ĐƯỜNG MỘT CHIỀU

ĐƯỜNG MỘT CHIỀU

 

Chắc hẳn nhiều người cũng như tôi, không thích đường một chiều vì đôi khi nó sẽ gây bất tiện cho việc chuyển hướng đi. Tệ nhất là khi bạn nhận ra mình đang đi nhầm đường và mất phương hướng để chinh phục mục tiêu cần đến. Điều này cũng đúng khi nói về chuyện tình cảm một chiều. Một người thì muốn làm mọi thứ vì mối quan hệ trong khi người còn lại chỉ muốn thoát khỏi mối quan hệ đó.

Tôi thường ngạc nhiên trước một số mối quan hệ khi mà nhìn kiểu nào cũng thấy anh chàng rõ ràng là không yêu cô nàng, nhưng chỉ cần anh ta còn ở bên cạnh thì cô nàng sẽ chấp nhận một mối quan hệ ẩm ương khó có hồi kết ấy. Không thể trách những người phụ nữ đôi khi quá yếu mềm, vì khi yêu con người ta thường bị cảm xúc dẫn dắt và đánh mất sự khôn ngoan.

Vì một lý do nào đó, một số người đàn ông đối với người yêu lại lúc nóng lúc lạnh, lúc gần lúc xa, hành động và lời nói đôi khi không nhất quán và quan trọng nhất chính là khiến cho người phụ nữ bên cạnh mình cảm thấy bất an. Vậy làm sao biết được đối phương có yêu mình hay không? Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của mình dường như chỉ là kiểu tình cảm một chiều thì hãy tham khảo 4 dấu hiệu cảnh báo sau đây để xác định nhé.

1. Chàng không chủ động liên lạc

Khi yêu ai đó thì bạn sẽ muốn trò chuyện và chia sẻ cùng đối phương, vì vậy việc chủ động liên lạc là bình thường. Vậy những câu hỏi mà bạn cần đặt ra cho bản thân là ai thường là người liên lạc trước? Bạn có phải là người chủ động nhắn tin hay gọi điện cho chàng nhiều lần trong ngày hay không? Anh ấy trả lời ngay hay có khi vài giờ sau mới trả lời hoặc thậm chí còn không thèm trả lời bạn nữa? Khi thấy cuộc gọi nhỡ của bạn, anh ấy có gọi lại ngay cho bạn sớm nhất có thể không?

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà trong một mối quan hệ có thể có một người chủ động liên lạc sẽ thích hợp và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, khi cả hai cùng tích cực vun đắp cho mối quan hệ thì sự chia sẻ trong việc liên lạc sẽ bình đẳng hơn. Trong một mối quan hệ cân bằng, cho dù đó là gọi điện, nhắn tin, viết thư hoặc thậm chí là gửi email, việc giao tiếp sẽ liên tục diễn ra một cách tự nhiên chứ không ngắt quãng và gượng gạo.

2. Chàng không thể hiện tình cảm nhiều

Khi yêu, người ta sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nhu cầu và mọi thứ liên quan đến đối phương. Tình cảm không chỉ thể hiện qua tình dục mà còn qua sự tiếp xúc gần gũi, lời nói, cử chỉ và thậm chí là cách đối xử tốt với đối phương. Tôi từng gặp nhiều anh chàng thuộc tuýp người ít nói trong cuộc sống, nhưng khi chàng ta thực sự yêu ai đó thì cách thể hiện không giấu được người xung quanh. Tôi tin rằng đàn ông khi yêu say đắm một người phụ nữ thì lời lẽ, cử chỉ, hành động yêu thương sẽ không kiềm được mà bộc phát.

Vậy bạn cần nhìn nhận lại xem cách anh ta thể hiện tình yêu đối với bạn như thế nào? Có phải anh ấy đã thay đổi hoặc thậm chí là hoàn toàn thờ ơ với bạn hay không? Nếu vậy thì lý do là gì? Có uẩn khúc nào ở đây hay mối tình này là do bạn chủ động thể hiện tình cảm để mong đáp lại? Tất cả câu trả lời đều nằm ở chính bản thân bạn, hãy thành thật đối diện với chính mình bởi lẽ trong tình yêu và cuộc sống, sự hy vọng không giúp ích gì cả.

3. Chàng tỏ ra xa cách

Hãy quan sát xem anh ta có lắng nghe khi bạn nói không? Bạn có thường cảm thấy mình độc thoại trong cuộc trò chuyện với chàng không? Anh ta có tỏ ra nhàm chán, không hứng thú hoặc thậm chí lạc lõng khi ở bên bạn không? Khi hai bạn bên nhau, bạn có thường xuyên cảm thấy anh ấy thả hồn về một nơi nào khác không?

Đây là những dấu hiệu chứng tỏ thực ra anh ấy không yêu bạn và có thể muốn ở cạnh ai khác hoặc ở một nơi khác. Nhiều người hay nói rằng người yêu của mình trông xa cách hơn bình thường. Nếu cả hai có mối quan hệ tốt đẹp thì một trong hai người có thể xác định được nguyên nhân của sự xa cách bất thường này, còn trong một mối quan hệ ẩm ương thì lý do có thể khó xác định hơn.

Nếu đã tìm hiểu hết cách nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân, bạn có thể tạm thời xa anh ấy một thời gian để xác định xem có phải vấn đề là do anh ấy không yêu bạn hay không. Việc này có thể nới rộng khoảng cách của cả hai và khiến bạn đau lòng, tuy nhiên hãy nhớ rằng “gió sẽ thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng những ngọn lửa lớn”. Dù sao thì xác định được vấn đề càng sớm thì trái tim của bạn sẽ càng biết ơn bạn đấy.

4. Chàng không trung thực với bạn

Một trong những nền tảng của mối quan hệ bền vững là sự trung thực. Khi một người yêu bạn, anh ấy sẽ trung thực kể cả khi việc này có thể gây tổn thương. Một vài người sẽ nói những thứ bạn muốn nghe chỉ mong bạn để cho họ yên. Những người khác lại dùng những lời lẽ rất tàn nhẫn khiến bạn tự hỏi rằng “Rốt cuộc anh ấy có yêu mình không?”.

Vậy nếu anh ấy đã từng trung thực nhưng giờ không như vậy nữa thì có phải là anh ấy không yêu bạn nữa hay không? Khi bạn hỏi mà anh ấy từ chối trả lời hoặc phản ứng kiểu phòng vệ dù nguyên nhân là sợ làm bạn tổn thương hoặc đơn giản là không quan tâm tới bạn, thì đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần suy nghĩ kỹ lưỡng.

Tình cảm một chiều thường đi kèm với nỗi buồn, nước mắt, sự tủi thân và đôi khi là một trái tim tan nát, may mắn là việc này nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ ngay từ đầu và đừng tiếp tục đi vào đường một chiều trong tình trạng mất phương hướng. Bạn có phải là người luôn chủ động liên lạc và thể hiện tình cảm? Anh ta có tỏ ra lạnh lùng trong cử chỉ và lời nói không? Sự trung thực có bị thay thế bằng những lời dối trá và hành động phòng vệ không?

Nếu câu trả lời là có thì đã đến lúc phải dừng câu chuyện điên rồ này lại! Hãy tin vào cảm giác của mình. Tình yêu không thể cưỡng cầu, cũng như bạn không thể quyết định chuyện đối phương có yêu bạn hay không, nhưng bạn có quyền lựa chọn đường đi, lựa chọn hạnh phúc và tương lai của mình.

LILA

Chắc hẳn nhiều người cũng như tôi, không thích đường một chiều vì đôi khi nó sẽ gây bất tiện cho việc chuyển hướng đi. Tệ nhất là khi bạn nhận ra mình đang đi nhầm đường và mất phương hướng để chinh phục mục tiêu cần đến. Điều này cũng đúng khi nói về chuyện tình cảm một chiều. Một người thì muốn làm mọi thứ vì mối quan hệ trong khi người còn lại chỉ muốn thoát khỏi mối quan hệ đó.

Tôi thường ngạc nhiên trước một số mối quan hệ khi mà nhìn kiểu nào cũng thấy anh chàng rõ ràng là không yêu cô nàng, nhưng chỉ cần anh ta còn ở bên cạnh thì cô nàng sẽ chấp nhận một mối quan hệ ẩm ương khó có hồi kết ấy. Không thể trách những người phụ nữ đôi khi quá yếu mềm, vì khi yêu con người ta thường bị cảm xúc dẫn dắt và đánh mất sự khôn ngoan.

Vì một lý do nào đó, một số người đàn ông đối với người yêu lại lúc nóng lúc lạnh, lúc gần lúc xa, hành động và lời nói đôi khi không nhất quán và quan trọng nhất chính là khiến cho người phụ nữ bên cạnh mình cảm thấy bất an. Vậy làm sao biết được đối phương có yêu mình hay không? Nếu bạn cảm thấy mối quan hệ của mình dường như chỉ là kiểu tình cảm một chiều thì hãy tham khảo 4 dấu hiệu cảnh báo sau đây để xác định nhé.

1. Chàng không chủ động liên lạc

Khi yêu ai đó thì bạn sẽ muốn trò chuyện và chia sẻ cùng đối phương, vì vậy việc chủ động liên lạc là bình thường. Vậy những câu hỏi mà bạn cần đặt ra cho bản thân là ai thường là người liên lạc trước? Bạn có phải là người chủ động nhắn tin hay gọi điện cho chàng nhiều lần trong ngày hay không? Anh ấy trả lời ngay hay có khi vài giờ sau mới trả lời hoặc thậm chí còn không thèm trả lời bạn nữa? Khi thấy cuộc gọi nhỡ của bạn, anh ấy có gọi lại ngay cho bạn sớm nhất có thể không?

Tùy thuộc vào sở thích cá nhân mà trong một mối quan hệ có thể có một người chủ động liên lạc sẽ thích hợp và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, khi cả hai cùng tích cực vun đắp cho mối quan hệ thì sự chia sẻ trong việc liên lạc sẽ bình đẳng hơn. Trong một mối quan hệ cân bằng, cho dù đó là gọi điện, nhắn tin, viết thư hoặc thậm chí là gửi email, việc giao tiếp sẽ liên tục diễn ra một cách tự nhiên chứ không ngắt quãng và gượng gạo.

2. Chàng không thể hiện tình cảm nhiều

Khi yêu, người ta sẽ dành nhiều thời gian để tìm hiểu về nhu cầu và mọi thứ liên quan đến đối phương. Tình cảm không chỉ thể hiện qua tình dục mà còn qua sự tiếp xúc gần gũi, lời nói, cử chỉ và thậm chí là cách đối xử tốt với đối phương. Tôi từng gặp nhiều anh chàng thuộc tuýp người ít nói trong cuộc sống, nhưng khi chàng ta thực sự yêu ai đó thì cách thể hiện không giấu được người xung quanh. Tôi tin rằng đàn ông khi yêu say đắm một người phụ nữ thì lời lẽ, cử chỉ, hành động yêu thương sẽ không kiềm được mà bộc phát.

Vậy bạn cần nhìn nhận lại xem cách anh ta thể hiện tình yêu đối với bạn như thế nào? Có phải anh ấy đã thay đổi hoặc thậm chí là hoàn toàn thờ ơ với bạn hay không? Nếu vậy thì lý do là gì? Có uẩn khúc nào ở đây hay mối tình này là do bạn chủ động thể hiện tình cảm để mong đáp lại? Tất cả câu trả lời đều nằm ở chính bản thân bạn, hãy thành thật đối diện với chính mình bởi lẽ trong tình yêu và cuộc sống, sự hy vọng không giúp ích gì cả.

3. Chàng tỏ ra xa cách

Hãy quan sát xem anh ta có lắng nghe khi bạn nói không? Bạn có thường cảm thấy mình độc thoại trong cuộc trò chuyện với chàng không? Anh ta có tỏ ra nhàm chán, không hứng thú hoặc thậm chí lạc lõng khi ở bên bạn không? Khi hai bạn bên nhau, bạn có thường xuyên cảm thấy anh ấy thả hồn về một nơi nào khác không?

Đây là những dấu hiệu chứng tỏ thực ra anh ấy không yêu bạn và có thể muốn ở cạnh ai khác hoặc ở một nơi khác. Nhiều người hay nói rằng người yêu của mình trông xa cách hơn bình thường. Nếu cả hai có mối quan hệ tốt đẹp thì một trong hai người có thể xác định được nguyên nhân của sự xa cách bất thường này, còn trong một mối quan hệ ẩm ương thì lý do có thể khó xác định hơn.

Nếu đã tìm hiểu hết cách nhưng vẫn không xác định được nguyên nhân, bạn có thể tạm thời xa anh ấy một thời gian để xác định xem có phải vấn đề là do anh ấy không yêu bạn hay không. Việc này có thể nới rộng khoảng cách của cả hai và khiến bạn đau lòng, tuy nhiên hãy nhớ rằng “gió sẽ thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng những ngọn lửa lớn”. Dù sao thì xác định được vấn đề càng sớm thì trái tim của bạn sẽ càng biết ơn bạn đấy.

4. Chàng không trung thực với bạn

Một trong những nền tảng của mối quan hệ bền vững là sự trung thực. Khi một người yêu bạn, anh ấy sẽ trung thực kể cả khi việc này có thể gây tổn thương. Một vài người sẽ nói những thứ bạn muốn nghe chỉ mong bạn để cho họ yên. Những người khác lại dùng những lời lẽ rất tàn nhẫn khiến bạn tự hỏi rằng “Rốt cuộc anh ấy có yêu mình không?”.

Vậy nếu anh ấy đã từng trung thực nhưng giờ không như vậy nữa thì có phải là anh ấy không yêu bạn nữa hay không? Khi bạn hỏi mà anh ấy từ chối trả lời hoặc phản ứng kiểu phòng vệ dù nguyên nhân là sợ làm bạn tổn thương hoặc đơn giản là không quan tâm tới bạn, thì đây cũng là dấu hiệu nguy hiểm cần suy nghĩ kỹ lưỡng.

Tình cảm một chiều thường đi kèm với nỗi buồn, nước mắt, sự tủi thân và đôi khi là một trái tim tan nát, may mắn là việc này nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ ngay từ đầu và đừng tiếp tục đi vào đường một chiều trong tình trạng mất phương hướng. Bạn có phải là người luôn chủ động liên lạc và thể hiện tình cảm? Anh ta có tỏ ra lạnh lùng trong cử chỉ và lời nói không? Sự trung thực có bị thay thế bằng những lời dối trá và hành động phòng vệ không?

Nếu câu trả lời là có thì đã đến lúc phải dừng câu chuyện điên rồ này lại! Hãy tin vào cảm giác của mình. Tình yêu không thể cưỡng cầu, cũng như bạn không thể quyết định chuyện đối phương có yêu bạn hay không, nhưng bạn có quyền lựa chọn đường đi, lựa chọn hạnh phúc và tương lai của mình.

LILA

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...