CÂU CHUYỆN NGƯỜI GIÀ

CÂU CHUYỆN NGƯỜI GIÀ

 

Tôi tin trong miền kí ức của cuộc đời mỗi người đều có hình ảnh của ít nhất một người già nào đó, một người để lại rất nhiều cảm xúc ấm áp lẫn tươi vui. Đặc biệt đối với văn hóa gia đình nhiều thế hệ như Á Đông thì việc ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung với nhau dưới một mái nhà là rất phổ biến.

Tôi nghĩ ai cũng đã từng một lần tự hỏi tại sao những người già lại không bao giờ chịu ngồi yên, cứ làm hết chuyện này đến chuyện kia dù ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nhịp sống hối hả hiện đại thì những người trẻ ngày càng ít có thời gian để mà thấu hiểu và cảm thông cho tâm sự của người già.

Đôi khi những gì họ cần không phải là của cải, vật chất, không phải là những món quà tặng đắt tiền, những loại thuốc men ngoại nhập, những phong bì mừng tuổi đầy tiền. Những gì họ cần chỉ là sự thấu hiểu, sẻ chia, sự ấm áp quây quần bên con cái, đôi khi chỉ là vài ba câu thăm hỏi, đôi ba cuộc điện thoại của những đứa con, đứa cháu ở xa nhà.

Với tất cả tình cảm và sự cảm thông mà mãi đến khi trưởng thành tôi mới thấm hết được, hôm nay tôi sẽ viết về một người già, người gắn bó với tôi cả thuở ấu thơ lẫn thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Đó là bà nội. Mặc dù rất thích đọc truyện cổ tích, nhưng những câu chuyện kể về thời thanh xuân oanh liệt của nội còn sống động và ấn tượng hơn bất cứ câu chuyện nào mà tôi từng đọc.

Nội chính là người phụ nữ ngày đêm gánh gạo mưu sinh nuôi dạy thành tài 8 người con ăn học Đại học, người đã dũng cảm nhổ hết 2 hàm răng từ hồi đôi mươi (hỏi ra mới hay hồi chiến tranh lại có màn nhổ răng sĩ cho đỡ tốn tiền, khiếp!), người thức khuya dậy sớm nấu cơm sáng cho cả nhà cho đến tận những năm 70 khi sức khỏe đã yếu đi nhiều (và cũng tạo ra truyền thống ăn sáng ở nhà mà hiếm có gia đình hiện đại nào duy trì được).

Nội tôi cũng không phải là ngoại lệ của người già với đặc tính không-bao-giờ-chịu-ngồi-yên. Đúng là nội tuổi càng già, sức càng yếu (điều này hết sức logic), nhưng nói về mức độ sung thì đến tuổi trẻ như tôi còn phải chào thua! Nội làm đủ chuyện trong nhà, từ chuyện vặt vãnh, nhẹ nhàng như lặt rau, rửa chén, tới chuyện “tháo vát” như rửa quạt, tỉa cây, tới chuyện “hạng nặng” như chặt mía, đóng tủ, và khủng khiếp nhất là mấy chuyện đòi hỏi khả năng leo trèo, đu đu lắc lắc.

Một lần nội té là do leo lên coi số điện, mà phải chi nội leo cái ghế cố định bình thường cũng không có chuyện để nói. Không! Nội leo lên cái ghế mát xa, mà cái này thì bạn cũng biết rồi đấy, dù lúc không khởi động thì nó cũng nhân đà quay quay, lắc lắc, thế là nội cũng có dịp tận hưởng vài giây quay về thời còn lắc lư nhảy nhót theo nhạc.

Lần thứ 2 là nội leo lên thanh chắn của xe phơi đồ để… giăng mùng. Chẳng may bánh xe chạy, nội tuy sung mà lực bất tòng tâm nên chạy theo không kịp, thế là ngã sóng soài khiến cả nhà lại một phen thót tim. 3 lần còn lại là một lần nội đang đi tự dưng trật chân té, chấn thương cột sống, nằm liệt giường ngót nghét 2 tháng trời; một lần lật đật ra mở cổng cho tôi đi làm mà vấp phải cái gì đó rồi sụm chân té; gần đây nhất là nội té trong khi đang tắm (lần đầu tiên thấy mấy bà cô dùng vũ lực tông cửa giống hệt một cảnh kịch tính trong phim hành động, kết quả là sau khi mở được cửa… BẰNG CHÌA KHÓA thì nhà tôi tốn tiền sửa lại cửa).

Mà điều kỳ lạ tôi quan sát được là sau mỗi lần nội té, có vẻ như nội lại càng bình tĩnh hơn, biết cách ứng phó hơn, và quan trọng là… sung hơn. Hôm qua tôi mới phải chặt dừa lần đầu tiên trong đời, vì sáng sớm thức dậy đã thấy nội “tươi không cần tưới” ngồi chặt dừa rồi đòi dạy tôi chặt dừa nữa!

Hồi nãy mới dắt nội băng ngang qua khu rừng tối om về nhà, tối trời nội bảo muốn đi ngắm trăng! Tôi đang vừa đi với tốc độ “rùa bò” vừa hồi hộp vì đường về không một bóng người, xung quanh tiếng côn trùng hợp xướng thành một bản nhạc rùng rợn thì nội đột nhiên quay sang bảo: “Sao nội mệt quá con ơi?”. Lúc bấy giờ trong lòng tôi chỉ gào thét rằng sao không có nhà khoa học nào nghiên cứu có cái bệnh gì mà tuổi già sức yếu đâm ra mệt, đặc biệt đối tượng lại là một người sung như bà nội của tôi? Tự dưng tôi chợt nghĩ, hay là sau này thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Ai sung hơn bà nội của tôi?” nhỉ?

Thật ra những mẩu chuyện về nội tôi nghe có vẻ “phiền toái”, nhưng tôi xác định là trong nhà có người già thì không khí gia đình sinh động hơn hẳn, và như nhiều người nói, thứ quý nhất của người già chính là sự trải nghiệm.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn khó chịu vì những phiền toái mà người già đem đến cho bạn (theo kinh nghiệm của một người đã gắn bó nhiều năm với một người già qua bao giai đoạn thăng trầm của cuộc đời như tôi), hãy nghĩ cách khai thác khía cạnh trải nghiệm của họ, hãy trò chuyện với họ nhiều hơn về bất cứ thứ gì trên đời, và đặc biệt là hãy yêu quý họ để không bao giờ hối tiếc về sau. Tin tôi đi, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn nhận được đấy!

LILA

Tôi tin trong miền kí ức của cuộc đời mỗi người đều có hình ảnh của ít nhất một người già nào đó, một người để lại rất nhiều cảm xúc ấm áp lẫn tươi vui. Đặc biệt đối với văn hóa gia đình nhiều thế hệ như Á Đông thì việc ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung với nhau dưới một mái nhà là rất phổ biến.

Tôi nghĩ ai cũng đã từng một lần tự hỏi tại sao những người già lại không bao giờ chịu ngồi yên, cứ làm hết chuyện này đến chuyện kia dù ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong nhịp sống hối hả hiện đại thì những người trẻ ngày càng ít có thời gian để mà thấu hiểu và cảm thông cho tâm sự của người già.

Đôi khi những gì họ cần không phải là của cải, vật chất, không phải là những món quà tặng đắt tiền, những loại thuốc men ngoại nhập, những phong bì mừng tuổi đầy tiền. Những gì họ cần chỉ là sự thấu hiểu, sẻ chia, sự ấm áp quây quần bên con cái, đôi khi chỉ là vài ba câu thăm hỏi, đôi ba cuộc điện thoại của những đứa con, đứa cháu ở xa nhà.

Với tất cả tình cảm và sự cảm thông mà mãi đến khi trưởng thành tôi mới thấm hết được, hôm nay tôi sẽ viết về một người già, người gắn bó với tôi cả thuở ấu thơ lẫn thời niên thiếu cho đến khi trưởng thành. Đó là bà nội. Mặc dù rất thích đọc truyện cổ tích, nhưng những câu chuyện kể về thời thanh xuân oanh liệt của nội còn sống động và ấn tượng hơn bất cứ câu chuyện nào mà tôi từng đọc.

Nội chính là người phụ nữ ngày đêm gánh gạo mưu sinh nuôi dạy thành tài 8 người con ăn học Đại học, người đã dũng cảm nhổ hết 2 hàm răng từ hồi đôi mươi (hỏi ra mới hay hồi chiến tranh lại có màn nhổ răng sĩ cho đỡ tốn tiền, khiếp!), người thức khuya dậy sớm nấu cơm sáng cho cả nhà cho đến tận những năm 70 khi sức khỏe đã yếu đi nhiều (và cũng tạo ra truyền thống ăn sáng ở nhà mà hiếm có gia đình hiện đại nào duy trì được).

Nội tôi cũng không phải là ngoại lệ của người già với đặc tính không-bao-giờ-chịu-ngồi-yên. Đúng là nội tuổi càng già, sức càng yếu (điều này hết sức logic), nhưng nói về mức độ sung thì đến tuổi trẻ như tôi còn phải chào thua! Nội làm đủ chuyện trong nhà, từ chuyện vặt vãnh, nhẹ nhàng như lặt rau, rửa chén, tới chuyện “tháo vát” như rửa quạt, tỉa cây, tới chuyện “hạng nặng” như chặt mía, đóng tủ, và khủng khiếp nhất là mấy chuyện đòi hỏi khả năng leo trèo, đu đu lắc lắc.

Một lần nội té là do leo lên coi số điện, mà phải chi nội leo cái ghế cố định bình thường cũng không có chuyện để nói. Không! Nội leo lên cái ghế mát xa, mà cái này thì bạn cũng biết rồi đấy, dù lúc không khởi động thì nó cũng nhân đà quay quay, lắc lắc, thế là nội cũng có dịp tận hưởng vài giây quay về thời còn lắc lư nhảy nhót theo nhạc.

Lần thứ 2 là nội leo lên thanh chắn của xe phơi đồ để… giăng mùng. Chẳng may bánh xe chạy, nội tuy sung mà lực bất tòng tâm nên chạy theo không kịp, thế là ngã sóng soài khiến cả nhà lại một phen thót tim. 3 lần còn lại là một lần nội đang đi tự dưng trật chân té, chấn thương cột sống, nằm liệt giường ngót nghét 2 tháng trời; một lần lật đật ra mở cổng cho tôi đi làm mà vấp phải cái gì đó rồi sụm chân té; gần đây nhất là nội té trong khi đang tắm (lần đầu tiên thấy mấy bà cô dùng vũ lực tông cửa giống hệt một cảnh kịch tính trong phim hành động, kết quả là sau khi mở được cửa… BẰNG CHÌA KHÓA thì nhà tôi tốn tiền sửa lại cửa).

Mà điều kỳ lạ tôi quan sát được là sau mỗi lần nội té, có vẻ như nội lại càng bình tĩnh hơn, biết cách ứng phó hơn, và quan trọng là… sung hơn. Hôm qua tôi mới phải chặt dừa lần đầu tiên trong đời, vì sáng sớm thức dậy đã thấy nội “tươi không cần tưới” ngồi chặt dừa rồi đòi dạy tôi chặt dừa nữa!

Hồi nãy mới dắt nội băng ngang qua khu rừng tối om về nhà, tối trời nội bảo muốn đi ngắm trăng! Tôi đang vừa đi với tốc độ “rùa bò” vừa hồi hộp vì đường về không một bóng người, xung quanh tiếng côn trùng hợp xướng thành một bản nhạc rùng rợn thì nội đột nhiên quay sang bảo: “Sao nội mệt quá con ơi?”. Lúc bấy giờ trong lòng tôi chỉ gào thét rằng sao không có nhà khoa học nào nghiên cứu có cái bệnh gì mà tuổi già sức yếu đâm ra mệt, đặc biệt đối tượng lại là một người sung như bà nội của tôi? Tự dưng tôi chợt nghĩ, hay là sau này thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Ai sung hơn bà nội của tôi?” nhỉ?

Thật ra những mẩu chuyện về nội tôi nghe có vẻ “phiền toái”, nhưng tôi xác định là trong nhà có người già thì không khí gia đình sinh động hơn hẳn, và như nhiều người nói, thứ quý nhất của người già chính là sự trải nghiệm.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn khó chịu vì những phiền toái mà người già đem đến cho bạn (theo kinh nghiệm của một người đã gắn bó nhiều năm với một người già qua bao giai đoạn thăng trầm của cuộc đời như tôi), hãy nghĩ cách khai thác khía cạnh trải nghiệm của họ, hãy trò chuyện với họ nhiều hơn về bất cứ thứ gì trên đời, và đặc biệt là hãy yêu quý họ để không bao giờ hối tiếc về sau. Tin tôi đi, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn nhận được đấy!

LILA

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...