BẠN NHẬN ĐƯỢC GÌ KHI NUÔI THÚ CƯNG

BẠN NHẬN ĐƯỢC GÌ KHI NUÔI THÚ CƯNG

Ở trên mạng có một topic thảo luận: “Khoảnh khắc mà bạn yêu thích nhất trong ngày là gì?”. 

Đối với tôi, đó có lẽ là lúc vượt qua dòng người tan tầm, qua làn xe đầy khói bụi cùng những tiếng kèn inh ỏi, qua cảm giác nóng nảy không vui vì dòng người đông đúc hay vì áp lực nơi làm việc, để lúc về đến nhà, có một chú chó nhỏ nhắn mang tên Khoai Mỡ không ngừng vẫy đuôi, cố gắng nhảy lên thật cao để có thể được tôi ôm lấy, đôi mắt nhìn tôi sáng rỡ tựa như muốn nói: “A, cô chủ đã về”.

Kể từ ngày đón Khoai Mỡ về nhà, cuộc sống của tôi đã trở nên xáo trộn. Sự xáo trộn này khiến tôi trở nên quay cuồng, bận rộn, vội vã hơn, nhưng cũng thú vị và đem đến nhiều niềm vui hơn.

Đầu tiên, công lao lớn nhất của Khoai Mỡ có lẽ chính là khiến tôi không còn cô đơn, luôn phải lủi thủi một mình như trước nữa. Không cần như chú chó Hachiko nổi tiếng trong văn học Nhật Bản – mỗi ngày đều lầm lũi chờ giáo sư Eisaburo Ueno bất kể nắng mưa, gió tuyết nơi sân ga. Khoai Mỡ của tôi chỉ đơn giản là ngoan ngoãn chờ tôi mỗi ngày sau cánh cửa nhà, để tôi hiểu rằng mình đang được yêu thương, đang là điều tốt đẹp, mong ngóng nhất của ai đó. Giây phút có một “cỗ yêu thương” nóng ấm, nhanh nhảu sà vào người khi cánh cửa vừa chớm mở, một ngày dài đằng đẵng với muôn nỗi bực dọc, lo toan bỗng không còn khó chịu đến thế nữa.

Khoai Mỡ còn là một “người lắng nghe” rất giỏi. Đôi khi, chúng ta chỉ cần được lắng nghe, được giải tỏa cảm xúc hơn là phải lắng nghe người khác. Khoai Mỡ sẽ không phán xét, cười cợt, trách móc, răn dạy tôi. Nó chỉ đơn giản là nằm gọn trong lòng tôi, với chiếc đuôi mềm mại không ngừng lúc lắc, quét qua lòng bàn tay, và chân thành nhìn tôi bằng đôi mắt đen nhánh lấp lánh.

Có những ngày, tôi mệt mỏi, chán chường đến mức không muốn làm gì cả, chỉ có thể nằm cuộn tròn hoặc ngồi bó gối nơi góc giường, lắng nghe âm thanh rỉ ra từ cõi lòng vụn vỡ. Khoai Mỡ luôn cảm nhận được âm thanh đó. Ban đầu, nó sẽ tìm cách chui vào lòng tôi, lớp lông mềm mại và cơ thể ấm áp không ngừng cọ vào tôi. Nếu như có thể nói tiếng người, có lẽ lúc này Khoai Mỡ sẽ bảo: “Cô chủ, đừng buồn nữa, em sẽ cho chị vuốt lông, bình thường chị thích điều này nhất mà phải không?”. Cũng có lúc, Khoai Mỡ cắn hai chiếc gối nhỏ hình củ cà rốt và xúc xích – cũng là món đồ mà chơi mà thường ngày nó thích nhất và đem đến, để bên cạnh tôi. Vẫn là điệu bộ vẫy vẫy chiếc đuôi nhỏ xinh, đôi mắt lấp lánh và tư thế nhướn người để có thể đến gần tôi nhất, tôi hiểu được rằng Khoai Mỡ muốn tôi vui lên, muốn dành tặng tôi thứ tuyệt vời nhất của nó, và cũng hiểu rằng chú chó của tôi yêu quý tôi nhiều đến mức nào.

Tôi vốn là một người hướng nội và lười tập thể dục. Nhưng Khoai Mỡ của tôi thì khác, nó giống như một đứa trẻ năng động và ham chơi. Vì không muốn Khoai Mỡ ủ dột khi chỉ lanh quanh với bốn bức tường trong nhà, nên mỗi khi trời mát và rảnh rỗi, tôi đều tranh thủ thời gian để dắt Khoai Mỡ đi dạo. Với vẻ ngoài đáng yêu, Khoai Mỡ dễ dàng nhận được sự chú ý của nhiều người xung quanh – những người cũng yêu quí động vật và thích nuôi thú cưng như tôi. Vốn là một người ngại kết giao và lười vận động, nhưng kể từ khi rước phải “cục nợ” là Khoai Mỡ, tôi buộc phải đi bộ nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn với “fan” của nó, mà mỗi lần như vậy, tôi đều bỗng trở thành một bà mẹ trẻ, không ngừng tự hào khen ngợi “con trai” mình đáng yêu ra sao, ngoan ngoãn thế nào.

Tôi xem Khoai Mỡ như con trai mình cũng không phải là không có lí do. Bởi từ khi quyết định chăm sóc và nuôi nấng nó, tôi buộc phải trở nên có trách nhiệm hơn. Nếu chỉ có một mình, tôi có thể về nhà, nằm dài trên ghế sofa và xem bộ phim truyền hình ngớ ngẩn nào đó đến tận khuya, chẳng buồn ăn uống, dọn dẹp nhà cửa hay thậm chí là đụng đậy tay chân. Nhưng có Khoai Mỡ ở bên cạnh thì khác, tôi phải cho nó ăn đúng bữa, dắt nó đi chơi, dọn dẹp phần lông rụng và “chiến tích” mà nó gây ra. Bởi tôi không muốn người bạn, người “con trai” của tôi phải chịu thiệt thòi.

Khi căn nhà nhỏ của tôi kết nạp thêm thành viên nhỏ nhắn và năng động này, mục tiêu, động lực phấn đấu của tôi bỗng trở nên hiện hình chứ không còn mơ hồi như trước. Tôi biết mình đang cố gắng cho ai, vì cái gì. Tôi muốn mua áo mới của Khoai Mỡ, mua đồ chơi cho Khoai Mỡ, mua đồ ăn ngon cho Khoai Mỡ, dắt Khoai Mỡ đi spa và bác sĩ thú y… Khoai Mỡ của tôi rất tốt, rất yêu thương tôi, nên tôi cũng muốn biến Khoai Mỡ thành chú chó hạnh phúc nhất.

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy tôi đang “làm quá” và tiêu tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc cho thú nuôi. Thực tế, không chỉ tôi mà còn có rất nhiều người khác cảm thấy con vật nuôi yêu quí của mình là một điều kì diệu. Nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra, nuôi thú cưng sẽ giúp giảm stress, giảm cô đơn, giảm huyết áp, cholesterol, chất béo trọng tâm và gia tăng chỉ số hạnh phúc. Quả thật, dù có những hôm cảm thấy bực dọc khi Khoai Mỡ cắn phá đồ đạc, không chịu tắm rửa, nhưng nhờ có Khoai Mỡ, tôi đã có những phút giây rất hạnh phúc.

Trong mắt của nhiều người nuôi thú cưng khác, vật nuôi của họ ắt hẳn cũng tuyệt vời, đáng quý như Khoai Mỡ trong mắt tôi. Khoai Mỡ với tôi là người bạn đáng tin tưởng nhất, là tri kỷ cùng tôi đồng hành, chia sẻ mỗi ngày, là hiện thân cho trách nhiệm, động lực của tôi, cũng là “người” yêu thương tôi nhất.

CATHERINE

Ở trên mạng có một topic thảo luận: “Khoảnh khắc mà bạn yêu thích nhất trong ngày là gì?”. 

Đối với tôi, đó có lẽ là lúc vượt qua dòng người tan tầm, qua làn xe đầy khói bụi cùng những tiếng kèn inh ỏi, qua cảm giác nóng nảy không vui vì dòng người đông đúc hay vì áp lực nơi làm việc, để lúc về đến nhà, có một chú chó nhỏ nhắn mang tên Khoai Mỡ không ngừng vẫy đuôi, cố gắng nhảy lên thật cao để có thể được tôi ôm lấy, đôi mắt nhìn tôi sáng rỡ tựa như muốn nói: “A, cô chủ đã về”.

Kể từ ngày đón Khoai Mỡ về nhà, cuộc sống của tôi đã trở nên xáo trộn. Sự xáo trộn này khiến tôi trở nên quay cuồng, bận rộn, vội vã hơn, nhưng cũng thú vị và đem đến nhiều niềm vui hơn.

Đầu tiên, công lao lớn nhất của Khoai Mỡ có lẽ chính là khiến tôi không còn cô đơn, luôn phải lủi thủi một mình như trước nữa. Không cần như chú chó Hachiko nổi tiếng trong văn học Nhật Bản – mỗi ngày đều lầm lũi chờ giáo sư Eisaburo Ueno bất kể nắng mưa, gió tuyết nơi sân ga. Khoai Mỡ của tôi chỉ đơn giản là ngoan ngoãn chờ tôi mỗi ngày sau cánh cửa nhà, để tôi hiểu rằng mình đang được yêu thương, đang là điều tốt đẹp, mong ngóng nhất của ai đó. Giây phút có một “cỗ yêu thương” nóng ấm, nhanh nhảu sà vào người khi cánh cửa vừa chớm mở, một ngày dài đằng đẵng với muôn nỗi bực dọc, lo toan bỗng không còn khó chịu đến thế nữa.

Khoai Mỡ còn là một “người lắng nghe” rất giỏi. Đôi khi, chúng ta chỉ cần được lắng nghe, được giải tỏa cảm xúc hơn là phải lắng nghe người khác. Khoai Mỡ sẽ không phán xét, cười cợt, trách móc, răn dạy tôi. Nó chỉ đơn giản là nằm gọn trong lòng tôi, với chiếc đuôi mềm mại không ngừng lúc lắc, quét qua lòng bàn tay, và chân thành nhìn tôi bằng đôi mắt đen nhánh lấp lánh.

Có những ngày, tôi mệt mỏi, chán chường đến mức không muốn làm gì cả, chỉ có thể nằm cuộn tròn hoặc ngồi bó gối nơi góc giường, lắng nghe âm thanh rỉ ra từ cõi lòng vụn vỡ. Khoai Mỡ luôn cảm nhận được âm thanh đó. Ban đầu, nó sẽ tìm cách chui vào lòng tôi, lớp lông mềm mại và cơ thể ấm áp không ngừng cọ vào tôi. Nếu như có thể nói tiếng người, có lẽ lúc này Khoai Mỡ sẽ bảo: “Cô chủ, đừng buồn nữa, em sẽ cho chị vuốt lông, bình thường chị thích điều này nhất mà phải không?”. Cũng có lúc, Khoai Mỡ cắn hai chiếc gối nhỏ hình củ cà rốt và xúc xích – cũng là món đồ mà chơi mà thường ngày nó thích nhất và đem đến, để bên cạnh tôi. Vẫn là điệu bộ vẫy vẫy chiếc đuôi nhỏ xinh, đôi mắt lấp lánh và tư thế nhướn người để có thể đến gần tôi nhất, tôi hiểu được rằng Khoai Mỡ muốn tôi vui lên, muốn dành tặng tôi thứ tuyệt vời nhất của nó, và cũng hiểu rằng chú chó của tôi yêu quý tôi nhiều đến mức nào.

Tôi vốn là một người hướng nội và lười tập thể dục. Nhưng Khoai Mỡ của tôi thì khác, nó giống như một đứa trẻ năng động và ham chơi. Vì không muốn Khoai Mỡ ủ dột khi chỉ lanh quanh với bốn bức tường trong nhà, nên mỗi khi trời mát và rảnh rỗi, tôi đều tranh thủ thời gian để dắt Khoai Mỡ đi dạo. Với vẻ ngoài đáng yêu, Khoai Mỡ dễ dàng nhận được sự chú ý của nhiều người xung quanh – những người cũng yêu quí động vật và thích nuôi thú cưng như tôi. Vốn là một người ngại kết giao và lười vận động, nhưng kể từ khi rước phải “cục nợ” là Khoai Mỡ, tôi buộc phải đi bộ nhiều hơn, giao tiếp nhiều hơn với “fan” của nó, mà mỗi lần như vậy, tôi đều bỗng trở thành một bà mẹ trẻ, không ngừng tự hào khen ngợi “con trai” mình đáng yêu ra sao, ngoan ngoãn thế nào.

Tôi xem Khoai Mỡ như con trai mình cũng không phải là không có lí do. Bởi từ khi quyết định chăm sóc và nuôi nấng nó, tôi buộc phải trở nên có trách nhiệm hơn. Nếu chỉ có một mình, tôi có thể về nhà, nằm dài trên ghế sofa và xem bộ phim truyền hình ngớ ngẩn nào đó đến tận khuya, chẳng buồn ăn uống, dọn dẹp nhà cửa hay thậm chí là đụng đậy tay chân. Nhưng có Khoai Mỡ ở bên cạnh thì khác, tôi phải cho nó ăn đúng bữa, dắt nó đi chơi, dọn dẹp phần lông rụng và “chiến tích” mà nó gây ra. Bởi tôi không muốn người bạn, người “con trai” của tôi phải chịu thiệt thòi.

Khi căn nhà nhỏ của tôi kết nạp thêm thành viên nhỏ nhắn và năng động này, mục tiêu, động lực phấn đấu của tôi bỗng trở nên hiện hình chứ không còn mơ hồi như trước. Tôi biết mình đang cố gắng cho ai, vì cái gì. Tôi muốn mua áo mới của Khoai Mỡ, mua đồ chơi cho Khoai Mỡ, mua đồ ăn ngon cho Khoai Mỡ, dắt Khoai Mỡ đi spa và bác sĩ thú y… Khoai Mỡ của tôi rất tốt, rất yêu thương tôi, nên tôi cũng muốn biến Khoai Mỡ thành chú chó hạnh phúc nhất.

Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy tôi đang “làm quá” và tiêu tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc cho thú nuôi. Thực tế, không chỉ tôi mà còn có rất nhiều người khác cảm thấy con vật nuôi yêu quí của mình là một điều kì diệu. Nhiều bài nghiên cứu đã chỉ ra, nuôi thú cưng sẽ giúp giảm stress, giảm cô đơn, giảm huyết áp, cholesterol, chất béo trọng tâm và gia tăng chỉ số hạnh phúc. Quả thật, dù có những hôm cảm thấy bực dọc khi Khoai Mỡ cắn phá đồ đạc, không chịu tắm rửa, nhưng nhờ có Khoai Mỡ, tôi đã có những phút giây rất hạnh phúc.

Trong mắt của nhiều người nuôi thú cưng khác, vật nuôi của họ ắt hẳn cũng tuyệt vời, đáng quý như Khoai Mỡ trong mắt tôi. Khoai Mỡ với tôi là người bạn đáng tin tưởng nhất, là tri kỷ cùng tôi đồng hành, chia sẻ mỗi ngày, là hiện thân cho trách nhiệm, động lực của tôi, cũng là “người” yêu thương tôi nhất.

CATHERINE

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...