QUY TẮC 100% DÀNH CHO PHỤ NỮ

QUY TẮC 100% DÀNH CHO PHỤ NỮ

Tôi có một người bạn từng là một tín đồ của các món ngọt nhưng đã quyết tâm cai “đường” từ 2 năm trước. Mỗi khi chúng tôi đi ăn cùng nhau, tôi hầu như không thể bỏ qua món tráng miệng. Mỗi lần như vậy, tôi đều “thử lòng” cô ấy bằng cách hỏi: “Cậu muốn ăn thử một miếng không?”. Và cô ấy luôn đáp lại ngay lập tức với vẻ thờ ơ như thể món tráng miệng không đáng xu nào trong mắt cô vậy: “Không, cảm ơn!”. Bạn nghĩ rằng cô ấy sẽ rất khó khăn để kiềm chế bản thân mỗi lần như vậy, đúng không?

Câu trả lời hoàn toàn ngược lại.

Bí quyết cô ấy chia sẻ với tôi trong một quyết định đã giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình chính là: QUY TẮC 100%. Nói một cách đơn giản, thật dễ lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng bằng cách không cam kết hết lòng với điều gì đó quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Ta ấp ủ ý định bắt đầu viết blog nhưng hết lần này đến lần khác bị phân tâm rồi trì hoãn. Ta chi tiêu cho việc mua sắm quần áo quá nhiều trong khi đã tự hứa với lòng sẽ cố gắng cắt giảm ngân sách mua sắm trực tuyến.

Những điều đó được tôi gọi là những việc “nỗ lực 99%” và khiến chúng ta kiệt sức. Nó tiêu hao năng lượng nhưng lại không tạo ra kết quả. Nó gây áp lực rất lớn và khiến chúng ta cảm thấy mình như một kẻ thất bại khi chưa hoàn toàn cam kết với thứ gì đó. Đặt nỗ lực 99% vào những thứ quan trọng trong cuộc sống có nghĩa là chúng ta không ngừng đánh rơi tiềm năng tốt nhất của mình và cảm thấy tồi tệ về điều đó.

Quy tắc 100%

Hãy xem xét các trường hợp sau đây: một người ăn chay nghiêm túc, một tác giả 6 lần có sách bán chạy nhất của tờ New York Times, và một diễn viên hài đều đặn cho ra đời video mới trên YouTube mới mỗi tuần với lượt xem ngất ngưởng. Không có ngoại lệ hoặc vi phạm hoặc biện minh ở đây.

Bạn nghĩ những việc họ làm được có khó không? Có lẽ khó khi họ bắt đầu vào lần đầu tiên. Nhưng bây giờ, cô gái “thuần chay” ấy biết chính xác loại thực phẩm cần mua, mua ở đâu và biết cách nấu nướng để có những bữa ăn chay ngon và bảo đảm chất lượng nhất. 

Tác giả đáng ngưỡng mộ ấy viết mỗi ngày như một thói quen không thể thiếu chứ không chỉ khi cảm thấy được truyền cảm hứng thú. Người diễn viên tài năng ấy liên tục học các kỹ năng mới, nghiên cứu và phát triển các thói quen mới, và rồi mỗi video sau đều tốt hơn so với video trước  đó.

Nếu có một thứ gì đó đang “giữ chân” bạn hết lần này qua lần khác, bạn có thể đã sa lầy vào kiểu “nỗ lực 99%” quá lâu rồi. Và đây là “liều thuốc” để bạn bung hết tất cả 100% tiềm năng của mình.

1. Xác định chính xác những gì bạn cần tập trung 100% để thực hiện

Sở thích viết lách? Nhiếp ảnh? Một ý tưởng kinh doanh đã được ấp ủ trong một khoảng thời gian dài nhưng cần bắt đầu hành động? Một thói quen bạn cần phải vứt bỏ hoàn toàn – mua sắm trực tuyến, uống nước có ga, hoặc thậm chí là từ bỏ một con người tệ hại nào đó?

Không phải mọi thứ trong cuộc sống đều cần nỗ lực 100%. Nhưng trái tim của bạn luôn biết được điều đó thực sự là gì. Bạn không cần phải phát cuồng và cam kết với hàng triệu thứ hoặc vứt bỏ mọi thứ thú vị trong cuộc sống của bạn. Giờ hãy đặt tay lên tim và lắng nghe. Điều cần nỗ lực 100 % của bạn ngay bây giờ có lẽ chỉ có một. Đó là gì vậy?

2. Nỗ lực hết sức

Hãy cam kết dành ra một giờ mỗi ngày để viết lách, 7 ngày một tuần. Xác định chính xác cách thực hiện giao dịch bán hàng đầu tiên cho dự án kinh doanh của bạn (bạn có thể làm được điều đó)! Xóa tài khoản mua sắm trực tuyến, hoàn toàn “nói không” với soda hoặc kết thúc mối quan hệ tệ hại đó một lần và mãi mãi. Và đừng nhìn lại.

Đối với tôi, tôi nhận ra rằng “100%” của mình chính là được viết blog mỗi ngày. Tôi đã nỗ lực 99% trong 4 năm, và sau khi nghe lời khuyên này, cuối cùng tôi đã hoàn thành nó – chỉ trong 4 tháng. Chuyện này không dễ dàng, nhưng nó dễ hơn rất nhiều so với việc luôn nghĩ về một website có những bài viết của mình trên đường đi làm, trong kỳ nghỉ hè, khi nấu ăn, và cả khi đi chơi cùng bạn bè.

Khi đẩy nỗ lực của mình đến 100%, tôi không thể quyết định khác đi. Hoặc là tập trung vào viết, hoặc là chết. 99% khó hơn rất nhiều. Nó đè nặng lên tôi hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Nó nặng nề hơn chính bản thân của nhiệm vụ thực tế mà tôi cần thực hiện. 

Sự mệt mỏi khi phải đưa ra các quyết định khiến tôi chết dần chết mòn: “Tôi nên viết hay đi cà phê cùng hội bạn thân?” “Tôi nên viết hay là nên đi mua sắm?”, “Tôi nên viết hay nên gọi cho một người bạn?”… Khi tôi thiết lập cơ chế 100%, tôi không cần đưa ra quyết định kiểu như vậy nữa. Hoặc là viết, hoặc là chết, thế thôi.

3. Lặp đi lặp lại

Hạnh phúc thực sự là niềm vui chúng ta nếm trải khi phát huy tốt nhất tiềm năng của mình. Phần thưởng đáng khích lệ ở đây là khi áp dụng quy tắc 100% cho một nhiệm vụ có thể thực hiện, chúng ta sẽ hoàn thành nó. Một ý tưởng được triển khai. Một lời khuyên tốt dần trở thành thói quen. Một mục tiêu được hoàn thành.

Sau đó, nó giải phóng tâm trí để ta có thể nhìn rõ được những ưu tiên tiếp theo trong cuộc sống, vì ta không còn bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi về những điều nửa vời khác. Và với quy tắc 100%, những thứ không quan trọng khác sẽ tự động giảm đi như một lẽ tất yếu.

Đã bao giờ bạn hỏi tại sao một số người thành công hơn những người khác? Đó là bởi vì họ cam kết hoàn toàn với một cái gì đó. Nếu ai đó tự tạo ra và phát triển tài sản của họ theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng họ không thể có những chiến lược đầu tư nửa vời được. Nếu ai đó liên tục cho ra đời những cuốn sách bán chạy nhất, bạn biết rằng họ không viết kiểu “thường xuyên” hoặc chỉ khi nào hứng thú mới viết mà là viết “mỗi ngày”. Nếu ai đó đã xây dựng một kênh YouTube nổi tiếng, bạn biết rằng họ liên tục nỗ lực để đưa ra nội dung mới, độc đáo.

Và đó được gọi là cam kết.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

Tôi có một người bạn từng là một tín đồ của các món ngọt nhưng đã quyết tâm cai “đường” từ 2 năm trước. Mỗi khi chúng tôi đi ăn cùng nhau, tôi hầu như không thể bỏ qua món tráng miệng. Mỗi lần như vậy, tôi đều “thử lòng” cô ấy bằng cách hỏi: “Cậu muốn ăn thử một miếng không?”. Và cô ấy luôn đáp lại ngay lập tức với vẻ thờ ơ như thể món tráng miệng không đáng xu nào trong mắt cô vậy: “Không, cảm ơn!”. Bạn nghĩ rằng cô ấy sẽ rất khó khăn để kiềm chế bản thân mỗi lần như vậy, đúng không?

Câu trả lời hoàn toàn ngược lại.

Bí quyết cô ấy chia sẻ với tôi trong một quyết định đã giúp thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mình chính là: QUY TẮC 100%. Nói một cách đơn giản, thật dễ lãng phí thời gian, tiền bạc và năng lượng bằng cách không cam kết hết lòng với điều gì đó quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống. Ta ấp ủ ý định bắt đầu viết blog nhưng hết lần này đến lần khác bị phân tâm rồi trì hoãn. Ta chi tiêu cho việc mua sắm quần áo quá nhiều trong khi đã tự hứa với lòng sẽ cố gắng cắt giảm ngân sách mua sắm trực tuyến.

Những điều đó được tôi gọi là những việc “nỗ lực 99%” và khiến chúng ta kiệt sức. Nó tiêu hao năng lượng nhưng lại không tạo ra kết quả. Nó gây áp lực rất lớn và khiến chúng ta cảm thấy mình như một kẻ thất bại khi chưa hoàn toàn cam kết với thứ gì đó. Đặt nỗ lực 99% vào những thứ quan trọng trong cuộc sống có nghĩa là chúng ta không ngừng đánh rơi tiềm năng tốt nhất của mình và cảm thấy tồi tệ về điều đó.

Quy tắc 100%

Hãy xem xét các trường hợp sau đây: một người ăn chay nghiêm túc, một tác giả 6 lần có sách bán chạy nhất của tờ New York Times, và một diễn viên hài đều đặn cho ra đời video mới trên YouTube mới mỗi tuần với lượt xem ngất ngưởng. Không có ngoại lệ hoặc vi phạm hoặc biện minh ở đây.

Bạn nghĩ những việc họ làm được có khó không? Có lẽ khó khi họ bắt đầu vào lần đầu tiên. Nhưng bây giờ, cô gái “thuần chay” ấy biết chính xác loại thực phẩm cần mua, mua ở đâu và biết cách nấu nướng để có những bữa ăn chay ngon và bảo đảm chất lượng nhất. 

Tác giả đáng ngưỡng mộ ấy viết mỗi ngày như một thói quen không thể thiếu chứ không chỉ khi cảm thấy được truyền cảm hứng thú. Người diễn viên tài năng ấy liên tục học các kỹ năng mới, nghiên cứu và phát triển các thói quen mới, và rồi mỗi video sau đều tốt hơn so với video trước  đó.

Nếu có một thứ gì đó đang “giữ chân” bạn hết lần này qua lần khác, bạn có thể đã sa lầy vào kiểu “nỗ lực 99%” quá lâu rồi. Và đây là “liều thuốc” để bạn bung hết tất cả 100% tiềm năng của mình.

1. Xác định chính xác những gì bạn cần tập trung 100% để thực hiện

Sở thích viết lách? Nhiếp ảnh? Một ý tưởng kinh doanh đã được ấp ủ trong một khoảng thời gian dài nhưng cần bắt đầu hành động? Một thói quen bạn cần phải vứt bỏ hoàn toàn – mua sắm trực tuyến, uống nước có ga, hoặc thậm chí là từ bỏ một con người tệ hại nào đó?

Không phải mọi thứ trong cuộc sống đều cần nỗ lực 100%. Nhưng trái tim của bạn luôn biết được điều đó thực sự là gì. Bạn không cần phải phát cuồng và cam kết với hàng triệu thứ hoặc vứt bỏ mọi thứ thú vị trong cuộc sống của bạn. Giờ hãy đặt tay lên tim và lắng nghe. Điều cần nỗ lực 100 % của bạn ngay bây giờ có lẽ chỉ có một. Đó là gì vậy?

2. Nỗ lực hết sức

Hãy cam kết dành ra một giờ mỗi ngày để viết lách, 7 ngày một tuần. Xác định chính xác cách thực hiện giao dịch bán hàng đầu tiên cho dự án kinh doanh của bạn (bạn có thể làm được điều đó)! Xóa tài khoản mua sắm trực tuyến, hoàn toàn “nói không” với soda hoặc kết thúc mối quan hệ tệ hại đó một lần và mãi mãi. Và đừng nhìn lại.

Đối với tôi, tôi nhận ra rằng “100%” của mình chính là được viết blog mỗi ngày. Tôi đã nỗ lực 99% trong 4 năm, và sau khi nghe lời khuyên này, cuối cùng tôi đã hoàn thành nó – chỉ trong 4 tháng. Chuyện này không dễ dàng, nhưng nó dễ hơn rất nhiều so với việc luôn nghĩ về một website có những bài viết của mình trên đường đi làm, trong kỳ nghỉ hè, khi nấu ăn, và cả khi đi chơi cùng bạn bè.

Khi đẩy nỗ lực của mình đến 100%, tôi không thể quyết định khác đi. Hoặc là tập trung vào viết, hoặc là chết. 99% khó hơn rất nhiều. Nó đè nặng lên tôi hàng ngày, thậm chí hàng giờ. Nó nặng nề hơn chính bản thân của nhiệm vụ thực tế mà tôi cần thực hiện. 

Sự mệt mỏi khi phải đưa ra các quyết định khiến tôi chết dần chết mòn: “Tôi nên viết hay đi cà phê cùng hội bạn thân?” “Tôi nên viết hay là nên đi mua sắm?”, “Tôi nên viết hay nên gọi cho một người bạn?”… Khi tôi thiết lập cơ chế 100%, tôi không cần đưa ra quyết định kiểu như vậy nữa. Hoặc là viết, hoặc là chết, thế thôi.

3. Lặp đi lặp lại

Hạnh phúc thực sự là niềm vui chúng ta nếm trải khi phát huy tốt nhất tiềm năng của mình. Phần thưởng đáng khích lệ ở đây là khi áp dụng quy tắc 100% cho một nhiệm vụ có thể thực hiện, chúng ta sẽ hoàn thành nó. Một ý tưởng được triển khai. Một lời khuyên tốt dần trở thành thói quen. Một mục tiêu được hoàn thành.

Sau đó, nó giải phóng tâm trí để ta có thể nhìn rõ được những ưu tiên tiếp theo trong cuộc sống, vì ta không còn bị ám ảnh bởi cảm giác tội lỗi về những điều nửa vời khác. Và với quy tắc 100%, những thứ không quan trọng khác sẽ tự động giảm đi như một lẽ tất yếu.

Đã bao giờ bạn hỏi tại sao một số người thành công hơn những người khác? Đó là bởi vì họ cam kết hoàn toàn với một cái gì đó. Nếu ai đó tự tạo ra và phát triển tài sản của họ theo thời gian, bạn sẽ thấy rằng họ không thể có những chiến lược đầu tư nửa vời được. Nếu ai đó liên tục cho ra đời những cuốn sách bán chạy nhất, bạn biết rằng họ không viết kiểu “thường xuyên” hoặc chỉ khi nào hứng thú mới viết mà là viết “mỗi ngày”. Nếu ai đó đã xây dựng một kênh YouTube nổi tiếng, bạn biết rằng họ liên tục nỗ lực để đưa ra nội dung mới, độc đáo.

Và đó được gọi là cam kết.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...