TẾT TRONG GIỎ QUÀ CỦA NGƯỜI XA QUÊ

TẾT TRONG GIỎ QUÀ CỦA NGƯỜI XA QUÊ

5 giờ sáng ngày cận Tết, tôi kéo va li và hai, ba giỏ đồ ra sân ga, lắng nghe tiếng còi tàu vang lên từng đợt và tiếng hành khách cùng nhau nói cười, chia sẻ niềm vui đoàn tụ mỗi dịp Tết đến xuân về. 

Bỏ qua sự chật chội, đông đúc hay đôi lúc mệt mỏi trên những chuyến tàu xa, trái tim tôi rạo rực niềm vui chào đón tân niên trong từng nhịp bánh, bởi tôi hiểu rằng: Tôi đang đem xuân về cho gia đình!

Trước khi lên tàu vài ngày, tôi ghé qua nhiều khu chợ ở thành phố để lựa từng tấm áo, hộp quà, với hy vọng có thể đem lại niềm vui bất ngờ cho những người thân yêu nơi quê nhà. Cũng như tôi, người người ra ga về quê ăn Tết, ai cũng cố gắng mang theo cơ man là thứ. Có người xách gói bánh bịch kẹo nặng trịch, người lại cẩn thận nâng niu chiếc áo mới. Có người còn mang theo cành mai, khóm quất, chậu đào. Cứ như thế, mỗi khoang tàu trên những chuyến xe hồi hương vô tình trở thành một phiên chợ Tết nho nhỏ, nơi mà ai cũng nói cười rạng rỡ và cùng chia sẻ niềm vui khi tân niên sắp đến.

Trên những chiếc ghế xoay vào nhau của mỗi khoang tàu, tôi lại có dịp lắng nghe những câu chuyện của những người xa quê. Có cô em gái năm nhất đi học xa, chưa bao giờ thôi nhớ nhà, dù cuộc sống sinh viên thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn chắt chiu để mua cho gia đình vài món đặc sản từ thành phố. Có chú theo bạn vào làm công ở thành phố cả năm, dù vất vả, thiếu thốn nhưng vẫn “về nhà kẻo các con mong”. Hành trang của chú chẳng có gì nhiều ngoài đôi dép, cái mũ, cái áo mới cho thằng Tí, cái Sửu ở nhà. Giữa những câu chuyện của những người con xa xứ trên mỗi chuyến tàu, người ta lại niềm nở mời nhau miếng bánh, múi quýt. Có lẽ nỗi háo hức về quê và sự đồng cảm khiến mỗi người dễ dàng cởi mở với nhau hơn.

Quả thật, nhiều người cho rằng ngày Tết đang dần mất đi ý nghĩa của nó, thậm chí là trở nên buồn chán và phiền phức, nhưng với những kẻ cả năm trời bươn chải nơi đất khách quê người như tôi, Tết mang niềm vui vô cùng lớn lao, được gói gọn trong ba chữ vỏn vẹn: được về nhà.

Rồi tàu cập bến, qua khung cửa sổ, tôi nhìn thấy ba mẹ và em gái đang đứng đợi tôi giữa hàng người đông đúc nơi sân ga. Mỗi lần về, ba sẽ giúp tôi xách hành lý, mẹ không ngừng hỏi thăm tôi có khỏe không, học hành, làm việc thế nào, còn em gái sẽ dúi vào tay tôi cây kẹo mút mà em đã để dành. Lần nào cũng vậy, ba mẹ tôi luôn mắng yêu: “Ở quê mình có đủ cả, mang về làm gì”. Chỉ là vài món đồ bé mọn chắt chiu, nhưng đủ khiến những người thân yêu đang đợi tôi nơi quê hương cảm thấy “vui như Tết”.

Với những người thành phố, Tết có thể chỉ đơn giản là dịp để họ được đi chơi và “xả hơi” sau những ngày làm việc vất vả, hoặc đơn giản là để quên đi áp lực trong cuộc sống đời thường. Còn đối với những người con xa quê, Tết vừa là cơ hội để họ được đoàn tụ với gia đình bên nồi bánh chưng hay mâm ngũ quả, vừa là dịp để họ mang xuân về cho những người thân yêu. Có món quà được chuẩn bị rất kỳ công, có món lại tủn mủn, nhưng đều được gom góp bằng cả tấm lòng và nỗ lực của những người xa xứ.

Tết của những người xa quê đặc biệt là vậy. Tết không ở những hôm cùng gia đình dọn dẹp và sửa sang nhà cửa, cũng không ở đêm cúng ông Công ông Táo hay những phiên chợ hoa. Tết hiện hữu trong từng giỏ quà, từng gói hành lý, từng tiếng còi tàu ngân nga trên những chuyến xe hồi hương nối đuôi nhau, trải dài dọc trời Nam đất Bắc. Tết gói gọn trong bước chân vội vã ra sân ga, trong những món quà chắt chiu mà người ở xa khệ nệ đem về, trong giây phút khoảng cách được rút ngắn, để người ta có thể sum tụ với những người mà họ luôn yêu thương và mong nhớ.

Một năm mới lại sắp đến. Rồi Tết sẽ lại theo chân tôi – những người con xa xứ, cùng những chuyến tàu và những giỏ quà đi khắp mọi dặm dài của Tổ quốc. Ắt hẳn nhiều người cũng như tôi, dù cả năm có vất vả, thiếu thốn ra sao, vẫn cố gắng về nhà đón xuân với gia đình, vì “Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên”.

CATHERINE

5 giờ sáng ngày cận Tết, tôi kéo va li và hai, ba giỏ đồ ra sân ga, lắng nghe tiếng còi tàu vang lên từng đợt và tiếng hành khách cùng nhau nói cười, chia sẻ niềm vui đoàn tụ mỗi dịp Tết đến xuân về. 

Bỏ qua sự chật chội, đông đúc hay đôi lúc mệt mỏi trên những chuyến tàu xa, trái tim tôi rạo rực niềm vui chào đón tân niên trong từng nhịp bánh, bởi tôi hiểu rằng: Tôi đang đem xuân về cho gia đình!

Trước khi lên tàu vài ngày, tôi ghé qua nhiều khu chợ ở thành phố để lựa từng tấm áo, hộp quà, với hy vọng có thể đem lại niềm vui bất ngờ cho những người thân yêu nơi quê nhà. Cũng như tôi, người người ra ga về quê ăn Tết, ai cũng cố gắng mang theo cơ man là thứ. Có người xách gói bánh bịch kẹo nặng trịch, người lại cẩn thận nâng niu chiếc áo mới. Có người còn mang theo cành mai, khóm quất, chậu đào. Cứ như thế, mỗi khoang tàu trên những chuyến xe hồi hương vô tình trở thành một phiên chợ Tết nho nhỏ, nơi mà ai cũng nói cười rạng rỡ và cùng chia sẻ niềm vui khi tân niên sắp đến.

Trên những chiếc ghế xoay vào nhau của mỗi khoang tàu, tôi lại có dịp lắng nghe những câu chuyện của những người xa quê. Có cô em gái năm nhất đi học xa, chưa bao giờ thôi nhớ nhà, dù cuộc sống sinh viên thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn chắt chiu để mua cho gia đình vài món đặc sản từ thành phố. Có chú theo bạn vào làm công ở thành phố cả năm, dù vất vả, thiếu thốn nhưng vẫn “về nhà kẻo các con mong”. Hành trang của chú chẳng có gì nhiều ngoài đôi dép, cái mũ, cái áo mới cho thằng Tí, cái Sửu ở nhà. Giữa những câu chuyện của những người con xa xứ trên mỗi chuyến tàu, người ta lại niềm nở mời nhau miếng bánh, múi quýt. Có lẽ nỗi háo hức về quê và sự đồng cảm khiến mỗi người dễ dàng cởi mở với nhau hơn.

Quả thật, nhiều người cho rằng ngày Tết đang dần mất đi ý nghĩa của nó, thậm chí là trở nên buồn chán và phiền phức, nhưng với những kẻ cả năm trời bươn chải nơi đất khách quê người như tôi, Tết mang niềm vui vô cùng lớn lao, được gói gọn trong ba chữ vỏn vẹn: được về nhà.

Rồi tàu cập bến, qua khung cửa sổ, tôi nhìn thấy ba mẹ và em gái đang đứng đợi tôi giữa hàng người đông đúc nơi sân ga. Mỗi lần về, ba sẽ giúp tôi xách hành lý, mẹ không ngừng hỏi thăm tôi có khỏe không, học hành, làm việc thế nào, còn em gái sẽ dúi vào tay tôi cây kẹo mút mà em đã để dành. Lần nào cũng vậy, ba mẹ tôi luôn mắng yêu: “Ở quê mình có đủ cả, mang về làm gì”. Chỉ là vài món đồ bé mọn chắt chiu, nhưng đủ khiến những người thân yêu đang đợi tôi nơi quê hương cảm thấy “vui như Tết”.

Với những người thành phố, Tết có thể chỉ đơn giản là dịp để họ được đi chơi và “xả hơi” sau những ngày làm việc vất vả, hoặc đơn giản là để quên đi áp lực trong cuộc sống đời thường. Còn đối với những người con xa quê, Tết vừa là cơ hội để họ được đoàn tụ với gia đình bên nồi bánh chưng hay mâm ngũ quả, vừa là dịp để họ mang xuân về cho những người thân yêu. Có món quà được chuẩn bị rất kỳ công, có món lại tủn mủn, nhưng đều được gom góp bằng cả tấm lòng và nỗ lực của những người xa xứ.

Tết của những người xa quê đặc biệt là vậy. Tết không ở những hôm cùng gia đình dọn dẹp và sửa sang nhà cửa, cũng không ở đêm cúng ông Công ông Táo hay những phiên chợ hoa. Tết hiện hữu trong từng giỏ quà, từng gói hành lý, từng tiếng còi tàu ngân nga trên những chuyến xe hồi hương nối đuôi nhau, trải dài dọc trời Nam đất Bắc. Tết gói gọn trong bước chân vội vã ra sân ga, trong những món quà chắt chiu mà người ở xa khệ nệ đem về, trong giây phút khoảng cách được rút ngắn, để người ta có thể sum tụ với những người mà họ luôn yêu thương và mong nhớ.

Một năm mới lại sắp đến. Rồi Tết sẽ lại theo chân tôi – những người con xa xứ, cùng những chuyến tàu và những giỏ quà đi khắp mọi dặm dài của Tổ quốc. Ắt hẳn nhiều người cũng như tôi, dù cả năm có vất vả, thiếu thốn ra sao, vẫn cố gắng về nhà đón xuân với gia đình, vì “Quà nào bằng gia đình sum họp, Tết nào vui bằng Tết đoàn viên”.

CATHERINE

CÁI BÓNG DƯỚNG ĐÔI MẮT MẸ

Có những người mẹ không bao giờ nhìn thấy con gái mình như một con người độc lập. Họ chỉ nhìn thấy bản thân mình – phản chiếu qua đôi mắt đứa con. Trong những mối quan hệ như thế, người mẹ mang đặc điểm ái kỷ thường coi con gái là phần kéo dài của chính mình: không...

LIMERENCE – TÌNH YÊU HOANG ĐƯỜNG

Limerence không phải là tình yêu – ít nhất không phải thứ tình yêu chín chắn, trưởng thành mà con người vẫn kiếm tìm trong những mối quan hệ sâu sắc. Đó là một trạng thái tâm lý đặc biệt, nơi cảm xúc không chỉ dâng cao mà còn trở nên ám ảnh. Người ta bị cuốn vào một...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

CÁI BÓNG DƯỚNG ĐÔI MẮT MẸ

Có những người mẹ không bao giờ nhìn thấy con gái mình như một con người độc lập. Họ chỉ nhìn thấy bản thân mình – phản chiếu qua đôi mắt đứa con. Trong những mối quan hệ như thế, người mẹ mang đặc điểm ái kỷ thường coi con gái là phần kéo dài của chính mình: không...

MÌNH KHÔNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC YÊU THƯƠNG

Cảm giác “mình không xứng đáng được yêu thương” không hình thành trong một sớm một chiều. Nó là hệ quả của một hành trình dài – một hành trình đầy im lặng, cô đơn và bị bỏ rơi từ thời thơ ấu. Với nhiều người, cảm giác ấy bắt nguồn từ việc lớn lên trong một môi trường...

LIMERENCE – TÌNH YÊU HOANG ĐƯỜNG

Limerence không phải là tình yêu – ít nhất không phải thứ tình yêu chín chắn, trưởng thành mà con người vẫn kiếm tìm trong những mối quan hệ sâu sắc. Đó là một trạng thái tâm lý đặc biệt, nơi cảm xúc không chỉ dâng cao mà còn trở nên ám ảnh. Người ta bị cuốn vào một...

NHỮNG KẺ NGOẠI TÌNH KHÔNG XẤU HỔ

  Không phải ai ngoại tình cũng hối hận. Có những người bước vào mối quan hệ ngoài luồng một cách ngang nhiên, không chút áy náy. Họ không cảm thấy có lỗi, cũng chẳng cho rằng mình làm điều gì sai trái. Thậm chí, họ còn tìm đủ lý do để biện minh, tự cho mình...

LẰN RANH YÊU THƯƠNG VÀ THÙ HẬN

  Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) là một trong những dạng rối loạn cảm xúc phức tạp và dễ gây hiểu lầm nhất. Những người mang đặc điểm này thường sống trong trạng thái cảm xúc cực đoan, nơi yêu và ghét, gắn bó và ruồng bỏ,...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...