn đen nhánh, đến tận khi đã lấm tấm sợi bạc, mỗi năm một nhiều. 

Khoảng vài ba năm nay, tôi có cảm giác mình chẳng thích được mừng sinh nhật vào mỗi năm nữa vì tôi sợ phải đối diện với thời gian và tuổi tác của mình. Nhưng tôi gần như quên mất rằng, khi tôi bắt đầu có tuổi dần thì song song đó, ba mẹ tôi cũng đã nhiều thêm rất nhiều tuổi. 

Hôm ấy, tôi lặng nhìn ba đôi lần. Mái tóc ba cắt gần sát đầu, đã bạc hơn nửa. Đôi mắt đã qua một lần mổ vì cườm nheo tít lại khi phải nhìn thứ gì đó ở xa xa. Bàn tay ba gầy guộc, những đầu móng tay bị nhựa cây làm đen đi, chằng chịt những vết cắt trong lòng bàn tay. 

Tự dưng tôi rớt nước mắt. 

Thương quá, dáng khom khom của ba mỗi sáng thế này. Thương quá, những ngày ba ngồi róc từng tàu lá dừa, chặt từng mớ củi. Thương quá, bếp nhà nồng nàn mùi khói bếp, nồng nàn mùi bụi tro. Thương quá, chái nhà ám màu xám đen – vết tích của những lọn khói mỗi sáng trưa chiều. 

Hơn hai mươi năm, trong gian nhà nhỏ ấy, khói bếp thơm trên từng bữa cơm nhà. Ngày tôi đề nghị ba mẹ mua cái bếp gas cho đỡ vất vả vì khói cũng chẳng tốt cho mắt, ba thoáng trầm ngâm. Với ba, việc rời xa một cảnh tượng quen thuộc mấy mươi năm là một điều khó có thể làm được. Ba chẳng nói gì và sau hôm ấy, ba đi mua một cái lò mới, nâng ống khói cao hơn, để khói thông lên trên và không quay ngược mà thổi vào mắt mũi nữa. 

Đến đây thì tôi chịu vì câu trả lời này của ba. Và thế là gian bếp nhà tôi cứ 3h30 sáng lại bắt đầu hoạt động của nó. Đều đặn và bình yên. 

Mẹ tôi bảo tình cảm gia đình bao giờ cũng bắt đầu từ gian bếp. Bếp ấm thì nhà ấm. Bếp là nếp nhà. Có lẽ đó là lí do mà ba mẹ luôn muốn giữ một ngọn lửa bập bùng mỗi ngày thế này. Khi tôi cho điều đó là có hại thì với ba mẹ, đó lại là hình ảnh thân thương. 

Trời mờ mờ sáng, mẹ tôi thức dậy. Ba đã nấu xong nồi cháo. Mẹ tiếp ba kho một ít thịt. Bữa ăn sáng nhẹ nhàng kết thúc khi mấy con gà bắt đầu nhao nhao đòi ăn. Mẹ vùi những thanh củi cháy dở, bếp lò tắt dần chỉ còn vài sợi khói xám bốc lên, mỏng mảnh như khói thuốc bay. 

Bây giờ, có lẽ tôi thực sự hiểu thấu tình cảm của nhà thơ Bằng Việt (*), cũng đã đến những ngày bất giác thức dậy giữa lòng thành phố rộn ràng sau bao bộn bề, mỏi mệt, trong đầu tôi vang lên câu hỏi: “Sớm mai này, ba nhóm bếp lên chưa?” (*)

LẠC NHIÊN

(*) Bài thơ Bếp lửa – Bằng Việt

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...