HỢP, TAN TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ

HỢP, TAN TỪ NHỮNG ĐIỀU NHỎ

 

Trên một chương trình thực tế về hẹn hò, có lần tôi nghe một cô gái định nghĩa về sự lãng mạn khá thú vị, không phải là nến và hoa hồng, không phải là tay trong tay dạo phố, cũng không phải là nụ hôn ngọt ngào dưới mưa, cô ấy từ tốn nói: “Đối với tôi, lãng mạn chính là đối phương để tâm đến những việc nhỏ liên quan đến tôi. Chẳng hạn như biết tôi thích ăn gì rồi thỉnh thoảng bất ngờ mua cho tôi, biết tôi muốn uống gì, ít đá ra sao, món nào không bỏ đường, nếu anh ấy có thể ghi nhớ những điều nhỏ nhặt thì tôi cảm thấy rất lãng mạn”. 

Nhiều chàng trai trong giai đoạn cưa cẩm cô gái mình thầm thương trộm nhớ đều vô cùng nỗ lực, không ngại “lên núi đao, xuống biển lửa”, sau cùng khó khăn lắm mới thành đôi với cô nàng. Nhưng sau giai đoạn “trăng mật” đầu tiên của mối quan hệ, anh ta lại nhận ra mình chưa hiểu gì về cô ấy cả, không ngờ cô nàng trong mộng của mình lại có nhiều điểm nhỏ nhặt khiến mình khó chịu đến thế. Còn những cô gái này thì tự huyễn hoặc bản thân rằng một người đàn ông có thể vì mình làm bao nhiêu chuyện lớn lao, ắt không để tâm đến những chuyện vặt vãnh, nên cô ấy không ngờ mối quan hệ của mình có thể bị đe dọa bởi những chuyện cỏn con như thế.

Một lần ngồi ở cửa hàng thức ăn nhanh, tôi tình cờ để ý đến một cặp đôi trẻ ngồi ở bàn sát bên, cô gái khá xinh với khuôn mặt trang điểm cẩn thận, chàng trai trẻ có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc. Nhìn cách họ trò chuyện tôi đoán anh chàng này cũng rất chiều chuộng bạn gái. Nhưng điều khiến tôi chú ý là ban đầu còn thấy họ cười đùa đút nhau ăn các kiểu, vài phút sau đã “trở mặt” với nhau:

  • Thôi, em không thích ăn hamburger
  • Còn một miếng em ăn đại đi, có chết ai đâu
  • Thôi em không ăn đâu, em không thích ăn hamburger mà
  • Ăn đi, bỏ vậy mang tội chết đó
  • Cái gì em không thích ăn sao lại bắt em ăn được, giống như anh không thích ăn lạp xưởng mà em bắt anh ăn thì anh có ăn không?
  • Ăn có chút xíu mà cũng õng ẹo, mệt thiệt
  • Người ta không biết ăn mà cũng ép nữa, vô duyên quá đi.

Lời qua tiếng lại vài câu nữa thì chàng trai cũng miễn cưỡng ăn hết miếng hamburger, xong rồi hai người cắm mặt vào chiếc smart phone, chẳng ai nói với ai câu nào nữa. Một lát sau, cô gái ngước lên đưa tay vuốt vuốt mặt chàng trai:

  • Thôi mà, tự nhiên giận em à!
  • Anh có giận gì đâu, thì em bấm điện thoại nên anh cũng bấm điện thoại thôi.

Theo một nghiên cứu mà tôi từng đọc, các nhà khoa học có thể dự đoán được tỉ lệ tan vỡ của các cặp đôi thông qua việc quan sát nỗ lực hàn gắn của họ lúc xảy ra mâu thuẫn. Nếu như đôi bên thiếu sự cảm thông, thấu hiểu và tính xây dựng trong hành động, lời nói thì tỷ lệ tan vỡ sau này rất cao. Những dấu hiệu luôn ở đó, quan trọng là mọi người có nhận ra sự nguy hiểm tiềm ẩn của chúng hay không. 

Trên đời không có hai cá thể hoàn toàn phù hợp, nên để ở bên nhau cần lắm sự sẻ chia, thấu hiểu, đạo lý này tin rằng ai cũng hiểu được nhưng để làm được thì không dễ dàng chút nào. Đối với người này, một chuyện nào đó là quan trọng nhưng đối với một người khác, chuyện đó hoàn toàn vớ vẩn, đó là sự thật. Huống hồ nếu chỉ xét về sự khác biệt giới tính đã nảy sinh rất nhiều khác biệt trong cách nghĩ, cách làm. Bạn có thể học để hiểu về tâm lý đàn ông, nhưng mỗi người đàn ông khác nhau lại có những sở thích khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt không giống với ai cả. 

Thấu hiểu điều này, người phụ nữ sẽ không tỏ vẻ dửng dưng hay lắc đầu ngao ngán khi người mình yêu thường xuyên nói về những chuyện công nghệ, chính trị, người đàn ông cũng sẽ không lập tức ngắt lời khi vợ mình kể lể, tâm sự về những bức bối thường ngày trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng chỉ cần một chút lắng nghe, một chút cảm thông sẽ thêm nhiều phần gắn kết.  

Vì vậy, điều quan trọng chính là không ngừng tìm hiểu về đối phương và điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý là những điều này nên làm ngay từ giai đoạn bắt đầu mối quan hệ, chứ không phải để đến lúc quyết định trở thành vợ, thành chồng thì mới “vỡ mộng” về nhau.

Với những cặp vợ chồng lâu năm, những điều trên vẫn đúng đắn. Không phải vì đã ở bên nhau 20, 30 năm thì ngưng tìm hiểu về nhau, hoặc ngừng nỗ lực giải quyết những vấn đề nhỏ trong mối quan hệ. Đa số mọi người cho rằng lý do cho những chuyện hợp tan trong hôn nhân phải lớn lao như ngoại tình, tán gia bại sản, những biến cố lớn trong cuộc sống… nhưng kỳ thực chỉ cần những việc rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng khiến cả hai tích tụ oán giận về nhau, cuộc hôn nhân lúc bấy giờ dù còn hay mất cũng chỉ là trên danh nghĩa, còn hạnh phúc mà ta hằng mong đợi trong hôn nhân đã sớm lụi tàn từ lâu.

Trong cuộc sống lứa đôi, đừng bao giờ ngừng nỗ lực tìm hiểu về đối phương từ những điều nhỏ nhặt nhất, vì khi ta ngừng nỗ lực, sự lãng mạn trong mối quan hệ cũng sẽ kết thúc.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

Trên một chương trình thực tế về hẹn hò, có lần tôi nghe một cô gái định nghĩa về sự lãng mạn khá thú vị, không phải là nến và hoa hồng, không phải là tay trong tay dạo phố, cũng không phải là nụ hôn ngọt ngào dưới mưa, cô ấy từ tốn nói: “Đối với tôi, lãng mạn chính là đối phương để tâm đến những việc nhỏ liên quan đến tôi. Chẳng hạn như biết tôi thích ăn gì rồi thỉnh thoảng bất ngờ mua cho tôi, biết tôi muốn uống gì, ít đá ra sao, món nào không bỏ đường, nếu anh ấy có thể ghi nhớ những điều nhỏ nhặt thì tôi cảm thấy rất lãng mạn”. 

Nhiều chàng trai trong giai đoạn cưa cẩm cô gái mình thầm thương trộm nhớ đều vô cùng nỗ lực, không ngại “lên núi đao, xuống biển lửa”, sau cùng khó khăn lắm mới thành đôi với cô nàng. Nhưng sau giai đoạn “trăng mật” đầu tiên của mối quan hệ, anh ta lại nhận ra mình chưa hiểu gì về cô ấy cả, không ngờ cô nàng trong mộng của mình lại có nhiều điểm nhỏ nhặt khiến mình khó chịu đến thế. Còn những cô gái này thì tự huyễn hoặc bản thân rằng một người đàn ông có thể vì mình làm bao nhiêu chuyện lớn lao, ắt không để tâm đến những chuyện vặt vãnh, nên cô ấy không ngờ mối quan hệ của mình có thể bị đe dọa bởi những chuyện cỏn con như thế.

Một lần ngồi ở cửa hàng thức ăn nhanh, tôi tình cờ để ý đến một cặp đôi trẻ ngồi ở bàn sát bên, cô gái khá xinh với khuôn mặt trang điểm cẩn thận, chàng trai trẻ có ngoại hình ưa nhìn, ăn mặc theo phong cách Hàn Quốc. Nhìn cách họ trò chuyện tôi đoán anh chàng này cũng rất chiều chuộng bạn gái. Nhưng điều khiến tôi chú ý là ban đầu còn thấy họ cười đùa đút nhau ăn các kiểu, vài phút sau đã “trở mặt” với nhau:

  • Thôi, em không thích ăn hamburger
  • Còn một miếng em ăn đại đi, có chết ai đâu
  • Thôi em không ăn đâu, em không thích ăn hamburger mà
  • Ăn đi, bỏ vậy mang tội chết đó
  • Cái gì em không thích ăn sao lại bắt em ăn được, giống như anh không thích ăn lạp xưởng mà em bắt anh ăn thì anh có ăn không?
  • Ăn có chút xíu mà cũng õng ẹo, mệt thiệt
  • Người ta không biết ăn mà cũng ép nữa, vô duyên quá đi.

Lời qua tiếng lại vài câu nữa thì chàng trai cũng miễn cưỡng ăn hết miếng hamburger, xong rồi hai người cắm mặt vào chiếc smart phone, chẳng ai nói với ai câu nào nữa. Một lát sau, cô gái ngước lên đưa tay vuốt vuốt mặt chàng trai:

  • Thôi mà, tự nhiên giận em à!
  • Anh có giận gì đâu, thì em bấm điện thoại nên anh cũng bấm điện thoại thôi.

Theo một nghiên cứu mà tôi từng đọc, các nhà khoa học có thể dự đoán được tỉ lệ tan vỡ của các cặp đôi thông qua việc quan sát nỗ lực hàn gắn của họ lúc xảy ra mâu thuẫn. Nếu như đôi bên thiếu sự cảm thông, thấu hiểu và tính xây dựng trong hành động, lời nói thì tỷ lệ tan vỡ sau này rất cao. Những dấu hiệu luôn ở đó, quan trọng là mọi người có nhận ra sự nguy hiểm tiềm ẩn của chúng hay không. 

Trên đời không có hai cá thể hoàn toàn phù hợp, nên để ở bên nhau cần lắm sự sẻ chia, thấu hiểu, đạo lý này tin rằng ai cũng hiểu được nhưng để làm được thì không dễ dàng chút nào. Đối với người này, một chuyện nào đó là quan trọng nhưng đối với một người khác, chuyện đó hoàn toàn vớ vẩn, đó là sự thật. Huống hồ nếu chỉ xét về sự khác biệt giới tính đã nảy sinh rất nhiều khác biệt trong cách nghĩ, cách làm. Bạn có thể học để hiểu về tâm lý đàn ông, nhưng mỗi người đàn ông khác nhau lại có những sở thích khác nhau, có những đặc điểm riêng biệt không giống với ai cả. 

Thấu hiểu điều này, người phụ nữ sẽ không tỏ vẻ dửng dưng hay lắc đầu ngao ngán khi người mình yêu thường xuyên nói về những chuyện công nghệ, chính trị, người đàn ông cũng sẽ không lập tức ngắt lời khi vợ mình kể lể, tâm sự về những bức bối thường ngày trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng chỉ cần một chút lắng nghe, một chút cảm thông sẽ thêm nhiều phần gắn kết.  

Vì vậy, điều quan trọng chính là không ngừng tìm hiểu về đối phương và điều chỉnh mối quan hệ cho phù hợp. Tuy nhiên cần lưu ý là những điều này nên làm ngay từ giai đoạn bắt đầu mối quan hệ, chứ không phải để đến lúc quyết định trở thành vợ, thành chồng thì mới “vỡ mộng” về nhau.

Với những cặp vợ chồng lâu năm, những điều trên vẫn đúng đắn. Không phải vì đã ở bên nhau 20, 30 năm thì ngưng tìm hiểu về nhau, hoặc ngừng nỗ lực giải quyết những vấn đề nhỏ trong mối quan hệ. Đa số mọi người cho rằng lý do cho những chuyện hợp tan trong hôn nhân phải lớn lao như ngoại tình, tán gia bại sản, những biến cố lớn trong cuộc sống… nhưng kỳ thực chỉ cần những việc rất nhỏ trong đời sống hàng ngày cũng khiến cả hai tích tụ oán giận về nhau, cuộc hôn nhân lúc bấy giờ dù còn hay mất cũng chỉ là trên danh nghĩa, còn hạnh phúc mà ta hằng mong đợi trong hôn nhân đã sớm lụi tàn từ lâu.

Trong cuộc sống lứa đôi, đừng bao giờ ngừng nỗ lực tìm hiểu về đối phương từ những điều nhỏ nhặt nhất, vì khi ta ngừng nỗ lực, sự lãng mạn trong mối quan hệ cũng sẽ kết thúc.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LILA

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

GIẢM HAM MUỐN TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ là một trong những rối loạn chức năng tình dục phổ biến và được ghi nhận rõ rệt nhất, đặc biệt ở phụ nữ trung niên. Theo thống kê, có đến 40% phụ nữ và 30% nam giới mắc ít nhất một dạng rối loạn chức năng tình dục trong đời, trong đó...

NGOẠI TÌNH VÀ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC Ở PHỤ NỮ

Ngoại tình không chỉ là một hành vi phản bội trong mối quan hệ mà còn là một nguyên nhân sâu xa góp phần gây ra rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ. Khi một người phụ nữ trải qua hoặc phát hiện sự phản bội, cảm giác mất niềm tin, tổn thương lòng tự trọng và sự xấu hổ...

XU HƯỚNG YÊU TRONG LO ÂU

  Nỗi sợ bị tách biệt bắt nguồn từ những trải nghiệm đầu đời, khi đứa trẻ lớn lên trong sự thiếu nhất quán từ người chăm sóc chính. Nếu người mẹ hoặc cha gặp khó khăn về tâm lý, trầm cảm, hoặc những sự kiện bất ngờ trong thai kỳ và quá trình sinh nở, đứa trẻ sẽ...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...