AI KHÔNG THÍCH TẾT?

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

 

Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan 

Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây quần bên mâm cơm ấm áp, mẹ gắp vào chén em rất nhiều thức ăn và nói: “Ăn nhiều mới có sức mà học”, còn cha chỉ lẳng lặng ăn cơm, thỉnh thoảng cha sẽ lén nhìn hai đứa con của mình ăn uống ngon miệng và mỉm cười. Nhưng… 

Em cũng sợ những bữa cơm họp mặt, nơi mà anh chị cô chú trong họ hàng cùng quây quần bên mâm cơm. Em sợ sự so sánh của người lớn dành cho những đứa trẻ đồng trang lứa. “Chị Tư vừa đi học vừa đi làm, năm cuối rồi mà vẫn được học bổng đều đều, mà ở công ty lại được trả lương cao. Nhìn chị ấy mà học hỏi!” “Anh Sáu tuy là ra trường bằng khá, nhưng lương nghìn đô.” Em sợ những câu hỏi dồn dập, không mang tính quan tâm và thương yêu, như một lời chào đầu câu chuyện sáo rỗng được lặp đi lặp lại giữa các thế hệ trong gia đình: Thành tích học tập ra sao? Lương tháng bao nhiêu? Một tháng gửi cha mẹ được bao nhiêu? Khi nào lấy chồng?… Em sợ những ánh mắt soi mói, những lời cảm thán cay nghiệt về sự khác biệt, dám sống và là chính mình: “Tóc tai gì mà hai ba màu!” “Xăm trổ như mấy đứa đầu đường xó chợ!” “Ăn với chẳng mặc, chả ra làm sao!” Đôi lúc em biết rằng những lời nói đó không thể làm mình đau nếu như mình có niềm tin vào bản thân và có trách nhiệm với cuộc đời mình – những gì mình làm, nhưng em biết cha mẹ em sẽ đau đáu vì những lời nói vô thưởng vô phạt của những người xung quanh. Em muốn về nhà nhưng không phải là ngày Tết, em không thích Tết.

“Xuất giá tòng phu” và bộn bề lo toan 

Mỗi ngày chị thầm cầu nguyện rằng năm nay chồng chị sẽ cho cả nhà về quê ngoại ăn Tết. Quê nội ở Quảng Ninh, quê ngoại lại ở tận mũi Cà Mau, đi ô tô thì xa, vé máy bay thì quá sức với kinh tế của gia đình, thế nên năm nào đã chọn đón Tết ở đâu là ở lại đó đến ra năm. Hai năm vừa rồi một năm thì về nhà nội ở đến hết Tết, một năm thì vì dịch bệnh mà cả nhà đóng cửa loanh quanh trong nhà với nhau. Chị nhớ tía má quá! Hai ông bà chỉ có hai đứa con gái, đứa nào lớn cũng đi lấy chồng xa nhà, tía hay ngâm nga trêu chị: “Ai đem chim sáo sang sông, để cho chim sáo sổ lồng, sổ lồng bay xa, sáo bay bỏ lại mình ta” Thỉnh thoảng nghe ai hát vang vọng tiếng lòng con gái lấy chồng ở xa nhà cha mẹ, chị chực trào nước mắt. Có người hỏi sao những ngày bình thường không về chơi với cha mẹ cho thỏa nỗi nhớ, ừ thì những ngày quay cuồng với bao nhiêu thứ lo toan từ cơm áo gạo tiền đến việc học hành của các con, việc bếp núc trong gia đình, chị sợ rằng chỉ cần mình bỏ mặc mọi thứ để về với tía má thì mọi thứ sẽ rối bời. 

Nhắc đến việc lo toan, chị vừa mong Tết để “được về”, vừa sợ Tết đến mang theo nhiều lo lắng: Liệu số tiền mà hai vợ chồng cày cuốc chắt chiu cả năm nay có đủ để sắm sửa cho gia đình và nội ngoại hai bên? Rồi tiền quà bánh cho thầy cô của mấy đứa nhỏ, tiền biếu cấp trên, tiền lì xì cho những đứa trẻ háo hức đợi xuân về. Nghĩ đến những ngày Tết ở nhà chồng phải dậy từ lờ mờ sáng để nấu xôi, làm gà, rồi ngồi đợi mọi người trong làng qua ăn uống linh đình đến đêm khuya lại lọ mọ dọn dẹp là hết ngày. Nhìn những đứa con thơ vui vẻ mang bao lì xì ra khoe với nhau, nhìn chồng hớn hở chén chú chén anh với gia đình, bè bạn, nhìn bản thân ngơ ngẩn với những cảm xúc Tết rối bời. Rốt cuộc là chị có thích Tết không? 

Người mẹ có đứa con xa nhà 

Đi dọc phố thấy mọi người trang trí nhà cửa đèn hoa sáng rực rỡ và ấm cúng, mẹ thấy chạnh lòng. Mẹ thương đứa con xa xứ của mẹ, chắc giờ này con đang miệt mài làm việc để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Mẹ mơ thấy con ngày bé xúng xính trong bộ áo dài đi chúc Tết họ hàng cùng ba mẹ, con bập bẹ lời chúc đã được luyện tập hằng ngày để được nhận chiếc bao đỏ từ người lớn. Những năm sau con đi học, con biết múa hát thay cho những lời chúc “Chúc cụ già được sống lâu sống thọ, cùng con cháu sang năm lại đón tết sang. Và kính chúc người người sẽ gặp lành, Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay. Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang”. Nhờ con, Tết của gia đình rộn ràng và ấm cúng. 

Con nói với ba mẹ rằng con muốn đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, con muốn dành dụm thật nhiều tiền để xây cho ba mẹ một ngôi nhà khang trang hơn. Nhìn thấy ý chí của con, ba mẹ tự hào và hãnh diện, nhưng mẹ hiểu một mình con ở đất khách quê người sẽ cô đơn thế nào. Nghĩ đến cảnh con cuộn mình trong chăn nhìn những tấm hình đón Tết đoàn viên của bạn bè ở Việt Nam, con cố gồng mình để không bật khóc, mẹ thấy lòng mình quặn đau. Mỗi lần gọi điện thoại cho con, mẹ cố gắng không kể cho con nghe về sự nhộn nhịp mùa xuân đến ở quê nhà, rồi một ngày con hỏi mẹ “Ba mẹ chuẩn bị cho Tết chưa, con ở xa không sắm sửa được cho nhà mình…” Tim mẹ nhói đau, con ơi mẹ không cần đủ đầy vật chất mà gia đình mình phải thiếu vắng một ai. Ba mẹ chỉ cần có tiếng nói con trong nhà, tiếng con cười, con hát, với ba mẹ đó là hạnh phúc lớn nhất đời. Mẹ ước gì không có Tết để con mẹ nơi đất khách quê người bớt đi những trăn trở nhớ nhung…

HUYỀN TRANG

Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan 

Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây quần bên mâm cơm ấm áp, mẹ gắp vào chén em rất nhiều thức ăn và nói: “Ăn nhiều mới có sức mà học”, còn cha chỉ lẳng lặng ăn cơm, thỉnh thoảng cha sẽ lén nhìn hai đứa con của mình ăn uống ngon miệng và mỉm cười. Nhưng… 

Em cũng sợ những bữa cơm họp mặt, nơi mà anh chị cô chú trong họ hàng cùng quây quần bên mâm cơm. Em sợ sự so sánh của người lớn dành cho những đứa trẻ đồng trang lứa. “Chị Tư vừa đi học vừa đi làm, năm cuối rồi mà vẫn được học bổng đều đều, mà ở công ty lại được trả lương cao. Nhìn chị ấy mà học hỏi!” “Anh Sáu tuy là ra trường bằng khá, nhưng lương nghìn đô.” Em sợ những câu hỏi dồn dập, không mang tính quan tâm và thương yêu, như một lời chào đầu câu chuyện sáo rỗng được lặp đi lặp lại giữa các thế hệ trong gia đình: Thành tích học tập ra sao? Lương tháng bao nhiêu? Một tháng gửi cha mẹ được bao nhiêu? Khi nào lấy chồng?… Em sợ những ánh mắt soi mói, những lời cảm thán cay nghiệt về sự khác biệt, dám sống và là chính mình: “Tóc tai gì mà hai ba màu!” “Xăm trổ như mấy đứa đầu đường xó chợ!” “Ăn với chẳng mặc, chả ra làm sao!” Đôi lúc em biết rằng những lời nói đó không thể làm mình đau nếu như mình có niềm tin vào bản thân và có trách nhiệm với cuộc đời mình – những gì mình làm, nhưng em biết cha mẹ em sẽ đau đáu vì những lời nói vô thưởng vô phạt của những người xung quanh. Em muốn về nhà nhưng không phải là ngày Tết, em không thích Tết.

“Xuất giá tòng phu” và bộn bề lo toan 

Mỗi ngày chị thầm cầu nguyện rằng năm nay chồng chị sẽ cho cả nhà về quê ngoại ăn Tết. Quê nội ở Quảng Ninh, quê ngoại lại ở tận mũi Cà Mau, đi ô tô thì xa, vé máy bay thì quá sức với kinh tế của gia đình, thế nên năm nào đã chọn đón Tết ở đâu là ở lại đó đến ra năm. Hai năm vừa rồi một năm thì về nhà nội ở đến hết Tết, một năm thì vì dịch bệnh mà cả nhà đóng cửa loanh quanh trong nhà với nhau. Chị nhớ tía má quá! Hai ông bà chỉ có hai đứa con gái, đứa nào lớn cũng đi lấy chồng xa nhà, tía hay ngâm nga trêu chị: “Ai đem chim sáo sang sông, để cho chim sáo sổ lồng, sổ lồng bay xa, sáo bay bỏ lại mình ta” Thỉnh thoảng nghe ai hát vang vọng tiếng lòng con gái lấy chồng ở xa nhà cha mẹ, chị chực trào nước mắt. Có người hỏi sao những ngày bình thường không về chơi với cha mẹ cho thỏa nỗi nhớ, ừ thì những ngày quay cuồng với bao nhiêu thứ lo toan từ cơm áo gạo tiền đến việc học hành của các con, việc bếp núc trong gia đình, chị sợ rằng chỉ cần mình bỏ mặc mọi thứ để về với tía má thì mọi thứ sẽ rối bời. 

Nhắc đến việc lo toan, chị vừa mong Tết để “được về”, vừa sợ Tết đến mang theo nhiều lo lắng: Liệu số tiền mà hai vợ chồng cày cuốc chắt chiu cả năm nay có đủ để sắm sửa cho gia đình và nội ngoại hai bên? Rồi tiền quà bánh cho thầy cô của mấy đứa nhỏ, tiền biếu cấp trên, tiền lì xì cho những đứa trẻ háo hức đợi xuân về. Nghĩ đến những ngày Tết ở nhà chồng phải dậy từ lờ mờ sáng để nấu xôi, làm gà, rồi ngồi đợi mọi người trong làng qua ăn uống linh đình đến đêm khuya lại lọ mọ dọn dẹp là hết ngày. Nhìn những đứa con thơ vui vẻ mang bao lì xì ra khoe với nhau, nhìn chồng hớn hở chén chú chén anh với gia đình, bè bạn, nhìn bản thân ngơ ngẩn với những cảm xúc Tết rối bời. Rốt cuộc là chị có thích Tết không? 

Người mẹ có đứa con xa nhà 

Đi dọc phố thấy mọi người trang trí nhà cửa đèn hoa sáng rực rỡ và ấm cúng, mẹ thấy chạnh lòng. Mẹ thương đứa con xa xứ của mẹ, chắc giờ này con đang miệt mài làm việc để quên đi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương. Mẹ mơ thấy con ngày bé xúng xính trong bộ áo dài đi chúc Tết họ hàng cùng ba mẹ, con bập bẹ lời chúc đã được luyện tập hằng ngày để được nhận chiếc bao đỏ từ người lớn. Những năm sau con đi học, con biết múa hát thay cho những lời chúc “Chúc cụ già được sống lâu sống thọ, cùng con cháu sang năm lại đón tết sang. Và kính chúc người người sẽ gặp lành, Tết sau được nhiều lộc hơn tết nay. Tết đến đoàn tụ cùng ở bên bếp hồng và nồi bánh chưng xanh chờ xuân đang sang”. Nhờ con, Tết của gia đình rộn ràng và ấm cúng. 

Con nói với ba mẹ rằng con muốn đi xuất khẩu lao động ở Nhật Bản, con muốn dành dụm thật nhiều tiền để xây cho ba mẹ một ngôi nhà khang trang hơn. Nhìn thấy ý chí của con, ba mẹ tự hào và hãnh diện, nhưng mẹ hiểu một mình con ở đất khách quê người sẽ cô đơn thế nào. Nghĩ đến cảnh con cuộn mình trong chăn nhìn những tấm hình đón Tết đoàn viên của bạn bè ở Việt Nam, con cố gồng mình để không bật khóc, mẹ thấy lòng mình quặn đau. Mỗi lần gọi điện thoại cho con, mẹ cố gắng không kể cho con nghe về sự nhộn nhịp mùa xuân đến ở quê nhà, rồi một ngày con hỏi mẹ “Ba mẹ chuẩn bị cho Tết chưa, con ở xa không sắm sửa được cho nhà mình…” Tim mẹ nhói đau, con ơi mẹ không cần đủ đầy vật chất mà gia đình mình phải thiếu vắng một ai. Ba mẹ chỉ cần có tiếng nói con trong nhà, tiếng con cười, con hát, với ba mẹ đó là hạnh phúc lớn nhất đời. Mẹ ước gì không có Tết để con mẹ nơi đất khách quê người bớt đi những trăn trở nhớ nhung…

HUYỀN TRANG

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

CHẤP NIỆM TÌNH ĐẦU 

Đầu tiên tôi xin mạn phép bày tỏ với các bạn đọc giả rằng bài viết này có lẽ sẽ nhận được nhiều ý kiến trái chiều xung quanh câu chuyện tình đầu- tình cuối. Thế nên hi vọng mọi người tiếp nhận nó với tâm thế chia sẻ từ góc nhìn cá nhân của tác giả nhé. Thân thương....

GIẢI TỎA CĂNG THẲNG

  Trạng thái căng thẳng trong cuộc sống chính là “kẻ thù không đội trời chung” đối với mọi người. Ngay khi cảm giác này xuất hiện, nhiều người sa lầy vào mục tiêu loại bỏ nó nhưng lại không nhận ra rằng chính điều này lại khiến tâm trạng của mình tồi tệ hơn. Thật...

RANH GIỚI TRONG NHỮNG MỐI QUAN HỆ

  Thiết lập ranh giới trong các mối quan hệ là cách tuyệt vời để các mối quan hệ phát triển lành mạnh. Nhiều người cảm thấy việc này không cần thiết với niềm tin rằng nếu ai đó yêu thương họ, người đó nên biết kỳ vọng của họ là gì và ranh giới của họ là gì. Điều...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NỢ EM HAI TIẾNG “HÔN NHÂN”

Tình yêu mù quáng hay cạm bẫy của tình yêu phần lớn là do chính người trong cuộc tạo ra vì chưa bao giờ bạn chấp nhận sự thật rằng anh không yêu bạn chân thành. Có trăm ngàn lý do để anh còn rong ruổi bên ngoài chẳng hạn như là do còn trẻ, bị hấp dẫn bởi những cái mới...

MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG

Nhiều người cho rằng “Hôn nhân là nấm mồ của tình yêu”, bởi có những cặp đôi dù yêu nhau vô cùng sâu đậm nhưng sau khi về chung một nhà không lâu thì lại quyết định chia lìa đôi ngả. Vốn dĩ, hôn nhân không phải đích đến của tình yêu, mà là khởi đầu cho một hành trình...

NGƯỜI CŨ TÌM VỀ

Người xưa có câu “tình cũ không rủ cũng về”, để nói về những mối tình không trọn vẹn, thường làm con người ta dằn vặt, để một ngày ta muốn dang tay ôm lấy cái quá khứ, muốn bù đắp cho người cũ cũng vì ngày đó ta vội vàng đánh mất nhau. Nhưng có phải đó là ta đang yêu...

NGHI NGỜ CẢM XÚC CỦA ĐỐI PHƯƠNG ?

Những lúc mối quan hệ trở nên tệ đi, chúng ta bắt đầu nghi ngờ rằng liệu người yêu của mình có cảm thấy buồn bực, chán chường giống như mình không. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ rằng những lời nói và hành động của họ chứng minh rằng họ không có cảm xúc thực sự đối với ta,...