TÌNH ĐẦU KHÓ QUÊN!

TÌNH ĐẦU KHÓ QUÊN!

  Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đều trải qua một vài mối tình trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Nhưng cũng có người hạnh phúc mỉm cười trong lần hẹn hò đầu tiên đã  tìm được ý trung nhân của đời mình. Dù muốn dù không những kỷ niệm thuở ban đầu khi bước vào yêu cũng đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng người đi hay ở lại. Tình đầu chưa hẳn là mối tình trẻ con, đơn giản đó là những rung động đầu đời. Đó là lần đầu tiên bạn cảm thấy loạn nhịp với một ai đó, là lần đầu tiên bạn biết quên mất lối về cũng bởi cái mong muốn được ở bên cạnh người mình yêu lâu hơn nữa. Tình đầu thường trong sáng, không toan tính, không vụ lợi. Những cảm xúc lúc bấy giờ thường lạ lẫm, dịu dàng, bồi hồi và khát khao được trao trọn trái tim cho người bên cạnh. Thế nhưng, có tình đầu thì cũng sẽ có cuộc tình thứ 2, 3 sau đó. Những cảm xúc dành cho mối tình đã qua giống như là ngọn lửa tình âm ỉ chờ cơ hội bùng cháy trở lại. Có khi nó được gọi là “Hiệu ứng mỏ neo” cho những cuộc tình tiếp theo. Nghĩa là người trong cuộc dù đã cố quên, hay không muốn quên nhưng những hình ảnh đầu tiên cùng với những trải nghiệm trong tiềm thức vô tình hay hữu ý trở thành tiêu chuẩn “neo” vào trong tâm trí chúng ta và trở thành khuôn mẫu cho những cuộc tình sau này. Trong một lần tôi đi hội nghị tại Thái Lan, thì có một anh đồng nghiệp người Campuchia đến chào hỏi và mời tôi trò chuyện. Anh không khỏi xúc động khi bày tỏ những cảm xúc về Việt Nam, về nơi anh đã từng gắn bó suốt 5 năm học đại học. Hình ảnh Hà Nội dần hiện ra thật đẹp và đâu đó thấp thoáng bóng dáng của người con gái anh yêu năm xưa nhưng chẳng thành vì thời cuộc. Anh ước gì được quay lại nơi cũ để được thỏa mong chờ và có khi anh còn cơ hội gặp lại cố nhân. Anh không giấu việc anh đã lập gia đình và đang rất hạnh phúc nhưng đâu đó trong lời kể của anh tình đầu chắc chẳng bao giờ là phai nhạt. Trong công việc, tôi đã không ít lần đi qua những câu chuyện đầy nuối tiếc về mối tình đầu không trọn vẹn nhưng vương vấn mãi không nguôi. Có người đã lập gia đình nhưng vẫn bới tìm đâu đó bóng dáng người yêu cũ trong cái gọi là hạnh phúc mới để khỏa lấp nỗi cô đơn hay đơn giản là để níu kéo quá khứ chứ chẳng dễ gì buông bỏ. Chợt khi chúng ta nhận ra bản thân không thể vượt qua nỗi ám ảnh ngày xưa, dù đã lập gia đình nhưng nỗi nhớ đó cứ hằn sâu như một phần bi kịch của cuộc đời mình. Những mối tình đầu lớn lên cùng nhau, cùng với những giá trị chung và có cùng một nền tảng thì khi có cơ hội gặp lại nhau giống như “cá gặp nước”, tình cảm xưa bỗng chốc trở nên vô cùng nồng nàn. Dù khoa học chứng minh rằng, dưới 25 tuổi thì phần vỏ não trước nơi chịu trách nhiệm cho những lựa chọn quyết định mang tính thiết thực chưa thật sự phát triển một cách hoàn thiện nên tình yêu lúc đó thường chịu tác động bởi những đợt cao trào của hormone dopamine trong cơ thể cả Nam và Nữ. Nhờ vậy mà những mảnh tình đầu lúc đó được xem là rất bản năng, đầy lãng mạn và vô cùng lôi cuốn so với những mối tình phản ánh hiện thực của cuộc sống sau này. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý tại Mỹ chỉ ra rằng có khoảng 80% những cặp đôi đã mất liên lạc khoảng 5 năm, sau khi nối lại quan hệ thì đều đi tới hôn nhân. Bây giờ hãy xem, tỷ lệ ly hôn ở những người kết hôn lần đầu tiên là 47%, thế nhưng tỷ lệ ly hôn ở những cặp đôi đã từng chia tay sau đó quay lại bên nhau và cùng đi tới hôn nhân chỉ 2%. Nghĩa là 98% người kết hôn với tình cũ đều ở bên nhau và đạt chỉ số hạnh phúc rất cao. Chẳng cần nói đến hôn nhân, việc gặp lại người mà bạn đã từng yêu say đắm nhưng vì một lý do khách quan nào đó hai bạn phải chia tay như còn quá trẻ, do gia đình ngăn cấm, hay mất liên lạc cũng sẽ đem lại những cảm xúc thăng hoa, mãnh liệt. Những mối tình thời thanh mai trúc mã, những rung động đầu đời thường lý do chia tay là do hoàn cảnh thì sẽ khó quên hơn là do không hòa hợp, quan điểm sống khác nhau. Bởi chẳng ai muốn quay lại tìm người cũ nếu người xưa không phù hợp về mặt tinh thần. Không ít lần tôi đã chứng kiến những cuộc hội ngộ đầy nước mắt của những mối tình đầu trong thời chiến. Họ tìm nhau sau những bẽ bàng, chia cắt trong đắng cay. Họ gặp nhau thì tóc đã điểm bạc và chẳng còn nhiều hy vọng nhưng niềm tin yêu dành cho nhau vẫn còn. Họ gặp nhau chỉ để nhìn thấy nhau và thỏa lòng mong đợi của ngần ấy năm xa cách. Họ gặp nhau thì duyên xưa cũng đã lỡ làng mất rồi. Tiến sĩ Nancy Khalish cũng đưa ra nhận định, những cuộc chia cắt trên 10 năm thì có cơ hội thành công trong hôn nhân khi hội ngộ. Điều này liên quan đến việc hầu hết chúng ta cần một khoảng thời gian đủ dài để trải nghiệm và hoàn thiện bản thân cũng như tính cách, quan điểm sống cùng khả năng thấu hiểu chính mình nên dễ đồng cảm và hòa hợp với nhau hơn trong cuộc sống vợ chồng. Dù là mối tình đầu hay là tình cũ, thì “người đi qua đời tôi không nhớ gì sao người”, là những dằn vặt băn khoăn của nỗi nhớ nghẹn ngào cùng sự hiếu kỳ không biết ai đó bây giờ ra sao luôn là “động lực” để ta sống với dĩ vãng. Một con phố nhỏ, một nụ cười quen thuộc, một hàng cây, một mùi hương thoáng qua trong gió cũng đủ gợi cho ta tìm về với ký ức xưa. Thời gian rồi bôi xóa nhưng gọi tên người cũ thì dư âm xưa hiện về, nhiều khi ta cảm thấy có lỗi với chính người chồng, người vợ đang hiện hữu. Vậy có nguy hiểm cho hiện tại của bạn hay không khi mà bạn luôn ấp ủ một hình bóng khó phai trong tâm trí. Chắc chắn là có, nên đừng bao giờ so sánh tình đầu, tình cũ với người chồng, người vợ hiện tại. Đừng biến mình thành kẻ lừa dối, lợi dụng tình cảm để lấp đầy nỗi trống vắng trong tâm trí. Sau khi kết thúc cuộc tình đầu tiên, hãy để tâm hồn bạn lắng đọng, chấp nhận, ngừng tìm kiếm và vượt qua. Sau đó hãy yêu sâu sắc người yêu hiện tại để những hình ảnh trong kí ức chỉ là kỉ niệm mà không phải là nỗi ám ảnh nhớ thương để rồi sau đó giết chết hôn nhân của chính mình. Rồi một ngày hãy để những vấn vương bay xa, mỉm cười với hiện tại và cầu mong cho ai kia hạnh phúc vì giờ ai cũng đã khác xưa rồi! MIA
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ai cũng đều trải qua một vài mối tình trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân. Nhưng cũng có người hạnh phúc mỉm cười trong lần hẹn hò đầu tiên đã  tìm được ý trung nhân của đời mình. Dù muốn dù không những kỷ niệm thuở ban đầu khi bước vào yêu cũng đã ghi dấu ấn khó phai trong lòng người đi hay ở lại. Tình đầu chưa hẳn là mối tình trẻ con, đơn giản đó là những rung động đầu đời. Đó là lần đầu tiên bạn cảm thấy loạn nhịp với một ai đó, là lần đầu tiên bạn biết quên mất lối về cũng bởi cái mong muốn được ở bên cạnh người mình yêu lâu hơn nữa. Tình đầu thường trong sáng, không toan tính, không vụ lợi. Những cảm xúc lúc bấy giờ thường lạ lẫm, dịu dàng, bồi hồi và khát khao được trao trọn trái tim cho người bên cạnh. Thế nhưng, có tình đầu thì cũng sẽ có cuộc tình thứ 2, 3 sau đó. Những cảm xúc dành cho mối tình đã qua giống như là ngọn lửa tình âm ỉ chờ cơ hội bùng cháy trở lại. Có khi nó được gọi là “Hiệu ứng mỏ neo” cho những cuộc tình tiếp theo. Nghĩa là người trong cuộc dù đã cố quên, hay không muốn quên nhưng những hình ảnh đầu tiên cùng với những trải nghiệm trong tiềm thức vô tình hay hữu ý trở thành tiêu chuẩn “neo” vào trong tâm trí chúng ta và trở thành khuôn mẫu cho những cuộc tình sau này. Trong một lần tôi đi hội nghị tại Thái Lan, thì có một anh đồng nghiệp người Campuchia đến chào hỏi và mời tôi trò chuyện. Anh không khỏi xúc động khi bày tỏ những cảm xúc về Việt Nam, về nơi anh đã từng gắn bó suốt 5 năm học đại học. Hình ảnh Hà Nội dần hiện ra thật đẹp và đâu đó thấp thoáng bóng dáng của người con gái anh yêu năm xưa nhưng chẳng thành vì thời cuộc. Anh ước gì được quay lại nơi cũ để được thỏa mong chờ và có khi anh còn cơ hội gặp lại cố nhân. Anh không giấu việc anh đã lập gia đình và đang rất hạnh phúc nhưng đâu đó trong lời kể của anh tình đầu chắc chẳng bao giờ là phai nhạt. Trong công việc, tôi đã không ít lần đi qua những câu chuyện đầy nuối tiếc về mối tình đầu không trọn vẹn nhưng vương vấn mãi không nguôi. Có người đã lập gia đình nhưng vẫn bới tìm đâu đó bóng dáng người yêu cũ trong cái gọi là hạnh phúc mới để khỏa lấp nỗi cô đơn hay đơn giản là để níu kéo quá khứ chứ chẳng dễ gì buông bỏ. Chợt khi chúng ta nhận ra bản thân không thể vượt qua nỗi ám ảnh ngày xưa, dù đã lập gia đình nhưng nỗi nhớ đó cứ hằn sâu như một phần bi kịch của cuộc đời mình. Những mối tình đầu lớn lên cùng nhau, cùng với những giá trị chung và có cùng một nền tảng thì khi có cơ hội gặp lại nhau giống như “cá gặp nước”, tình cảm xưa bỗng chốc trở nên vô cùng nồng nàn. Dù khoa học chứng minh rằng, dưới 25 tuổi thì phần vỏ não trước nơi chịu trách nhiệm cho những lựa chọn quyết định mang tính thiết thực chưa thật sự phát triển một cách hoàn thiện nên tình yêu lúc đó thường chịu tác động bởi những đợt cao trào của hormone dopamine trong cơ thể cả Nam và Nữ. Nhờ vậy mà những mảnh tình đầu lúc đó được xem là rất bản năng, đầy lãng mạn và vô cùng lôi cuốn so với những mối tình phản ánh hiện thực của cuộc sống sau này. Theo nhiều nhà nghiên cứu tâm lý tại Mỹ chỉ ra rằng có khoảng 80% những cặp đôi đã mất liên lạc khoảng 5 năm, sau khi nối lại quan hệ thì đều đi tới hôn nhân. Bây giờ hãy xem, tỷ lệ ly hôn ở những người kết hôn lần đầu tiên là 47%, thế nhưng tỷ lệ ly hôn ở những cặp đôi đã từng chia tay sau đó quay lại bên nhau và cùng đi tới hôn nhân chỉ 2%. Nghĩa là 98% người kết hôn với tình cũ đều ở bên nhau và đạt chỉ số hạnh phúc rất cao. Chẳng cần nói đến hôn nhân, việc gặp lại người mà bạn đã từng yêu say đắm nhưng vì một lý do khách quan nào đó hai bạn phải chia tay như còn quá trẻ, do gia đình ngăn cấm, hay mất liên lạc cũng sẽ đem lại những cảm xúc thăng hoa, mãnh liệt. Những mối tình thời thanh mai trúc mã, những rung động đầu đời thường lý do chia tay là do hoàn cảnh thì sẽ khó quên hơn là do không hòa hợp, quan điểm sống khác nhau. Bởi chẳng ai muốn quay lại tìm người cũ nếu người xưa không phù hợp về mặt tinh thần. Không ít lần tôi đã chứng kiến những cuộc hội ngộ đầy nước mắt của những mối tình đầu trong thời chiến. Họ tìm nhau sau những bẽ bàng, chia cắt trong đắng cay. Họ gặp nhau thì tóc đã điểm bạc và chẳng còn nhiều hy vọng nhưng niềm tin yêu dành cho nhau vẫn còn. Họ gặp nhau chỉ để nhìn thấy nhau và thỏa lòng mong đợi của ngần ấy năm xa cách. Họ gặp nhau thì duyên xưa cũng đã lỡ làng mất rồi. Tiến sĩ Nancy Khalish cũng đưa ra nhận định, những cuộc chia cắt trên 10 năm thì có cơ hội thành công trong hôn nhân khi hội ngộ. Điều này liên quan đến việc hầu hết chúng ta cần một khoảng thời gian đủ dài để trải nghiệm và hoàn thiện bản thân cũng như tính cách, quan điểm sống cùng khả năng thấu hiểu chính mình nên dễ đồng cảm và hòa hợp với nhau hơn trong cuộc sống vợ chồng. Dù là mối tình đầu hay là tình cũ, thì “người đi qua đời tôi không nhớ gì sao người”, là những dằn vặt băn khoăn của nỗi nhớ nghẹn ngào cùng sự hiếu kỳ không biết ai đó bây giờ ra sao luôn là “động lực” để ta sống với dĩ vãng. Một con phố nhỏ, một nụ cười quen thuộc, một hàng cây, một mùi hương thoáng qua trong gió cũng đủ gợi cho ta tìm về với ký ức xưa. Thời gian rồi bôi xóa nhưng gọi tên người cũ thì dư âm xưa hiện về, nhiều khi ta cảm thấy có lỗi với chính người chồng, người vợ đang hiện hữu. Vậy có nguy hiểm cho hiện tại của bạn hay không khi mà bạn luôn ấp ủ một hình bóng khó phai trong tâm trí. Chắc chắn là có, nên đừng bao giờ so sánh tình đầu, tình cũ với người chồng, người vợ hiện tại. Đừng biến mình thành kẻ lừa dối, lợi dụng tình cảm để lấp đầy nỗi trống vắng trong tâm trí. Sau khi kết thúc cuộc tình đầu tiên, hãy để tâm hồn bạn lắng đọng, chấp nhận, ngừng tìm kiếm và vượt qua. Sau đó hãy yêu sâu sắc người yêu hiện tại để những hình ảnh trong kí ức chỉ là kỉ niệm mà không phải là nỗi ám ảnh nhớ thương để rồi sau đó giết chết hôn nhân của chính mình. Rồi một ngày hãy để những vấn vương bay xa, mỉm cười với hiện tại và cầu mong cho ai kia hạnh phúc vì giờ ai cũng đã khác xưa rồi! MIA

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...