ỐNG BƠM NĂNG LƯỢNG

ỐNG BƠM NĂNG LƯỢNG

 

Tôi sẽ nói thẳng vào vấn đề: Cách tốt nhất để vượt qua cả ngày dài mà giữ được mí mắt không sụp xuống chính là ngủ đủ giấc vào ban đêm. Không có gì thay thế được tác dụng của giấc ngủ trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người cần 7-9 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất, nhưng trong cuộc sống tất bật thời hiện đại thì điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. 

Tin vui là có một số mẹo được xem là ống bơm năng lượng tức thì mà bạn có thể thử ngay từ lúc này.

Ngay khi thức dậy, hãy lên tinh thần cho ngày mới

Bạn có biết cảm giác khi vừa mở mắt thức dậy, quá nhiều việc phải làm ập vào não bạn và bạn chỉ muốn lăn ra ngủ tiếp? Mẹo này có thể hữu ích đối với cảm giác “quá tải” đó. Hãy bắt đầu mỗi ngày với một suy nghĩ hoặc mục tiêu tích cực (chẳng hạn như: “Tôi sẽ dành 20 phút để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho bài thuyết trình hôm nay”). 

Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát thái độ đối với các hoạt động của ngày hôm đó, và duy trì một phần năng lượng quý giá của bạn, bởi vì nỗi lo sợ mọi thứ chính là thủ phạm hút cạn năng lượng của bạn. Riêng tôi, tôi cố gắng tập trung vào một điều mà mình cảm thấy biết ơn trong cuộc sống để tạo ra một suy nghĩ tích cực và tiến về phía trước.

Uống đủ nước

Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói đến các phần mềm nhắc uống nước trên thiết bị điện tử, nhưng sự thật là lười uống nước chính là “căn bệnh” chung của xã hội hiện đại. Thiếu nước là một trong những lý do chính khiến mức năng lượng giảm xuống. 

Hầu hết chúng ta ở trong tình trạng thiếu nước hàng ngày và khi cơ thể mất nước, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. May mắn thay, hầu như bất kỳ loại đồ uống nào (trừ rượu) đều được tính vào lượng nước cung cấp cho cơ thể, vì vậy nếu bạn không thích nước lọc, hãy pha nó với nước ép trái cây, trà hoặc thậm chí nước dùng từ súp.

Chọn cà phê thay vì nước tăng lực

Đúng là việc cung cấp caffeine cho cơ thể chắc chắn có thể giúp bạn tăng cường năng lượng, nhưng vấn đề là không phải tất cả các loại caffeine đều như nhau. Nước tăng lực thường chứa caffeine cũng như hỗn hợp các chất kích thích khác như Guarana và Yerba Mate. Chúng có thể giúp bạn tăng năng lượng tạm thời, nhưng đây là những chất kích thích và có thể khiến bạn gặp vấn đề về sau.

Vì vậy, hãy tránh xa nước tăng lực. Thay vào đó, một ít cà phê là sự lựa chọn tốt hơn nhiều khi bạn cần thêm năng lượng (mà vẫn duy trì được sức khỏe). Chỉ cần lưu ý về thời điểm nạp caffeine trong ngày, nạp caffeine muộn sau 4 giờ chiều có thể gây trở ngại cho giấc ngủ và có thể buộc bạn cần thêm caffeine vào ngày hôm sau.

Ăn nhẹ 

Năng lượng trong cơ thể đến từ lượng calo bạn tiêu thụ, vì vậy nếu cảm thấy cơ thể uể oải, chậm chạp, bạn có thể cần phải nạp năng lượng. Nhưng đừng vội lao đến máy bán hàng tự động dưới sảnh; có một công thức đơn giản cho một bữa ăn nhẹ hoàn hảo (và tốt cho sức khỏe).

Lựa chọn một loại thức ăn có carbonhydrate và protein chính là công thức tối ưu nhất để cung cấp năng lượng, đồng thời giúp bạn no lâu hơn (và thỏa mãn hơn). Hãy thử một quả táo với một miếng phô mai que, bánh quy giòn với bơ đậu phộng hoặc một nửa thanh protein.

Rời khỏi bàn làm việc

Nếu bạn thấy mình gật gù tại bàn làm việc, có một giải pháp đơn giản: hãy đi bộ. Đây là nguồn năng lượng tự động giúp tăng cường lưu thông máu và giữ cho cơ bắp hoạt động. Và trước khi phàn nàn rằng không có nơi nào để đi bộ bên ngoài tòa nhà văn phòng của bạn, hãy lưu ý rằng mẹo này không cần đến những nơi có không khí trong lành. 

Hãy thường xuyên di chuyển đến máy nước nóng lạnh của công ty, đi vài vòng xung quanh văn phòng, hoặc đi bộ lên xuống cầu thang. Bạn nên đặt báo thức trên điện thoại để nhắc nhở bản thân đứng dậy và bước khỏi bàn làm việc mỗi giờ để giúp giảm bớt sự mệt mỏi và giữ cho trí não tập trung.

Tạo nên một bầu không khí mới mẻ

Cho dù làm việc trong văn phòng hay ở nhà, không khí xung quanh bạn có thể trở nên nhạt nhẽo, việc này chắc chắn không tốt cho việc đánh thức nguồn năng lượng trong bạn. Hãy khuấy động bầu không khí bằng cách khuếch tán các loại tinh dầu. 

Tinh dầu khuynh diệp và cam quýt có thể tiếp thêm sinh khí cho một cơ thể và tâm trí mệt mỏi. Nếu chỉ đơn giản ngửi một chút hương chanh không thực sự hiệu quả thì bạn cũng có thể thử tăng mức độ lên một chút (như thoa vào bên trong cổ tay chẳng hạn). Chỉ cần bảo đảm đọc kĩ hướng dẫn sử dụng vì một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng da.

Ngủ trưa

Nếu bạn làm việc toàn thời gian hoặc bận chăm sóc trẻ em, một giấc ngủ trưa dài để phục hồi năng lượng có vẻ là điều xa xỉ. Nhưng tin tốt là bạn không cần đến một giấc ngủ dài để duy trì một buổi chiều tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Thông thường, thời gian ngủ trưa lý tưởng là khoảng 20 phút. Những giấc ngủ trưa dài hơn thường khiến mọi người buồn ngủ hơn, một phần bởi vì càng đi sâu vào chu kỳ giấc ngủ, bạn càng dễ ngủ sâu và thức dậy giữa chừng trong giai đoạn đó thường khiến mọi người cảm thấy khó chịu hơn.

LILA

Tôi sẽ nói thẳng vào vấn đề: Cách tốt nhất để vượt qua cả ngày dài mà giữ được mí mắt không sụp xuống chính là ngủ đủ giấc vào ban đêm. Không có gì thay thế được tác dụng của giấc ngủ trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Hầu hết mọi người cần 7-9 giờ ngủ mỗi đêm để cảm thấy tràn đầy năng lượng nhất, nhưng trong cuộc sống tất bật thời hiện đại thì điều này không phải lúc nào cũng dễ thực hiện. 

Tin vui là có một số mẹo được xem là ống bơm năng lượng tức thì mà bạn có thể thử ngay từ lúc này.

Ngay khi thức dậy, hãy lên tinh thần cho ngày mới

Bạn có biết cảm giác khi vừa mở mắt thức dậy, quá nhiều việc phải làm ập vào não bạn và bạn chỉ muốn lăn ra ngủ tiếp? Mẹo này có thể hữu ích đối với cảm giác “quá tải” đó. Hãy bắt đầu mỗi ngày với một suy nghĩ hoặc mục tiêu tích cực (chẳng hạn như: “Tôi sẽ dành 20 phút để chuẩn bị tinh thần thật tốt cho bài thuyết trình hôm nay”). 

Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát thái độ đối với các hoạt động của ngày hôm đó, và duy trì một phần năng lượng quý giá của bạn, bởi vì nỗi lo sợ mọi thứ chính là thủ phạm hút cạn năng lượng của bạn. Riêng tôi, tôi cố gắng tập trung vào một điều mà mình cảm thấy biết ơn trong cuộc sống để tạo ra một suy nghĩ tích cực và tiến về phía trước.

Uống đủ nước

Bạn có thể ngạc nhiên khi nghe nói đến các phần mềm nhắc uống nước trên thiết bị điện tử, nhưng sự thật là lười uống nước chính là “căn bệnh” chung của xã hội hiện đại. Thiếu nước là một trong những lý do chính khiến mức năng lượng giảm xuống. 

Hầu hết chúng ta ở trong tình trạng thiếu nước hàng ngày và khi cơ thể mất nước, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải. May mắn thay, hầu như bất kỳ loại đồ uống nào (trừ rượu) đều được tính vào lượng nước cung cấp cho cơ thể, vì vậy nếu bạn không thích nước lọc, hãy pha nó với nước ép trái cây, trà hoặc thậm chí nước dùng từ súp.

Chọn cà phê thay vì nước tăng lực

Đúng là việc cung cấp caffeine cho cơ thể chắc chắn có thể giúp bạn tăng cường năng lượng, nhưng vấn đề là không phải tất cả các loại caffeine đều như nhau. Nước tăng lực thường chứa caffeine cũng như hỗn hợp các chất kích thích khác như Guarana và Yerba Mate. Chúng có thể giúp bạn tăng năng lượng tạm thời, nhưng đây là những chất kích thích và có thể khiến bạn gặp vấn đề về sau.

Vì vậy, hãy tránh xa nước tăng lực. Thay vào đó, một ít cà phê là sự lựa chọn tốt hơn nhiều khi bạn cần thêm năng lượng (mà vẫn duy trì được sức khỏe). Chỉ cần lưu ý về thời điểm nạp caffeine trong ngày, nạp caffeine muộn sau 4 giờ chiều có thể gây trở ngại cho giấc ngủ và có thể buộc bạn cần thêm caffeine vào ngày hôm sau.

Ăn nhẹ 

Năng lượng trong cơ thể đến từ lượng calo bạn tiêu thụ, vì vậy nếu cảm thấy cơ thể uể oải, chậm chạp, bạn có thể cần phải nạp năng lượng. Nhưng đừng vội lao đến máy bán hàng tự động dưới sảnh; có một công thức đơn giản cho một bữa ăn nhẹ hoàn hảo (và tốt cho sức khỏe).

Lựa chọn một loại thức ăn có carbonhydrate và protein chính là công thức tối ưu nhất để cung cấp năng lượng, đồng thời giúp bạn no lâu hơn (và thỏa mãn hơn). Hãy thử một quả táo với một miếng phô mai que, bánh quy giòn với bơ đậu phộng hoặc một nửa thanh protein.

Rời khỏi bàn làm việc

Nếu bạn thấy mình gật gù tại bàn làm việc, có một giải pháp đơn giản: hãy đi bộ. Đây là nguồn năng lượng tự động giúp tăng cường lưu thông máu và giữ cho cơ bắp hoạt động. Và trước khi phàn nàn rằng không có nơi nào để đi bộ bên ngoài tòa nhà văn phòng của bạn, hãy lưu ý rằng mẹo này không cần đến những nơi có không khí trong lành. 

Hãy thường xuyên di chuyển đến máy nước nóng lạnh của công ty, đi vài vòng xung quanh văn phòng, hoặc đi bộ lên xuống cầu thang. Bạn nên đặt báo thức trên điện thoại để nhắc nhở bản thân đứng dậy và bước khỏi bàn làm việc mỗi giờ để giúp giảm bớt sự mệt mỏi và giữ cho trí não tập trung.

Tạo nên một bầu không khí mới mẻ

Cho dù làm việc trong văn phòng hay ở nhà, không khí xung quanh bạn có thể trở nên nhạt nhẽo, việc này chắc chắn không tốt cho việc đánh thức nguồn năng lượng trong bạn. Hãy khuấy động bầu không khí bằng cách khuếch tán các loại tinh dầu. 

Tinh dầu khuynh diệp và cam quýt có thể tiếp thêm sinh khí cho một cơ thể và tâm trí mệt mỏi. Nếu chỉ đơn giản ngửi một chút hương chanh không thực sự hiệu quả thì bạn cũng có thể thử tăng mức độ lên một chút (như thoa vào bên trong cổ tay chẳng hạn). Chỉ cần bảo đảm đọc kĩ hướng dẫn sử dụng vì một số loại tinh dầu có thể gây kích ứng da.

Ngủ trưa

Nếu bạn làm việc toàn thời gian hoặc bận chăm sóc trẻ em, một giấc ngủ trưa dài để phục hồi năng lượng có vẻ là điều xa xỉ. Nhưng tin tốt là bạn không cần đến một giấc ngủ dài để duy trì một buổi chiều tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.

Thông thường, thời gian ngủ trưa lý tưởng là khoảng 20 phút. Những giấc ngủ trưa dài hơn thường khiến mọi người buồn ngủ hơn, một phần bởi vì càng đi sâu vào chu kỳ giấc ngủ, bạn càng dễ ngủ sâu và thức dậy giữa chừng trong giai đoạn đó thường khiến mọi người cảm thấy khó chịu hơn.

LILA

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...

U NANG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  NHÌN NHẬN TỪ MÔ HÌNH TÂM – THÂN – KINH U nang buồng trứng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh sản. Phần lớn u nang lành tính, nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể gây rối loạn nội tiết, đau vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt...

KHI BẠN YÊU MỘT NGƯỜI “ÁI KỶ”

Yêu một người mắc rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder – NPD) không chỉ là một hành trình đầy mâu thuẫn và tổn thương, mà còn có thể khiến bạn đánh mất chính mình. Mối quan hệ ấy có thể bắt đầu bằng sự quyến rũ mạnh mẽ – bạn cảm thấy được chú ý,...

PHÂN LY – KHI NỖI ĐAU TRỞ NÊN “BÌNH THƯỜNG”

​ Có những người sống qua đau khổ mà không hề biết rằng mình đang đau. Không phải vì nỗi đau nhỏ bé hay dễ chịu – mà vì họ đã sống quá lâu trong nó, đến mức cảm giác ấy trở thành điều "bình thường", quen thuộc như hơi thở. Đó là biểu hiện sâu sắc của hiện tượng phân...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

TẠI SAO TA ĐÔNG CỨNG

  Tại sao ta “đông cứng” và cố làm hài lòng người khác khi lớn lên trong môi trường không an toàn Khi chúng ta sống trong một môi trường đầy căng thẳng như gia đình có bạo hành, la mắng, kiểm soát hoặc bị bỏ mặc, cơ thể và não bộ sẽ dần hình thành những cách đặc...

THÓI QUEN LÀM HÀI LÒNG NGƯỜI KHÁC

  Trong những tình huống bị đe dọa, hệ thần kinh của chúng ta có thể phản ứng theo ba hướng: chiến đấu (fight), bỏ chạy (flight) hoặc đông cứng (freeze). Trong trạng thái đông cứng, cơ thể rơi vào tình trạng bất động - nhịp tim chậm lại, các cơ trở nên tê liệt,...

LẠC NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Khi cơ thể không còn là nơi an toàn Lạc nội mạc tử cung không chỉ là một bệnh phụ khoa. Đó là một trải nghiệm sống toàn thân, toàn tâm – nơi người phụ nữ không chỉ đối mặt với cơn đau thể xác kéo dài, mà còn sống chung với nỗi bất an, mệt mỏi, và cảm giác cô...

HỘI CHỨNG NHỮNG ĐỨA TRẺ “ZOOMBIE”

  Khi mạng xã hội làm trầm trọng thêm ADHD Trong vài năm trở lại đây, thuật ngữ “hội chứng những đứa trẻ zombie” được sử dụng để mô tả hình ảnh những đứa trẻ trở nên đờ đẫn, mất khả năng tập trung, và phản ứng chậm chạp sau thời gian dài tiếp xúc với màn hình,...

KHI XẤU HỔ TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GÁI

  Trong quá trình làm việc trị liệu với phụ nữ, một trong những điều khiến người ta day dứt nhất không phải là những tổn thương cụ thể, mà là cảm giác xấu hổ bám rễ vào tận sâu bên trong. Nhiều phụ nữ mang trong mình cảm giác rằng sự tồn tại của họ là một điều...

KHI ĐÀN ÔNG “YẾU SINH LÝ” VÌ TÂM LÝ

  Tình trạng “yếu sinh lý” ở nam giới – đặc biệt là khó cương cứng hoặc xuất tinh sớm khi gần gũi với người mình yêu – thường khiến người trong cuộc cảm thấy xấu hổ, mất tự tin, thậm chí là hoang mang. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp được ghi nhận rằng người đàn...

CĂNG THẲNG MÃN TÍNH VÀ BỆNH CƯỜNG GIÁP

GÓC NHÌN TỔNG THỂ VỀ TÂM – THÂN – KINH Cường giáp (hyperthyroidism) là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), khiến cơ thể rơi vào trạng thái “tăng tốc” kéo dài. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như hồi hộp, mất...