HOA NỞ, HOA RƠI TỰ CÓ THỜI

HOA NỞ, HOA RƠI TỰ CÓ THỜI

 

Chúng ta thường lấy lí do không hợp nhau để chia tay một cuộc tình, một cuộc hôn nhân. Vì đó là lí do đơn giản nhất, nhanh nhất để kết thúc cùng một câu chất vấn từ cả trăm con người “Tại sao hai người họ lại như vậy?”.

Người ta thường hay cười khẩy câu kết luận này, cho rằng nếu không hợp thì ngay từ đầu đã biết là không hợp. Tại sao lại mất thời gian để yêu nhau, quen nhau, tìm hiểu thậm chí kết hôn rồi lại chia tay. 

 Đến cuối cùng “Không hợp nhau” là lí do hay chỉ là lí cớ để phụ rẫy một món tình? 

Ngày còn yêu nhau và say đắm trong men ái tình, người ta thường hay ảo tưởng sức mạnh của bản thân vào nhiều khả năng. Một là, khả năng thay đổi bản thân vì người mình yêu. Hai là, có thể thay đổi tính cách, thói quen sống của người yêu theo cách mình mong muốn. Ba là, khả năng ứng phó với những chông gai và thử thách như trên phim ảnh. Bốn là, những lời nói ngôn tình sẽ có sức mạnh cổ vũ vĩ đại. Vân vân và vân vân.

Lí do duy nhất có thể dùng để giải thích cho sức mạnh trong suy nghĩ này đó chính là vì lúc mới yêu, tình yêu luôn có màu hồng. Nhưng khi ấy, tình yêu chưa thực sự đi vào đời sống hiện thực. 

Một cuộc tình ngỡ là sống chết với những lời thề thốt, những giọt nước mắt hạnh phúc vì có nhau, trong một ngày đẹp trời bốc hơi như giọt sương tan trong nắng gắt. 

Ngày người ta nói hết thương nhau, khép lại hành trình chung đôi ngỡ sẽ vĩnh cữu. Có lẽ thứ con người ta lừa gạt nhau nhiều nhất, lừa gạt bản thân mình nhiều nhất vẫn là những lời hứa hẹn thiên thu, mãi mãi. 

Sự chủ quan của bản thân chúng ta khi tôn thờ chân lý đầy mộng mơ “Tình yêu sẽ giúp ta vượt qua được tất cả?”. Và chúng ta lại dễ dàng quên mất đi vấn đề cốt lõi – điều gì làm nên tình yêu? Điều gì duy trì được tình yêu? Hạnh phúc ta cần là gì? Và bạn biết đó, khi những tiền đề này bị thiếu đi, thì kết luận cuối cùng sẽ bị thay khác.

Hai bản thể xa lạ ghép lại với nhau, cho dù đã cố gắng chọn lựa kĩ càng, cùng xuất thân, hay cùng một hoàn cảnh ra đời đi chăng nữa thì sự khác biệt vẫn luôn luôn tồn tại. Chính vì lẽ đó mà đôi khi “hợp” lại biến thành “không hợp”.

Những lời hẹn hứa suy cho cùng cũng chỉ là lí thuyết, mà lí thuyết thì đều màu xám nếu như không có sự hợp tác tồn tại. 

Tình yêu được hình thành vì những cảm xúc ban đầu của hai tâm hồn nhưng nó không đủ sức mạnh vượt qua sóng gió để hướng đến cái gọi là tương lai, nếu chỉ nó dừng lại ở những nụ cười ngây ngô và trong trẻo. Yêu một người thật sự rất dễ, chỉ cần một tấm lòng và chút nhân duyên. Nhưng để tiếp tục giữ lấy tình yêu đó thì cần cả một dũng khí và kiên tâm nữa. Dũng khí đối diện với con người thật của người kia và kiên tâm vun đắp những điều chưa hợp. 

Gia đình thành hình và phát triển khi tiếng nói chung phát triển. Sự hợp sức, ủng hộ và tác thành sẽ là những điều quan trọng để giữ hạnh phúc. Bạn yêu người đó nhưng nếu bạn kiên quyết không tác thành hay ủng hộ người đó làm công việc hay theo đuổi một sở thích tốt đẹp của họ thì sớm hay muộn, cảm giác bức bối sẽ gây rạn nứt mối quan hệ. Hoặc là người đó từ bỏ được những điều mà riêng họ khao khát để không ảnh hưởng đến những điều chung, vì tình yêu họ dành cho bạn quá lớn. Hoặc là họ sẽ chọn cách ra đi vì không còn phù hợp. Sự phát triển của gia đình suy cho cùng đều phải từ những đóng góp và sự phát triển của mỗi cá nhân trong định hướng chung của gia đình. 

Chúng ta xem chuyện hợp – tan ở đời là vô thường cũng không đúng hẳn, đó chẳng qua chỉ là một sự xoa dịu tạm thời để quên đi câu chuyện đau lòng một cách nhẹ nhàng hơn mà thôi. Chuyện hợp – tan đúng hơn là một kết quả hoặc hậu quả của việc cho đi và nhận lại.

Cuối cùng thì hoa nở, hoa rơi đều tự có thời, đều tự có nguyên nhân. 

Nhưng nhân duyên đôi lúc rất lạ lùng, nhiều khi tan mà lại hợp. Thật đấy. Sự chia xa trong một giai đoạn nhất định lại có thể khiến mỗi người nhìn nhận lại bản thân của mình, điều mà khi còn đang trong cuộc, họ không đủ sáng suốt nhìn ra vì cái tôi in hằn quá lớn. Nếu đủ dũng khí và kiên tâm sau chừng ấy thời gian “học khôn” thì đừng ngại từ chối cơ hội bắt đầu lại. 

Hoa rơi, hoa lại nở đấy thôi. 

Đời người đôi lần trải nghiệm được chữ trân trọng thì đáng quý vô cùng.

LẠC NHIÊN

Chúng ta thường lấy lí do không hợp nhau để chia tay một cuộc tình, một cuộc hôn nhân. Vì đó là lí do đơn giản nhất, nhanh nhất để kết thúc cùng một câu chất vấn từ cả trăm con người “Tại sao hai người họ lại như vậy?”.

Người ta thường hay cười khẩy câu kết luận này, cho rằng nếu không hợp thì ngay từ đầu đã biết là không hợp. Tại sao lại mất thời gian để yêu nhau, quen nhau, tìm hiểu thậm chí kết hôn rồi lại chia tay. 

 Đến cuối cùng “Không hợp nhau” là lí do hay chỉ là lí cớ để phụ rẫy một món tình? 

Ngày còn yêu nhau và say đắm trong men ái tình, người ta thường hay ảo tưởng sức mạnh của bản thân vào nhiều khả năng. Một là, khả năng thay đổi bản thân vì người mình yêu. Hai là, có thể thay đổi tính cách, thói quen sống của người yêu theo cách mình mong muốn. Ba là, khả năng ứng phó với những chông gai và thử thách như trên phim ảnh. Bốn là, những lời nói ngôn tình sẽ có sức mạnh cổ vũ vĩ đại. Vân vân và vân vân.

Lí do duy nhất có thể dùng để giải thích cho sức mạnh trong suy nghĩ này đó chính là vì lúc mới yêu, tình yêu luôn có màu hồng. Nhưng khi ấy, tình yêu chưa thực sự đi vào đời sống hiện thực. 

Một cuộc tình ngỡ là sống chết với những lời thề thốt, những giọt nước mắt hạnh phúc vì có nhau, trong một ngày đẹp trời bốc hơi như giọt sương tan trong nắng gắt. 

Ngày người ta nói hết thương nhau, khép lại hành trình chung đôi ngỡ sẽ vĩnh cữu. Có lẽ thứ con người ta lừa gạt nhau nhiều nhất, lừa gạt bản thân mình nhiều nhất vẫn là những lời hứa hẹn thiên thu, mãi mãi. 

Sự chủ quan của bản thân chúng ta khi tôn thờ chân lý đầy mộng mơ “Tình yêu sẽ giúp ta vượt qua được tất cả?”. Và chúng ta lại dễ dàng quên mất đi vấn đề cốt lõi – điều gì làm nên tình yêu? Điều gì duy trì được tình yêu? Hạnh phúc ta cần là gì? Và bạn biết đó, khi những tiền đề này bị thiếu đi, thì kết luận cuối cùng sẽ bị thay khác.

Hai bản thể xa lạ ghép lại với nhau, cho dù đã cố gắng chọn lựa kĩ càng, cùng xuất thân, hay cùng một hoàn cảnh ra đời đi chăng nữa thì sự khác biệt vẫn luôn luôn tồn tại. Chính vì lẽ đó mà đôi khi “hợp” lại biến thành “không hợp”.

Những lời hẹn hứa suy cho cùng cũng chỉ là lí thuyết, mà lí thuyết thì đều màu xám nếu như không có sự hợp tác tồn tại. 

Tình yêu được hình thành vì những cảm xúc ban đầu của hai tâm hồn nhưng nó không đủ sức mạnh vượt qua sóng gió để hướng đến cái gọi là tương lai, nếu chỉ nó dừng lại ở những nụ cười ngây ngô và trong trẻo. Yêu một người thật sự rất dễ, chỉ cần một tấm lòng và chút nhân duyên. Nhưng để tiếp tục giữ lấy tình yêu đó thì cần cả một dũng khí và kiên tâm nữa. Dũng khí đối diện với con người thật của người kia và kiên tâm vun đắp những điều chưa hợp. 

Gia đình thành hình và phát triển khi tiếng nói chung phát triển. Sự hợp sức, ủng hộ và tác thành sẽ là những điều quan trọng để giữ hạnh phúc. Bạn yêu người đó nhưng nếu bạn kiên quyết không tác thành hay ủng hộ người đó làm công việc hay theo đuổi một sở thích tốt đẹp của họ thì sớm hay muộn, cảm giác bức bối sẽ gây rạn nứt mối quan hệ. Hoặc là người đó từ bỏ được những điều mà riêng họ khao khát để không ảnh hưởng đến những điều chung, vì tình yêu họ dành cho bạn quá lớn. Hoặc là họ sẽ chọn cách ra đi vì không còn phù hợp. Sự phát triển của gia đình suy cho cùng đều phải từ những đóng góp và sự phát triển của mỗi cá nhân trong định hướng chung của gia đình. 

Chúng ta xem chuyện hợp – tan ở đời là vô thường cũng không đúng hẳn, đó chẳng qua chỉ là một sự xoa dịu tạm thời để quên đi câu chuyện đau lòng một cách nhẹ nhàng hơn mà thôi. Chuyện hợp – tan đúng hơn là một kết quả hoặc hậu quả của việc cho đi và nhận lại.

Cuối cùng thì hoa nở, hoa rơi đều tự có thời, đều tự có nguyên nhân. 

Nhưng nhân duyên đôi lúc rất lạ lùng, nhiều khi tan mà lại hợp. Thật đấy. Sự chia xa trong một giai đoạn nhất định lại có thể khiến mỗi người nhìn nhận lại bản thân của mình, điều mà khi còn đang trong cuộc, họ không đủ sáng suốt nhìn ra vì cái tôi in hằn quá lớn. Nếu đủ dũng khí và kiên tâm sau chừng ấy thời gian “học khôn” thì đừng ngại từ chối cơ hội bắt đầu lại. 

Hoa rơi, hoa lại nở đấy thôi. 

Đời người đôi lần trải nghiệm được chữ trân trọng thì đáng quý vô cùng.

LẠC NHIÊN

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...