CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

 

Hãy thử đọc bức thư này và suy xét xem bạn có nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của người gửi hay không:

“Gửi Minh,

Tôi và chồng đã bắt đầu chiến tranh lạnh khoảng hai tuần nay rồi. Chúng tôi cứ thế im lặng mãi, chẳng buồn nói lời nào với nhau. Những mâu thuẫn chỉ toàn khởi nguồn từ những thứ nhỏ nhặt và ngớ ngẩn! Cả hai đều đã trưởng thành, đủ thông minh và hiểu rõ điều này. Anh ấy là một thẩm phán, còn tôi là một nhân viên công tác xã hội.  Chẳng ai chịu nhượng bộ ai cả. Tôi hi vọng bạn có thể giúp đỡ tôi.

Trân.”

Chiến tranh lạnh thật đáng sợ và tồi tệ. Đôi khi nó khiến hai người trong cuộc có cảm giác muốn nổ tung và tìm cách vượt thoát. Những cuộc chiến tranh lạnh hầu hết đều bắt đầu giống như câu chuyện của Trân – từ những thứ “nhỏ nhặt và ngớ ngẩn”. Nhiều cặp đôi thậm chí còn chẳng thể nhớ được điều gì đã thôi thúc họ. Nếu có thể, họ cũng không thừa nhận, bởi hành động đem “chuyện bé xé ra to” ấy thật đáng xấu hổ.

Vậy rốt cuộc, những lần chiến tranh lạnh khiến cơm không lành, canh chẳng ngọt ấy là do đâu? Làm thế nào để tránh khỏi chúng, hoặc nhanh chóng chất dứt chúng?

Cả Trân lẫn chồng cô ấy đều “hiểu rõ” về những thứ đang xảy ra. Họ vốn dĩ là những người thông minh và có trình độ học vấn cao. Chồng của Trân còn là thẩm phán – một chuyên gia trong việc phân định giữa cái sai và cái đúng. Hơn ai hết, họ hoàn toàn hiểu rằng im lặng chẳng thể đem lại kết quả gì. Họ biết rằng điều đó sai. Nhưng họ lại tin rằng mình đúng. 

Đó chính xác là vấn đề giữa họ. Chiến tranh lạnh bắt đầu và dây dưa không dứt khi cả hai đều cảm thấy mình đang làm đúng. Niềm tin của mỗi người càng mãnh liệt, khoảng lặng giữa cả hai sẽ càng kéo dài. Và trớ trêu thay, những cặp đôi thông minh thường phải đối diện với chiến tranh lạnh nhiều hơn, bởi họ có niềm tin vào địa vị bản thân và biết cách bảo vệ lập trường của mình. 

Nói cách khác, năng lực trí tuệ có mối liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng đối với hôn nhân. Khi chiến tranh lạnh xảy ra, bạn có thể lựa chọn “Đúng” hoặc “Hạnh phúc”. Nhưng đôi khi, cả hai điều này không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, bạn chỉ được chọn một.

Trong những phiên tòa, văn phòng hay bệnh viện, đúng và sai sẽ quyết định sự thành bại của một vấn đề. Chẳng hạn như quyết định kê đơn thuốc đúng sẽ định hình ranh giới giữa sự sống và cái chết. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân chỉ là thứ yếu. Vốn dĩ lựa chọn cái “Đúng” là trách nhiệm và bổn phận của bản thân người đó.

Thế nhưng trong hôn nhân, cố chấp để trở thành người đúng lại chẳng mang lại giá trị gì. Lúc này, mối quan hệ mới là mấu chốt của vấn đề. Vì thế, đôi khi bạn cần phải đưa ra lựa chọn giữa “Là người đúng” hay “Là người có một cuộc hôn nhân viên mãn”.

Ở nơi làm việc, bạn sẽ phải phân định rạch ròi giữa đúng và sai. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là bạn cần phải áp dụng điều đó vào cả những mối quan hệ cá nhân sau giờ làm việc của mình. Có những thứ vận hành rất tốt ở mảng này, nhưng lại là một sự thất bại ở mảng khác. Hãy là một người thợ mộc sáng suốt, hiểu rõ dụng cụ nào nên sử dụng trong trường hợp nào. Và chế độ đúng – sai chắc chắn không phải lúc nào cũng là một dụng cụ thích hợp để xây dựng cuộc hôn nhân vững bền.

Bạn cố chấp với cái tôi của mình chừng nào, bạn sẽ cảm thấy bức bối và khổ sở chừng đó. Giữa hai con đường đang mở ra, đừng chọn con đường mang tên “Đúng”, mà hãy sải bước trên con đường được gọi là “Yêu thương”.

Trân nghĩ rằng vợ chồng cô ấy là những người thông minh. Chỉ số thông minh hay IQ càng cao, khả năng phân tích thông tin và xác định được cái “đúng” càng lớn. Còn EQ là thước đo cho trí thông minh cảm xúc. Chỉ số EQ cao giúp con người có nhiều khả năng kết nối và tạo dựng một mối quan hệ viên mãn hơn.

Có rất nhiều vận động viên khỏe mạnh nhưng không có tốc độ cao. Cũng như rất nhiều người có IQ cao nhưng EQ lại rất thấp. Trên thực tế, IQ cao kết hợp với EQ thấp có thể mang lại hậu quả tiêu cực cho một cuộc hôn nhân.

Nhưng bạn đừng lo, có rất nhiều phương pháp để cải thiện chỉ số EQ. Bất cứ ai cũng có thể tìm cách gia tăng EQ của họ để lựa chọn con đường “Yêu thương” và dành con đường “Đúng” cho chính cuộc hôn nhân của họ.

Nếu bạn có mong muốn phát triển EQ và nắm giữ bí quyết để hôn nhân viên mãn, hãy tham gia chương trình “HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI” vào lúc 9h Chủ Nhật ngày 29.09.2019. Chương trình này có thể tháo gỡ mọi loại tình huống và có tỷ lệ thành công rất cao, đến mức tôi đảm bảo nó sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn. 

Link đăng ký: https://ladiesofvietnam.net/home/workshops/

MIA

Hãy thử đọc bức thư này và suy xét xem bạn có nhìn thấy chính mình trong câu chuyện của người gửi hay không:

“Gửi Minh,

Tôi và chồng đã bắt đầu chiến tranh lạnh khoảng hai tuần nay rồi. Chúng tôi cứ thế im lặng mãi, chẳng buồn nói lời nào với nhau. Những mâu thuẫn chỉ toàn khởi nguồn từ những thứ nhỏ nhặt và ngớ ngẩn! Cả hai đều đã trưởng thành, đủ thông minh và hiểu rõ điều này. Anh ấy là một thẩm phán, còn tôi là một nhân viên công tác xã hội.  Chẳng ai chịu nhượng bộ ai cả. Tôi hi vọng bạn có thể giúp đỡ tôi.

Trân.”

Chiến tranh lạnh thật đáng sợ và tồi tệ. Đôi khi nó khiến hai người trong cuộc có cảm giác muốn nổ tung và tìm cách vượt thoát. Những cuộc chiến tranh lạnh hầu hết đều bắt đầu giống như câu chuyện của Trân – từ những thứ “nhỏ nhặt và ngớ ngẩn”. Nhiều cặp đôi thậm chí còn chẳng thể nhớ được điều gì đã thôi thúc họ. Nếu có thể, họ cũng không thừa nhận, bởi hành động đem “chuyện bé xé ra to” ấy thật đáng xấu hổ.

Vậy rốt cuộc, những lần chiến tranh lạnh khiến cơm không lành, canh chẳng ngọt ấy là do đâu? Làm thế nào để tránh khỏi chúng, hoặc nhanh chóng chất dứt chúng?

Cả Trân lẫn chồng cô ấy đều “hiểu rõ” về những thứ đang xảy ra. Họ vốn dĩ là những người thông minh và có trình độ học vấn cao. Chồng của Trân còn là thẩm phán – một chuyên gia trong việc phân định giữa cái sai và cái đúng. Hơn ai hết, họ hoàn toàn hiểu rằng im lặng chẳng thể đem lại kết quả gì. Họ biết rằng điều đó sai. Nhưng họ lại tin rằng mình đúng. 

Đó chính xác là vấn đề giữa họ. Chiến tranh lạnh bắt đầu và dây dưa không dứt khi cả hai đều cảm thấy mình đang làm đúng. Niềm tin của mỗi người càng mãnh liệt, khoảng lặng giữa cả hai sẽ càng kéo dài. Và trớ trêu thay, những cặp đôi thông minh thường phải đối diện với chiến tranh lạnh nhiều hơn, bởi họ có niềm tin vào địa vị bản thân và biết cách bảo vệ lập trường của mình. 

Nói cách khác, năng lực trí tuệ có mối liên hệ mật thiết với mức độ hài lòng đối với hôn nhân. Khi chiến tranh lạnh xảy ra, bạn có thể lựa chọn “Đúng” hoặc “Hạnh phúc”. Nhưng đôi khi, cả hai điều này không phải lúc nào cũng đi đôi với nhau, bạn chỉ được chọn một.

Trong những phiên tòa, văn phòng hay bệnh viện, đúng và sai sẽ quyết định sự thành bại của một vấn đề. Chẳng hạn như quyết định kê đơn thuốc đúng sẽ định hình ranh giới giữa sự sống và cái chết. Mối quan hệ giữa bác sĩ và bệnh nhân chỉ là thứ yếu. Vốn dĩ lựa chọn cái “Đúng” là trách nhiệm và bổn phận của bản thân người đó.

Thế nhưng trong hôn nhân, cố chấp để trở thành người đúng lại chẳng mang lại giá trị gì. Lúc này, mối quan hệ mới là mấu chốt của vấn đề. Vì thế, đôi khi bạn cần phải đưa ra lựa chọn giữa “Là người đúng” hay “Là người có một cuộc hôn nhân viên mãn”.

Ở nơi làm việc, bạn sẽ phải phân định rạch ròi giữa đúng và sai. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là bạn cần phải áp dụng điều đó vào cả những mối quan hệ cá nhân sau giờ làm việc của mình. Có những thứ vận hành rất tốt ở mảng này, nhưng lại là một sự thất bại ở mảng khác. Hãy là một người thợ mộc sáng suốt, hiểu rõ dụng cụ nào nên sử dụng trong trường hợp nào. Và chế độ đúng – sai chắc chắn không phải lúc nào cũng là một dụng cụ thích hợp để xây dựng cuộc hôn nhân vững bền.

Bạn cố chấp với cái tôi của mình chừng nào, bạn sẽ cảm thấy bức bối và khổ sở chừng đó. Giữa hai con đường đang mở ra, đừng chọn con đường mang tên “Đúng”, mà hãy sải bước trên con đường được gọi là “Yêu thương”.

Trân nghĩ rằng vợ chồng cô ấy là những người thông minh. Chỉ số thông minh hay IQ càng cao, khả năng phân tích thông tin và xác định được cái “đúng” càng lớn. Còn EQ là thước đo cho trí thông minh cảm xúc. Chỉ số EQ cao giúp con người có nhiều khả năng kết nối và tạo dựng một mối quan hệ viên mãn hơn.

Có rất nhiều vận động viên khỏe mạnh nhưng không có tốc độ cao. Cũng như rất nhiều người có IQ cao nhưng EQ lại rất thấp. Trên thực tế, IQ cao kết hợp với EQ thấp có thể mang lại hậu quả tiêu cực cho một cuộc hôn nhân.

Nhưng bạn đừng lo, có rất nhiều phương pháp để cải thiện chỉ số EQ. Bất cứ ai cũng có thể tìm cách gia tăng EQ của họ để lựa chọn con đường “Yêu thương” và dành con đường “Đúng” cho chính cuộc hôn nhân của họ.

Nếu bạn có mong muốn phát triển EQ và nắm giữ bí quyết để hôn nhân viên mãn, hãy tham gia chương trình “HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI” vào lúc 9h Chủ Nhật ngày 29.09.2019. Chương trình này có thể tháo gỡ mọi loại tình huống và có tỷ lệ thành công rất cao, đến mức tôi đảm bảo nó sẽ đem lại hiệu quả tích cực cho bạn. 

Link đăng ký: https://ladiesofvietnam.net/home/workshops/

MIA

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...