QUẦN ÁO CÓ THẬT SỰ PHÙ PHIẾM

QUẦN ÁO CÓ THẬT SỰ PHÙ PHIẾM

Một số người cho rằng, quần áo chỉ là một lớp vỏ bọc sáo rỗng, phù phiếm bên ngoài. Nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, luôn ghi nhận tầm quan trọng của quần áo, cảm thấy quần áo không bao giờ là đủ. 

Họ thường phiền não vì “không có gì để mặc hết” dù cho tủ đồ của mình đã chật ních, chẳng còn chỗ chứa. Họ luôn chuẩn bị rất lâu, thậm chí thay hết bộ cánh này đến bộ cánh khác mỗi khi cần ra ngoài. Câu hỏi đặt ra là, quần áo có thật sự chỉ là một thứ phù phiếm bên ngoài hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu với cuốn sách “Người Ý đâu chỉ Ngọt ngào” của Raeleen D Agostino Mautner. Cuốn sách đã chỉ ra chín nguyên tắc cho một cuộc sống trọn vẹn của đất nước hình chiếc ủng. Trong đó, nguyên tắc thứ Sáu chính là: “Nỗ lực xuất hiện với hình ảnh tốt nhất của bản thân”.

Vì vậy, chăm chút cho hình ảnh bên ngoài, bao gồm cả chỉn chu trong cách ăn mặc không chỉ là một sự tôn trọng dành cho người đối diện, mà còn giúp bạn trở nên tự tin, vui vẻ và có nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn.

Ngày nay, chúng ta vẫn thường đánh giá người khác thông qua trang phục. Nhìn thấy một người mặc suit, sơ vin thẳng tắp, chúng ta thường có xu hướng cho rằng đó là một người tri thức, đạo mạo, lao động nhàn nhã hoặc là nhân viên văn phòng. Một minh chứng khác là một cô gái mặc áo khoác da, quần jeans rách, mang giày đinh tán sẽ để lại ấn tượng cho những người xung quanh rằng đây là một cô nàng nổi loạn, cá tính

Trước khi có dịp tìm hiểu nhau rõ ràng, đến gần với “vẻ đẹp bên trong” của nhau hơn, chúng ta vẫn thường vô thức đánh giá nhau thông qua vẻ bên ngoài, và trang phục là một trong số đó. Chính vì vậy, nhiều người thường lựa chọn trang phục phù hợp, tương thích với hoàn cảnh và tính cách của bản thân mình.

Cũng vì lẽ này nên một bộ trang phục mới có thể cho ta một thân phận mới, biến ta thành một con người mới. Giống như tướng Patton từng nói: “Một người lính đi giày chỉ là một người lính. Nhưng khi đi bốt, anh ấy biến thành một chiến binh”. Tôi đã cảm nhận điều này rất rõ ràng trong một lần tham gia lễ hội văn hóa Nhật Bản. Khi ấy, tôi có dịp thử mặc Yukata, loại áo truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Kiểu dáng của áo và guốc geta dùng để mang kèm đòi hỏi tôi phải đi những bước nhỏ, chậm rãi và khoan thai. Dường như không còn dáng vẻ vội vàng, hấp tấp thường ngày. Mọi cử động trong vô thức cũng trở nên nhã nhặn và duyên dáng hơn.

Trang phục không chỉ thay đổi cách nhìn nhận của người ngoài hoặc phong thái, cử chỉ của người mặc mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Các nhà tâm lý học nhận thức Hajo Adam và Adam Gakinksg đã đặt ra thuật ngữ “enclothed cognition” để định nghĩa hiện tượng này. Chỉ riêng việc áo khoác trắng của phòng thí nghiệm cũng khiến những người tham gia nghiên cứu tư duy và tập trung tốt hơn, chỉ mắc gần một nửa số lỗi so với nhóm người mặc trang phục đường phố. Điều này còn được chứng minh thông qua năm thực nghiệm của các tác giả Michael Slepian, Simon Ferber, Joshua Gold và Abraham Rutchick. Họ đưa ra kết luận: “Trang phục nghiêm túc không chỉ ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận cá nhân và cách cá nhân nhìn nhận bản thân mà còn tác động đến việc ra quyết định thông qua những ảnh hưởng lên cách thức xử lý.”

Bàn về tác dụng thần kỳ này của trang phục, còn có câu chuyện của cô gái tên Hannah mà huấn luyện viên phong cách Stasia Savasuk đã đề cập thông qua bài phát biểu Tedx Talks mang tên “Ăn mặc để tự tin và hạnh phúc” của mình. Hannah là một bệnh nhân ung thư. Mỗi ngày, cô ấy lựa chọn những bộ trang phục mang hơi hướng mà mình muốn cảm nhận: dũng cảm, mạnh mẽ và khỏe khoắn. Mỗi ngày của Hannah đều bắt đầu với việc tự hỏi mình là ai, mình sẽ sống như thế nào trong hôm nay. Đa số những người chẩn đoán cùng thời điểm với Hannah đã qua đời trong vòng một năm sau đó. Nhưng hai năm đã trôi qua, Hannah vẫn tiếp tục sống và tận hưởng những niềm vui thường nhật. Cô tin rằng chính việc chủ động lựa chọn cách mình muốn đối diện mỗi ngày với căn bệnh ung thư quái ác đã khiến cô có thêm sức mạnh tinh thần và có thể tiếp tục sống cho đến ngày hôm nay.

Hannah là minh chứng sống cho câu nói của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Bill Cunningham: “Thời trang chính là vỏ bọc sắt để đấu tranh với thực tại trong cuộc sống hàng ngày”. Bằng một cách kỳ diệu nào đó, trang phục giúp chúng ta lắng nghe và kết nối với bản thân mình, với con người ở bên trong chính mình nhiều hơn. Ăn mặc đẹp không chỉ giúp chúng ta xuất hiện với vẻ ngoài bắt mắt, mà còn cho ta cơ hội để tận hưởng những nhịp đập thời trang và sống cùng với cái tôi cá nhân, với những đam mê, mong muốn của bản thân mình. Stasia Savasuk đã đưa ra kết luận: “Phong cách không thật sự chỉ nói về trang phục. Nó là câu trả lời cho câu hỏi bên trong bạn là ai và bạn muốn thể hiện bản thân với thế giới thế nào.”

Michael Kors từng nói: “Quần áo cũng giống như một bữa ăn ngon, một bộ phim hay, một giai điệu tuyệt vời”. Với một số người, quần áo có thể không quan trọng. Nhưng với nhiều người khác, đầu tư vào quần áo giúp họ gặt hái niềm vui và lắng nghe những rung động ở bên trong bản thân. Chúng ta có quyền chăm sóc, chiều chuộng chính mình, xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp nhất để nhận lấy những điều tốt đẹp nhất. Nếu bạn cũng là một tín đồ thời trang, hãy cùng tôi trả lời câu hỏi mà Stasia Savasuk đã đặt ra cho mỗi người ở phần đầu trong bài diễn thuyết của mình: “Tôi là ai? Và tôi muốn xuất hiện trên thế giới như thế nào?”

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Một số người cho rằng, quần áo chỉ là một lớp vỏ bọc sáo rỗng, phù phiếm bên ngoài. Nhưng cũng có nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, luôn ghi nhận tầm quan trọng của quần áo, cảm thấy quần áo không bao giờ là đủ. 

Họ thường phiền não vì “không có gì để mặc hết” dù cho tủ đồ của mình đã chật ních, chẳng còn chỗ chứa. Họ luôn chuẩn bị rất lâu, thậm chí thay hết bộ cánh này đến bộ cánh khác mỗi khi cần ra ngoài. Câu hỏi đặt ra là, quần áo có thật sự chỉ là một thứ phù phiếm bên ngoài hay không?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy bắt đầu với cuốn sách “Người Ý đâu chỉ Ngọt ngào” của Raeleen D Agostino Mautner. Cuốn sách đã chỉ ra chín nguyên tắc cho một cuộc sống trọn vẹn của đất nước hình chiếc ủng. Trong đó, nguyên tắc thứ Sáu chính là: “Nỗ lực xuất hiện với hình ảnh tốt nhất của bản thân”.

Vì vậy, chăm chút cho hình ảnh bên ngoài, bao gồm cả chỉn chu trong cách ăn mặc không chỉ là một sự tôn trọng dành cho người đối diện, mà còn giúp bạn trở nên tự tin, vui vẻ và có nhiều cơ hội trong cuộc sống hơn.

Ngày nay, chúng ta vẫn thường đánh giá người khác thông qua trang phục. Nhìn thấy một người mặc suit, sơ vin thẳng tắp, chúng ta thường có xu hướng cho rằng đó là một người tri thức, đạo mạo, lao động nhàn nhã hoặc là nhân viên văn phòng. Một minh chứng khác là một cô gái mặc áo khoác da, quần jeans rách, mang giày đinh tán sẽ để lại ấn tượng cho những người xung quanh rằng đây là một cô nàng nổi loạn, cá tính

Trước khi có dịp tìm hiểu nhau rõ ràng, đến gần với “vẻ đẹp bên trong” của nhau hơn, chúng ta vẫn thường vô thức đánh giá nhau thông qua vẻ bên ngoài, và trang phục là một trong số đó. Chính vì vậy, nhiều người thường lựa chọn trang phục phù hợp, tương thích với hoàn cảnh và tính cách của bản thân mình.

Cũng vì lẽ này nên một bộ trang phục mới có thể cho ta một thân phận mới, biến ta thành một con người mới. Giống như tướng Patton từng nói: “Một người lính đi giày chỉ là một người lính. Nhưng khi đi bốt, anh ấy biến thành một chiến binh”. Tôi đã cảm nhận điều này rất rõ ràng trong một lần tham gia lễ hội văn hóa Nhật Bản. Khi ấy, tôi có dịp thử mặc Yukata, loại áo truyền thống của xứ sở hoa anh đào. Kiểu dáng của áo và guốc geta dùng để mang kèm đòi hỏi tôi phải đi những bước nhỏ, chậm rãi và khoan thai. Dường như không còn dáng vẻ vội vàng, hấp tấp thường ngày. Mọi cử động trong vô thức cũng trở nên nhã nhặn và duyên dáng hơn.

Trang phục không chỉ thay đổi cách nhìn nhận của người ngoài hoặc phong thái, cử chỉ của người mặc mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng tư duy. Các nhà tâm lý học nhận thức Hajo Adam và Adam Gakinksg đã đặt ra thuật ngữ “enclothed cognition” để định nghĩa hiện tượng này. Chỉ riêng việc áo khoác trắng của phòng thí nghiệm cũng khiến những người tham gia nghiên cứu tư duy và tập trung tốt hơn, chỉ mắc gần một nửa số lỗi so với nhóm người mặc trang phục đường phố. Điều này còn được chứng minh thông qua năm thực nghiệm của các tác giả Michael Slepian, Simon Ferber, Joshua Gold và Abraham Rutchick. Họ đưa ra kết luận: “Trang phục nghiêm túc không chỉ ảnh hưởng đến cách người khác nhìn nhận cá nhân và cách cá nhân nhìn nhận bản thân mà còn tác động đến việc ra quyết định thông qua những ảnh hưởng lên cách thức xử lý.”

Bàn về tác dụng thần kỳ này của trang phục, còn có câu chuyện của cô gái tên Hannah mà huấn luyện viên phong cách Stasia Savasuk đã đề cập thông qua bài phát biểu Tedx Talks mang tên “Ăn mặc để tự tin và hạnh phúc” của mình. Hannah là một bệnh nhân ung thư. Mỗi ngày, cô ấy lựa chọn những bộ trang phục mang hơi hướng mà mình muốn cảm nhận: dũng cảm, mạnh mẽ và khỏe khoắn. Mỗi ngày của Hannah đều bắt đầu với việc tự hỏi mình là ai, mình sẽ sống như thế nào trong hôm nay. Đa số những người chẩn đoán cùng thời điểm với Hannah đã qua đời trong vòng một năm sau đó. Nhưng hai năm đã trôi qua, Hannah vẫn tiếp tục sống và tận hưởng những niềm vui thường nhật. Cô tin rằng chính việc chủ động lựa chọn cách mình muốn đối diện mỗi ngày với căn bệnh ung thư quái ác đã khiến cô có thêm sức mạnh tinh thần và có thể tiếp tục sống cho đến ngày hôm nay.

Hannah là minh chứng sống cho câu nói của nhiếp ảnh gia nổi tiếng Bill Cunningham: “Thời trang chính là vỏ bọc sắt để đấu tranh với thực tại trong cuộc sống hàng ngày”. Bằng một cách kỳ diệu nào đó, trang phục giúp chúng ta lắng nghe và kết nối với bản thân mình, với con người ở bên trong chính mình nhiều hơn. Ăn mặc đẹp không chỉ giúp chúng ta xuất hiện với vẻ ngoài bắt mắt, mà còn cho ta cơ hội để tận hưởng những nhịp đập thời trang và sống cùng với cái tôi cá nhân, với những đam mê, mong muốn của bản thân mình. Stasia Savasuk đã đưa ra kết luận: “Phong cách không thật sự chỉ nói về trang phục. Nó là câu trả lời cho câu hỏi bên trong bạn là ai và bạn muốn thể hiện bản thân với thế giới thế nào.”

Michael Kors từng nói: “Quần áo cũng giống như một bữa ăn ngon, một bộ phim hay, một giai điệu tuyệt vời”. Với một số người, quần áo có thể không quan trọng. Nhưng với nhiều người khác, đầu tư vào quần áo giúp họ gặt hái niềm vui và lắng nghe những rung động ở bên trong bản thân. Chúng ta có quyền chăm sóc, chiều chuộng chính mình, xuất hiện với vẻ ngoài xinh đẹp nhất để nhận lấy những điều tốt đẹp nhất. Nếu bạn cũng là một tín đồ thời trang, hãy cùng tôi trả lời câu hỏi mà Stasia Savasuk đã đặt ra cho mỗi người ở phần đầu trong bài diễn thuyết của mình: “Tôi là ai? Và tôi muốn xuất hiện trên thế giới như thế nào?”

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

KHI ĐÀN BÀ ON TOP

  Trong xã hội Á Đông, phụ nữ được kỳ vọng sẽ đặt gia đình lên trên sự nghiệp, chọn lắng nghe thay vì lãnh đạo, chọn an toàn trong sự phục tùng hơn là sự tự chủ. Nhưng nếu bản năng của bạn không phù hợp với khuôn mẫu đó thì sao? Nếu bạn sinh ra là một con sói,...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...