AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG

AI CHẲNG MUỐN ÔM TẾT VÀO LÒNG

Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000. 

Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.

Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết… 

Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về. 

Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”. 

Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.

Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?

Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương. 

Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận. 

Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.

Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói. 

“Tết này được thưởng bao nhiêu?”; 

“Năm nay lên chức gì rồi?”;

“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”

“Năm nay làm dư được bao nhiêu?” 

“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”

… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm  khác. 

Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa. 

LẠC NHIÊN

Tôi còn nhớ một ngày rất đẹp của học kỳ 2 năm lớp 5, tôi nắn nót viết vào nhật ký của mình ngày 01/01/2000 khi chương trình tivi của đài truyền hình Thành phố vang rền bài hát Sài Gòn cô tiên năm 2000. 

Ngày bắt đầu thế kỷ và thiên niên kỷ mới với những lời đồn tận thế liêu trai. Ấy vậy mà 20 năm đã trôi qua. Còn chưa kịp quen với con số 2019 đã phải ngỡ ngàng nhìn thời gian lôi kéo mọi thứ sang 2020.

Tết năm nay đến vội, mọi thứ cũng đều rất vội vàng. Gấp gáp đặt chuyến xe về quê Tết. Hối hả đi gửi quà tết cho ân nhân, cho khách hàng. Cuống cuồng trong hàng loạt báo cáo, tổng kết cuối năm. Cập rập sắm vội vài thứ cho gia đình ăn Tết… 

Đến một độ tuổi, ngó tờ lịch cứ đếm ngược 30, 25, 20… ngày nữa đến Tết mà thấy bao nhiêu áp lực tràn về. 

Có người bạn vào nam làm việc, giờ nghe đến Tết dù nhớ nhà và muốn về lắm nhưng lại không dám về. Vì áp lực tiền bạc phải lì xì, quà cáp con cháu, họ hàng, tiệc tùng. Nên có nhiều người phải chậc lưỡi “thôi để dành, hè về thăm nhà cho nhẹ nhàng”. 

Với những người con lập nghiệp ở nước ngoài, những ai chưa được dư dả, việc về quê ăn Tết cũng lắm trở trăn. Nói đúng hơn là họ sợ Tết. Họ ra đi tay trắng và trở về mang tiếng “Việt Kiều”, bản thân suốt cả năm trời lao động vất vả, lao đao nơi đất khách. Dẫu đồng tiền có lớn hơn nhưng nó chỉ lớn được khi về quê hương, còn những chi phí ở xứ người, thì ở đâu sống theo đó, có tiết kiệm mấy cũng chẳng thể ăn bữa cơm 30 nghìn đồng. Vậy mà cái tiếng “Việt Kiều” đeo đẳng, à thì có tiếng thì phải có miếng, để rồi dở dang bao giấc mơ ăn Tết quê nhà. Thị phi của cuộc đời chưa bao giờ dừng lại khi người ta chỉ nhìn được vào đồng tiền từ Tây ra Ta to to ấy.

Dẫu giờ đây có thể “ăn Tết” qua “màn hình”, có thể nghe và nhìn thấy mặt người thân, nhưng niềm vui đâu đã vẹn, hạnh phúc đâu đã tròn?

Rất nhiều người phải chắt chiu chi phí, thậm chí đi xin từng phần quà từ thiện ở các nhà thờ để có chút quà biếu mang về. Có những thực tế diễn ra phũ phàng nhưng người ta không chịu nhìn nhận sự “phũ” của họ và phủ nhận đi sự thật rằng họ rất vô tâm. Tôi từng chứng kiến ánh mắt buồn bã của một người bà, những ngày vừa đáp máy bay về chơi tết, nhà bà rôm rả cháu con, chị em, họ hàng. Nhưng họ đến để mừng “quà”, và những ngày sau đó, căn nhà đã vắng lặng dần. Rồi bà chẳng về ăn Tết nữa vì cảm thấy buồn hơn là không có Tết ở bên kia đại dương. 

Tôi còn nhớ mãi một câu nói xấu vô tình của một người “Việt Kiều gì mà về cho có mỗi chai dầu gió, keo thế”. Tôi chỉ biết cười cho suy nghĩ hẹp hòi và ích kỉ đó, tâm lý lạ lùng chăm chăm vào sự hào phóng của người khác một cách vô tâm. Hãy hiểu một điều, họ cũng bán sức lao động ở quê người và không có nghĩa vụ phải lo hết cho những ai quen biết. Và hãy trân trọng những món quà nhỏ bé mà họ chắt chiu và thông điệp họ muốn gửi gắm rằng họ vẫn nhớ đến người nhận. 

Có người hỏi vì sao cả khi lễ lạc tôi đều viết rất buồn. Câu trả lời đơn giản là vì những niềm vui nhiều người đã viết hộ, riêng nỗi buồn của phận người, tôi ước có được sự sẻ chia.

Cuộc đời này vốn dĩ không khó chỉ có con người làm khó lẫn nhau. Ai chẳng muốn ôm Tết vào lòng một cách nồng nhiệt và tươi vui. Chữ đoàn viên trong cái Tết truyền thống đầm ấm gia đình, chẳng biết tự bao giờ lại quy ra đếm đong bằng tiền bạc và những lời soi mói. 

“Tết này được thưởng bao nhiêu?”; 

“Năm nay lên chức gì rồi?”;

“Sao làm mãi mà chưa mua được nhà cửa thế?”

“Năm nay làm dư được bao nhiêu?” 

“Chừng nào lấy chồng? Con gái vầy là ế rồi đó biết không?”

… và cả tỷ những câu hỏi mang danh quan tâm dỏm  khác. 

Đã sang thập kỉ mới, hy vọng Tết sẽ thực sự trở về đúng ý nghĩa của nó và mọi người đều thực sự an vui. Xin gửi lời chúc sức khỏe và an lành đến tất cả mọi người. Chúc cho những người con xa quê phần nào được an ủi nỗi niềm sợ Tết, mong thật nhiều sự sẻ chia và thấu hiểu từ người thân yêu và bạn bè. Chúc cho những ai chưa đủ điều kiện về quê có một năm mới nhiều sức khoẻ và sẽ sớm có ngày đoàn viên không xa. 

LẠC NHIÊN

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...