ĐÀN ÔNG KHÔNG LÀ THẾ!

ĐÀN ÔNG KHÔNG LÀ THẾ!

 

“Đàn ông là thế” có phải là một lời biện minh cho sự ích kỷ của một số người nhằm thỏa mãn tính cam chịu của cánh đàn bà?  Chính cách nuôi dạy từ trong gia đình đã hình thành một tư tưởng hệ nhún nhường kéo theo việc ngó lơ ở cả đàn ông và phụ nữ. Đó là nguyên nhân của những nỗi ấm ức khiến kẻ khóc người cười và cứ thế mạnh ai cứ tiếp tục đổ hết lỗi lầm cho nhau.

Đàn ông và phụ nữ do đâu mà khác biệt

Mỗi chúng ta là sản phẩm của quá khứ, của những thông điệp mà ta nhận được không chỉ từ cha mẹ, gia đình và người thân, mà còn từ chính bạn bè, thầy cô, tivi, tạp chí, phim ảnh, âm nhạc và cả Internet. 

Dù ý thức hay không thì những thông điệp này đã trở thành một phần tạo nên con người chúng ta, cách bạn lựa chọn trở thành người đàn ông và phụ nữ như thế nào trong xã hội hiện đại, cách bạn tương tác với người xung quanh và những gì bạn nghĩ mình xứng đáng nhận được.

Phụ nữ từ nhỏ đã được nuôi dạy theo hướng làm hài lòng người khác và tuân thủ theo khuôn phép. Đàn ông thì được khuyến khích thể hiện cái Tôi và bản lĩnh của mình. Sự tự do và nuông chìu từ chính những người cha, người mẹ đã tạo ra một số những anh chồng hờ hững với công việc gia đình, thích thể hiện, gia trưởng và hay kì kèo hoạnh họe, huyễn hoặc vị trí của bản thân. Họ  luôn tìm cách nghĩ rằng đàn ông là chỉ biết làm việc lớn dù rằng chẳng biết việc đại sự đó là như thế nào.

Trong lần tình cờ tôi đến thăm cô bạn học cùng Đại học vừa sinh em bé. Vừa bước vào nhà tôi đã nghe tiếng Hoàng vọng ra. Anh vừa mới nghỉ việc không chấp nhận cảnh đi làm công ăn lương suốt ngày. Anh cho rằng bản thân mình giỏi đủ làm ông này ông nọ nhưng do bị chèn ép và thời cơ chưa tới mới ra nông nỗi này. Ngồi cùng Yến gương mặt sầu não vì lo lắng cho con giờ lại phải lo thêm anh chồng suốt ngày chỉ thích mơ với mộng. 

Hoàng học hết cấp ba rồi xin vào học trung cấp du lịch, cha mẹ anh không giàu nhưng cũng đủ lo cho anh không thiếu thứ gì. Học giữa chừng anh chê công việc hướng dẫn đi sớm về khuya thế là anh bỏ học xin làm việc lễ tân văn phòng. Anh làm được ít thời gian thì lại bảo không thăng tiếng rồi ở nhà đợi ông bác ở quê xin việc Nhà nước làm. Cứ thế anh chẳng màng lo nghĩ, ba năm anh thay đổi gần 10 công việc. Yến bảo anh lúc nào cũng thích thể hiện mình, chưa bao giờ phụ cô việc nhà lại thêm cái tính ỷ lại không biết nhún nhường mà  trình độ thì không tới đâu nên mãi cũng không thể nào ổn định nổi.

Ngoài kia còn biết bao người như Hoàng, những người con cầu khẩn chưa bao giờ thích làm việc nhà hay giúp đỡ gia đình. Họ phù phiếm như thể đàn ông sinh ra là có tất cả không cần cố gắng.

Đàn ông nông nổi cũng do phụ nữ “bắc cầu”

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, trước khi trách các anh thì phụ nữ chúng ta phải tự nhìn lại bản thân mình trước đã. Làm mẹ là một việc vô cùng thiêng liêng và cao quý, đàn ông tốt hay xấu từ lúc còn “đỏ hỏn” phần lớn là do phụ nữ quyết định. Đàn ông có nông nổi cũng là do phụ nữ “bắc cầu” hay do được nuông chiều từ nhỏ và lớn lên trở thành thói quen chẳng thể thay đổi. 

Anh Thư suốt ngày cằn nhằn vì anh chồng chẳng bao giờ chịu chơi với con và làm công việc nhà. Theo chồng Anh Thư thì nấu cơm, rửa chén, quét nhà là chuyện vặt, chuyện của đàn bà. Cũng giống như nhậu, chửi thề, hút thuốc lá, ngồi quán tám chuyện là nhu cầu của đàn ông, phụ nữ là phải ăn mặc kín đáo, không la cà, nói năng hòa nhã và biết làm việc nhà, nuôi dạy con cái, phục vụ chồng, gia đình chồng, bạn bè, hàng xóm và cần thiết hơn nữa là phải biết làm thêm việc xã hội.

Còn đâu là tình yêu, sự chia ngọt sẻ bùi giữa hai vợ chồng. Còn đâu là sớm tối có nhau khi mà tất cả các quán nhậu Sài Gòn và từng ngã đường ở Việt Nam lấp đầy các anh chồng thích nói chuyện đao to búa lớn? Ai sẽ mang đến niềm vui và tiếng cười cho gia đình, con cái khi mà người phụ nữ ở nhà phải quằn gánh lo âu? 

Bức tranh gia đình bị bóp méo và hụt hẫng trong đôi mắt trẻ thơ để rồi khi trưởng thành chúng quen dần với những thói quen của cha mẹ và tự mình mắc kẹt trong cái bẫy “gái ngoan” và “đàn ông phải thế” mà chính những người đi trước tạo ra.

Chuẩn mực trong cuộc sống là do mỗi người góp nhặt, rèn luyện và học hỏi. Một gia đình hạnh phúc cần lắm sự chung tay của cả hai vợ chồng. Không phải vô tình mà ông bà ta lại gọi vợ chồng chung sống với nhau lâu ngày là “đôi bạn đời”. Vì nếu không phải bạn thì sao ta có thể tôn trọng nhau, chia sẻ và quan tâm nhau một cách khách quan nhất có thể. 

Xin đừng đánh đồng đàn ông không phải ai cũng thế!

“Đàn ông phải thế” một lần nữa lại đặt ra những tiêu chuẩn vô lý, dường như chỉ để ngụy biện cho sự vô tâm, thờ ơ, ích kỷ. Thế nhưng, cũng chính trong thế giới phụ nữ cũng có người lại dễ dàng bằng lòng và làm ngơ trước những thói hư, tật xấu của con trai và anh chồng ở nhà. Họ bất lực và tự an ủi mình rằng “Đàn ông chắc ai cũng thế !”.

Nhưng xin đính chính đàn ông không phải ai cũng vậy. Cũng giống như phụ nữ có người vô tâm thì ắt cũng sẽ có nhiều người có tâm với gia đình và chồng con của mình. Thói quen trong suy nghĩ, tư duy tuy khó thay đổi nhưng hoàn toàn không phải là không thể nếu chúng ta được giáo dục tốt ngay từ nhỏ. 

Đừng bằng lòng với những gì mình thấy hay những quan điểm đàn ông phải nhậu nhẹt, phải tụ tập bạn bè, phải la cà quán xá, phải có thú vui, không gian riêng, có được tự do, phải năm thê bảy thiếp mới là đàn ông.

Chẳng người đàn ông tốt nào muốn mình phải thế vì họ có sĩ diện, biết lẽ phải và chẳng ai muốn đánh đổi hạnh phúc gia đình, tình yêu vợ con của mình cho những cái “vui” qua đường không đáng. Vì vợ cũng chính là người sẽ cùng bạn đi tới cuối con đường đời lắm chông gai, cùng bạn đầu ấp tay gối qua những bão giông của thường ngày.

Thế nên phụ nữ hãy biết rộng lượng với người đàn ông xứng đáng và cũng nên ích kỷ vì mình một chút để không ôm hết thiệt thòi, tủi phận. Phụ nữ có bản lĩnh sẽ biết lựa chọn và nuông chiều bản thân hơn là phải chấp nhận những lời ngụy biện lạc lối. Chẳng ai ép mình làm một sự chọn lựa, nên hãy trân trọng những gì bạn đang có để không nuối tiếc khi những điều đẹp nhất bỗng ra đi mà chẳng thể nào ta tìm kiếm hay đong đầy lại được.

MIA NGUYỄN

“Đàn ông là thế” có phải là một lời biện minh cho sự ích kỷ của một số người nhằm thỏa mãn tính cam chịu của cánh đàn bà?  Chính cách nuôi dạy từ trong gia đình đã hình thành một tư tưởng hệ nhún nhường kéo theo việc ngó lơ ở cả đàn ông và phụ nữ. Đó là nguyên nhân của những nỗi ấm ức khiến kẻ khóc người cười và cứ thế mạnh ai cứ tiếp tục đổ hết lỗi lầm cho nhau.

Đàn ông và phụ nữ do đâu mà khác biệt

Mỗi chúng ta là sản phẩm của quá khứ, của những thông điệp mà ta nhận được không chỉ từ cha mẹ, gia đình và người thân, mà còn từ chính bạn bè, thầy cô, tivi, tạp chí, phim ảnh, âm nhạc và cả Internet. 

Dù ý thức hay không thì những thông điệp này đã trở thành một phần tạo nên con người chúng ta, cách bạn lựa chọn trở thành người đàn ông và phụ nữ như thế nào trong xã hội hiện đại, cách bạn tương tác với người xung quanh và những gì bạn nghĩ mình xứng đáng nhận được.

Phụ nữ từ nhỏ đã được nuôi dạy theo hướng làm hài lòng người khác và tuân thủ theo khuôn phép. Đàn ông thì được khuyến khích thể hiện cái Tôi và bản lĩnh của mình. Sự tự do và nuông chìu từ chính những người cha, người mẹ đã tạo ra một số những anh chồng hờ hững với công việc gia đình, thích thể hiện, gia trưởng và hay kì kèo hoạnh họe, huyễn hoặc vị trí của bản thân. Họ  luôn tìm cách nghĩ rằng đàn ông là chỉ biết làm việc lớn dù rằng chẳng biết việc đại sự đó là như thế nào.

Trong lần tình cờ tôi đến thăm cô bạn học cùng Đại học vừa sinh em bé. Vừa bước vào nhà tôi đã nghe tiếng Hoàng vọng ra. Anh vừa mới nghỉ việc không chấp nhận cảnh đi làm công ăn lương suốt ngày. Anh cho rằng bản thân mình giỏi đủ làm ông này ông nọ nhưng do bị chèn ép và thời cơ chưa tới mới ra nông nỗi này. Ngồi cùng Yến gương mặt sầu não vì lo lắng cho con giờ lại phải lo thêm anh chồng suốt ngày chỉ thích mơ với mộng. 

Hoàng học hết cấp ba rồi xin vào học trung cấp du lịch, cha mẹ anh không giàu nhưng cũng đủ lo cho anh không thiếu thứ gì. Học giữa chừng anh chê công việc hướng dẫn đi sớm về khuya thế là anh bỏ học xin làm việc lễ tân văn phòng. Anh làm được ít thời gian thì lại bảo không thăng tiếng rồi ở nhà đợi ông bác ở quê xin việc Nhà nước làm. Cứ thế anh chẳng màng lo nghĩ, ba năm anh thay đổi gần 10 công việc. Yến bảo anh lúc nào cũng thích thể hiện mình, chưa bao giờ phụ cô việc nhà lại thêm cái tính ỷ lại không biết nhún nhường mà  trình độ thì không tới đâu nên mãi cũng không thể nào ổn định nổi.

Ngoài kia còn biết bao người như Hoàng, những người con cầu khẩn chưa bao giờ thích làm việc nhà hay giúp đỡ gia đình. Họ phù phiếm như thể đàn ông sinh ra là có tất cả không cần cố gắng.

Đàn ông nông nổi cũng do phụ nữ “bắc cầu”

“Tiên trách kỷ hậu trách nhân”, trước khi trách các anh thì phụ nữ chúng ta phải tự nhìn lại bản thân mình trước đã. Làm mẹ là một việc vô cùng thiêng liêng và cao quý, đàn ông tốt hay xấu từ lúc còn “đỏ hỏn” phần lớn là do phụ nữ quyết định. Đàn ông có nông nổi cũng là do phụ nữ “bắc cầu” hay do được nuông chiều từ nhỏ và lớn lên trở thành thói quen chẳng thể thay đổi. 

Anh Thư suốt ngày cằn nhằn vì anh chồng chẳng bao giờ chịu chơi với con và làm công việc nhà. Theo chồng Anh Thư thì nấu cơm, rửa chén, quét nhà là chuyện vặt, chuyện của đàn bà. Cũng giống như nhậu, chửi thề, hút thuốc lá, ngồi quán tám chuyện là nhu cầu của đàn ông, phụ nữ là phải ăn mặc kín đáo, không la cà, nói năng hòa nhã và biết làm việc nhà, nuôi dạy con cái, phục vụ chồng, gia đình chồng, bạn bè, hàng xóm và cần thiết hơn nữa là phải biết làm thêm việc xã hội.

Còn đâu là tình yêu, sự chia ngọt sẻ bùi giữa hai vợ chồng. Còn đâu là sớm tối có nhau khi mà tất cả các quán nhậu Sài Gòn và từng ngã đường ở Việt Nam lấp đầy các anh chồng thích nói chuyện đao to búa lớn? Ai sẽ mang đến niềm vui và tiếng cười cho gia đình, con cái khi mà người phụ nữ ở nhà phải quằn gánh lo âu? 

Bức tranh gia đình bị bóp méo và hụt hẫng trong đôi mắt trẻ thơ để rồi khi trưởng thành chúng quen dần với những thói quen của cha mẹ và tự mình mắc kẹt trong cái bẫy “gái ngoan” và “đàn ông phải thế” mà chính những người đi trước tạo ra.

Chuẩn mực trong cuộc sống là do mỗi người góp nhặt, rèn luyện và học hỏi. Một gia đình hạnh phúc cần lắm sự chung tay của cả hai vợ chồng. Không phải vô tình mà ông bà ta lại gọi vợ chồng chung sống với nhau lâu ngày là “đôi bạn đời”. Vì nếu không phải bạn thì sao ta có thể tôn trọng nhau, chia sẻ và quan tâm nhau một cách khách quan nhất có thể. 

Xin đừng đánh đồng đàn ông không phải ai cũng thế!

“Đàn ông phải thế” một lần nữa lại đặt ra những tiêu chuẩn vô lý, dường như chỉ để ngụy biện cho sự vô tâm, thờ ơ, ích kỷ. Thế nhưng, cũng chính trong thế giới phụ nữ cũng có người lại dễ dàng bằng lòng và làm ngơ trước những thói hư, tật xấu của con trai và anh chồng ở nhà. Họ bất lực và tự an ủi mình rằng “Đàn ông chắc ai cũng thế !”.

Nhưng xin đính chính đàn ông không phải ai cũng vậy. Cũng giống như phụ nữ có người vô tâm thì ắt cũng sẽ có nhiều người có tâm với gia đình và chồng con của mình. Thói quen trong suy nghĩ, tư duy tuy khó thay đổi nhưng hoàn toàn không phải là không thể nếu chúng ta được giáo dục tốt ngay từ nhỏ. 

Đừng bằng lòng với những gì mình thấy hay những quan điểm đàn ông phải nhậu nhẹt, phải tụ tập bạn bè, phải la cà quán xá, phải có thú vui, không gian riêng, có được tự do, phải năm thê bảy thiếp mới là đàn ông.

Chẳng người đàn ông tốt nào muốn mình phải thế vì họ có sĩ diện, biết lẽ phải và chẳng ai muốn đánh đổi hạnh phúc gia đình, tình yêu vợ con của mình cho những cái “vui” qua đường không đáng. Vì vợ cũng chính là người sẽ cùng bạn đi tới cuối con đường đời lắm chông gai, cùng bạn đầu ấp tay gối qua những bão giông của thường ngày.

Thế nên phụ nữ hãy biết rộng lượng với người đàn ông xứng đáng và cũng nên ích kỷ vì mình một chút để không ôm hết thiệt thòi, tủi phận. Phụ nữ có bản lĩnh sẽ biết lựa chọn và nuông chiều bản thân hơn là phải chấp nhận những lời ngụy biện lạc lối. Chẳng ai ép mình làm một sự chọn lựa, nên hãy trân trọng những gì bạn đang có để không nuối tiếc khi những điều đẹp nhất bỗng ra đi mà chẳng thể nào ta tìm kiếm hay đong đầy lại được.

MIA NGUYỄN

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...