CÁNH HOA DẦU BAY

CÁNH HOA DẦU BAY

“Sau này em thích làm gì bé?”

“Dạ, đi làm kiếm tiền.”

“Có tiền để làm gì nè?”

“Dạ, để mua kẹo cho em con”.

Giữa những cánh hoa dầu bay của một ngày tháng 5, tôi đã ngồi gặm ổ bánh mì với một cậu bé bé vé số khoảng 5 tuổi ở Hồ con rùa. Và tôi sau đó tôi không còn gặp lại em nữa. Có lẽ em đã được ba mẹ đưa về quê hay chuyển đi mưu sinh ở quận khác.

Ước mơ nhỏ bé của em chắc cũng na ná những trẻ em bất hạnh từ nhỏ đã phải lang bạc mưu sinh hoặc phải và buộc trở thành công cụ mưu sinh của chính ba mẹ hoặc của bọn chăn dắt. 

Tôi nhìn bước chân em bé xíu xiu dưới cái nắng chói chang đầu hè. Tôi nhìn em vô tư nhặt đám hoa dầu rồi tung lên cao, trong ánh mắt trong veo ấy, những cánh hoa dầu rơi la đà trên nụ cười trẻ con. Tôi thấy lại chính mình trong tuổi thơ đó của em. Em lọt thỏm giữa những cây dầu to lớn giữa Sài Gòn nhưng có tán dầu nào che mát được mái đầu bé nhỏ ấy.

Chợt có tiếng gọi và rồi em tíu tít, chạy lon ton về phía người phụ nữ đang ngoắc tay ra hiệu. Người phụ nữ còn bồng theo một em bé còn ẵm ngửa, xấp vé số trên tay hãy còn dày. Tôi nhìn theo cho tới khi hai người đi khuất hẳn, lác đác những đóa hoa dầu rơi hữu ý theo cơn gió trở mùa tháng 5 trên đường Phạm Ngọc Thạch. 

Tôi bâng khuâng nhìn quanh quất, lặng lẽ nhìn hai cô chú công nhân vớt từng vạt lớn cánh hoa dầu chìm nổi trên mặt hồ và ngẫm nghĩ về cái gọi là “giấc mơ đổi đời”. 

Rất nhiều những sinh viên như chúng tôi ngày ấy cố học để thoát khỏi vùng đất mà mình sinh ra, lớn lên, thoát khỏi cái nghèo nàn, lạc hậu ở chốn quê nhà. Họ cố bám trụ lại ở một vùng đất trù phú hơn mảnh đất đầy thiên tai địch họa mà dòng họ cả đời trước đã đi qua. Những bạn bè tôi ở miệt thứ, ở Hà Tĩnh, ở Quảng Nam… đều ly hương vì cùng một hoàn cảnh tương tự nhau. Thậm chí, có trường còn khắc cả dòng chữ “Học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo”. Cứ thế, chúng tôi lớn lên với giấc mơ là phải có được một công việc tốt, lương cao để đỡ đần gia đình. Và đại đa số đều dồn về các thành phố lớn nơi có nhiều cơ hội. Chắc có lẽ đó không phải là ước mơ, mà chỉ đơn thuần là con đường phải đi. Người Bắc Trung thì Nam tiến, người từ miền đông, Tây Nam bộ thì “lên thành phố”. Cứ thế lũ lượt mỗi năm có thêm cả 200,000 người được Sài Gòn giang tay bao bọc, biết bao lớp người già, trẻ, lớn, bé… đều tề tựu về mảnh đất này để “kiếm tiền”. Chúng tôi sở hữu một giấc mơ chung, một hướng địa lý để cất bước ra đi. 

Tôi nhớ về những người đầu tiên mà tôi gặp ở Sài Gòn, họ là những chú xe ôm cật lực chào mời hai mẹ con tôi khi vừa đặt chân đến bến xe miền Tây. Tôi nhớ những cái lắc đầu xua tay của bao lượt khách và những lượt mặc cả của các tài xế. Tôi nhớ cả chuyến xe buýt 14 của khi xưa cũ kĩ, duy chỉ một điều không bao giờ đổi, chính là lúc nào cũng chật ních người. Những người mang giấc mơ giống nhau, tập hợp ở bến xe miền Tây và rồi đổ đều trên muôn nẻo đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn. 

Tôi nhớ về những giấc mơ thuần khiết của thời lưu bút, tự bạch thuở cấp 2. Những đứa trẻ khi ấy nắn nót viết trên trang giấy trắng ao ước làm giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, giảng viên… Và rồi cơn bão của cuộc đời, à không, bây giờ chỉ là những cơn sóng mới đúng, những cơn sóng ấy đã xô dạt giấc mơ trong tâm trí thuở bé thơ. Tôi cũng đã không trở thành giảng viên ở Sài Gòn như đã từng mơ ước. Tôi đã từng có cơ hội nhưng rồi lại bỏ qua, chỉ vì lúc ấy chợt nhận ra, tính cách của mình đã không còn phù hợp. Tôi cũng lao vào cuộc mưu sinh vì đủ thứ chi tiêu trong cuộc sống, bản thân, gia đình. 

Suy cho đến cùng, hóa ra giấc mơ của tôi cũng chẳng khác đứa trẻ kia về bản chất. Nhưng cuộc sống phải tiếp diễn nên phải chen chân vào những hối hả. Rồi vấp phải những ngày hoang mang, lang thang với vô vàn câu hỏi về dự định sắp tới, về mục đích đến cụ thể hơn, hữu ích hơn là những ngày nhàn hạ trong vành đai an toàn này. 

Tôi đứng dậy, phủi phủi vụn bánh mì xuống đất cho mấy con chim bồ câu háo ăn đang sà tới. Thêm một mùa hoa dầu nữa ở Sài Gòn, có lẽ tôi cần sống nhiệt tình hơn, năng lượng hơn bây giờ. Khi hiểu biết quá ít thì chỉ có thể dùng ánh mắt phiến diện để nhìn thấy những điều nhỏ nhặt, chán chường, tù túng của kiếp người ở Sài Gòn.

Đứa trẻ ấy, nụ cười trong trẻo của em dạy cho tôi biết một điều, khi bầu trời vẫn còn xanh, thì niềm vui vẫn lấp lánh trên đầu. Đổi một lăng kính khác để nhìn sâu hơn, mỗi người một cảnh đời, nhưng họ vẫn cần mẫn bước đi thì cớ gì, ta ở đây ca thán. Bởi điều đó không có ý nghĩa bằng việc thay đổi ước mơ của mình để có thể nâng đỡ thêm một ai đó kém may mắn hơn mình…

LẠC NHIÊN

“Sau này em thích làm gì bé?”

“Dạ, đi làm kiếm tiền.”

“Có tiền để làm gì nè?”

“Dạ, để mua kẹo cho em con”.

Giữa những cánh hoa dầu bay của một ngày tháng 5, tôi đã ngồi gặm ổ bánh mì với một cậu bé bé vé số khoảng 5 tuổi ở Hồ con rùa. Và tôi sau đó tôi không còn gặp lại em nữa. Có lẽ em đã được ba mẹ đưa về quê hay chuyển đi mưu sinh ở quận khác.

Ước mơ nhỏ bé của em chắc cũng na ná những trẻ em bất hạnh từ nhỏ đã phải lang bạc mưu sinh hoặc phải và buộc trở thành công cụ mưu sinh của chính ba mẹ hoặc của bọn chăn dắt. 

Tôi nhìn bước chân em bé xíu xiu dưới cái nắng chói chang đầu hè. Tôi nhìn em vô tư nhặt đám hoa dầu rồi tung lên cao, trong ánh mắt trong veo ấy, những cánh hoa dầu rơi la đà trên nụ cười trẻ con. Tôi thấy lại chính mình trong tuổi thơ đó của em. Em lọt thỏm giữa những cây dầu to lớn giữa Sài Gòn nhưng có tán dầu nào che mát được mái đầu bé nhỏ ấy.

Chợt có tiếng gọi và rồi em tíu tít, chạy lon ton về phía người phụ nữ đang ngoắc tay ra hiệu. Người phụ nữ còn bồng theo một em bé còn ẵm ngửa, xấp vé số trên tay hãy còn dày. Tôi nhìn theo cho tới khi hai người đi khuất hẳn, lác đác những đóa hoa dầu rơi hữu ý theo cơn gió trở mùa tháng 5 trên đường Phạm Ngọc Thạch. 

Tôi bâng khuâng nhìn quanh quất, lặng lẽ nhìn hai cô chú công nhân vớt từng vạt lớn cánh hoa dầu chìm nổi trên mặt hồ và ngẫm nghĩ về cái gọi là “giấc mơ đổi đời”. 

Rất nhiều những sinh viên như chúng tôi ngày ấy cố học để thoát khỏi vùng đất mà mình sinh ra, lớn lên, thoát khỏi cái nghèo nàn, lạc hậu ở chốn quê nhà. Họ cố bám trụ lại ở một vùng đất trù phú hơn mảnh đất đầy thiên tai địch họa mà dòng họ cả đời trước đã đi qua. Những bạn bè tôi ở miệt thứ, ở Hà Tĩnh, ở Quảng Nam… đều ly hương vì cùng một hoàn cảnh tương tự nhau. Thậm chí, có trường còn khắc cả dòng chữ “Học tập là con đường duy nhất để thoát nghèo”. Cứ thế, chúng tôi lớn lên với giấc mơ là phải có được một công việc tốt, lương cao để đỡ đần gia đình. Và đại đa số đều dồn về các thành phố lớn nơi có nhiều cơ hội. Chắc có lẽ đó không phải là ước mơ, mà chỉ đơn thuần là con đường phải đi. Người Bắc Trung thì Nam tiến, người từ miền đông, Tây Nam bộ thì “lên thành phố”. Cứ thế lũ lượt mỗi năm có thêm cả 200,000 người được Sài Gòn giang tay bao bọc, biết bao lớp người già, trẻ, lớn, bé… đều tề tựu về mảnh đất này để “kiếm tiền”. Chúng tôi sở hữu một giấc mơ chung, một hướng địa lý để cất bước ra đi. 

Tôi nhớ về những người đầu tiên mà tôi gặp ở Sài Gòn, họ là những chú xe ôm cật lực chào mời hai mẹ con tôi khi vừa đặt chân đến bến xe miền Tây. Tôi nhớ những cái lắc đầu xua tay của bao lượt khách và những lượt mặc cả của các tài xế. Tôi nhớ cả chuyến xe buýt 14 của khi xưa cũ kĩ, duy chỉ một điều không bao giờ đổi, chính là lúc nào cũng chật ních người. Những người mang giấc mơ giống nhau, tập hợp ở bến xe miền Tây và rồi đổ đều trên muôn nẻo đường lớn, hẻm nhỏ của Sài Gòn. 

Tôi nhớ về những giấc mơ thuần khiết của thời lưu bút, tự bạch thuở cấp 2. Những đứa trẻ khi ấy nắn nót viết trên trang giấy trắng ao ước làm giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, giảng viên… Và rồi cơn bão của cuộc đời, à không, bây giờ chỉ là những cơn sóng mới đúng, những cơn sóng ấy đã xô dạt giấc mơ trong tâm trí thuở bé thơ. Tôi cũng đã không trở thành giảng viên ở Sài Gòn như đã từng mơ ước. Tôi đã từng có cơ hội nhưng rồi lại bỏ qua, chỉ vì lúc ấy chợt nhận ra, tính cách của mình đã không còn phù hợp. Tôi cũng lao vào cuộc mưu sinh vì đủ thứ chi tiêu trong cuộc sống, bản thân, gia đình. 

Suy cho đến cùng, hóa ra giấc mơ của tôi cũng chẳng khác đứa trẻ kia về bản chất. Nhưng cuộc sống phải tiếp diễn nên phải chen chân vào những hối hả. Rồi vấp phải những ngày hoang mang, lang thang với vô vàn câu hỏi về dự định sắp tới, về mục đích đến cụ thể hơn, hữu ích hơn là những ngày nhàn hạ trong vành đai an toàn này. 

Tôi đứng dậy, phủi phủi vụn bánh mì xuống đất cho mấy con chim bồ câu háo ăn đang sà tới. Thêm một mùa hoa dầu nữa ở Sài Gòn, có lẽ tôi cần sống nhiệt tình hơn, năng lượng hơn bây giờ. Khi hiểu biết quá ít thì chỉ có thể dùng ánh mắt phiến diện để nhìn thấy những điều nhỏ nhặt, chán chường, tù túng của kiếp người ở Sài Gòn.

Đứa trẻ ấy, nụ cười trong trẻo của em dạy cho tôi biết một điều, khi bầu trời vẫn còn xanh, thì niềm vui vẫn lấp lánh trên đầu. Đổi một lăng kính khác để nhìn sâu hơn, mỗi người một cảnh đời, nhưng họ vẫn cần mẫn bước đi thì cớ gì, ta ở đây ca thán. Bởi điều đó không có ý nghĩa bằng việc thay đổi ước mơ của mình để có thể nâng đỡ thêm một ai đó kém may mắn hơn mình…

LẠC NHIÊN

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...