CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

CHIẾC VÁY ĐẦU TIÊN

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái cũng chỉ xoay quanh về những chiếc váy áo.

Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao chị lại mặc váy còn con thì không?” 

“Vì con là con trai, hỏi ngốc vậy.” – Mẹ tôi trả lời và nhìn tôi với một ánh mắt khó hiểu. 

Văn hoá người Việt là vậy, ít nói cho các con hiểu về giới tính, ít chia sẻ hoặc tìm hiểu các con khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Tôi không giống những đứa bé nam, và cũng không giống những đứa bé nữ. Tôi ở khoảng giữa, lưng chừng như một chiếc lá, rơi khỏi thân cây nhưng chưa chạm xuống mặt đất. Cứ lờ lững. Cho đến khi lớn hơn chút nữa, khi mà nhận thức về thế giới xung quanh đủ nhiều để hiểu mình là con trai nhưng lại bị hấp dẫn bởi những bạn trai khác. Tôi có người bạn trai đầu tiên.

“Em cuối mặt xuống như vậy trông rất giống con gái.” – Anh nhận xét. Và câu nói ấy cứ ám ảnh trong tâm trí của tôi. Mình là con gái, hay là con trai nhưng thích con trai, hay là một người con trai muốn trở thành một người con gái… Chúng tôi chia tay nhau vì những khác biệt quá lớn về cách suy nghĩ. Anh dạy cho tôi hiểu một điều rằng anh là một thằng con trai thích con trai, chứ không thể thích một đứa con trai trông giống con gái. Tôi không tin, và cho đến bây giờ tôi vẫn không tin điều đó. Rồi tất cả cứ thế trôi qua, cho đến khi tôi lớn hơn chút nữa, khi tôi hiểu mình đã trưởng thành và có những quyết định cho bản thân mình.

Tôi đăng ký một cuộc thi hoa hậu dành cho người chuyển giới.

Đương nhiên, chỉ có vài người bạn thân thiết biết. Vì thời ấy, khái niệm chuyển giới ở Việt Nam còn rất mơ hồ và đầy định kiến. Trong mắt mẹ tôi, người chuyển giới là người lang bạt trong những gánh lô tô với gương mặt đầy son phấn. Trong mắt bố tôi, người chuyển giới là người kệch cỡm vai u thịt bắp nhưng lại mặc trang phục đàn bà. Có lẽ đó là ánh nhìn chung của tất cả những ông bố, bà mẹ và xã hội thời đó. Làm gì có người chuyển giới nào tốt và sống lâu. Nên tất cả tôi giấu hết. 

Tôi tránh những ánh nhìn dò xét của mẹ, ít nói chuyện với bố. Lặng lẽ xách giỏ đi tập múa từ sớm đến tối. Trang phục tôi thi trong đêm chung kết, tôi nói dối với mẹ là trang phục của nhóm múa tôi đang cộng tác. Mẹ chỉ thở dài rồi quay đi, trách tôi cứ mê mẫn hát múa mà chẳng chịu học hành. Ngày tôi thất bại trong cuộc thi, tôi buồn và nằm trong phòng cả 3 ngày, chẳng muốn nói chuyện với ai. Một buổi sáng, mẹ bước vào phòng và đưa cho tôi một tờ báo. Trên trang báo trắng đen, ảnh của tôi với chiếc áo dài mà tôi nói dối mẹ là trang phục của nhóm múa. Tôi không nhìn mẹ. Vì tôi không dám nhìn mẹ.

Mẹ nói với tôi, làm con gái khổ lắm. Cả đời đàn bà của mẹ vì chồng, vì con chẳng sống được cho mình là bao nhiêu. Đàn bà ở cái xứ á đông này giống như con nước- trong nhờ đục chịu. Còn đẹp thì kẻ đón, người đưa. Hoa tàn rồi thì như một hạt bụi ven đường vậy. Làm con gái, còn nhỏ thì lo cho em, cho cha mẹ, lớn rồi thì lo cho chồng, rồi lo cho con, rồi lo cho cháu. Cả đời lo toan. Mẹ nói rất nhiều về những cái khổ của đàn bà, về những đắng cay chua xót phải chịu. Tôi lặng im, nhìn những giọt nước mắt của mẹ. Tôi cũng khóc. Mẹ hỏi:

“ Khổ vậy, sao mày còn muốn làm con gái?”

Tôi không trả lời mẹ. Tôi tiếp tục với guồng quay của cuộc sống, chuyện giới tính và mong muốn làm đàn bà của tôi xếp lại. Nó giống như 1 bức tường giữa tôi và mẹ.

Tôi đi múa nhiều hơn, tôi trau dồi thêm những kỹ năng biểu diễn, sự tự tin trên sân khấu và những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình. Một năm sau, tôi đăng ký thi một cuộc thi nhan sắc khác dành cho người chuyển giới. Đêm chung kết, tôi mời mẹ và chị đi xem. Mẹ từ chối vì nói mẹ lớn rồi không muốn đi đến những chỗ ồn ào. Tôi đoạt giải nhất, chiến thắng đó là quá trình tôi khẳng định mình và là thành công đầu tiên trong cuộc sống mới của tôi. Cuộc sống của người chuyển giới. 

Tôi trở về nhà sau buổi tiệc ăn mừng với các bạn. Tôi nhẹ nhàng mở cửa để tránh mọi người thức giấc. Mẹ nằm trên ghế dài đợi tôi. Mẹ hỏi

“Ăn gì chưa, có đói không?”

“Con ăn rồi mẹ, sao mẹ chưa ngủ”

“Mẹ đợi để cho con cái này” – Mẹ đưa cho tôi một gói quà rồi nói tiếp – “ Tắm xong rồi ngủ sớm đi, hôm nay chắc mệt lắm rồi”

Mẹ về phòng và tắt đèn. Tôi lặng lẽ trở về phòng mình. Mở gói quà mẹ tặng ra.

Một chiếc váy và một tờ giấy với dòng chữ

 “ Chúc mừng con của mẹ”

Đó không phải là chiếc váy đầu tiên tôi có nhưng đó là chiếc váy tôi giữ đến suốt cuộc đời. Đó là một sự bắt đầu cho cuộc sống mới. Đó là sức mạnh giúp tôi vượt qua những khó khăn trong chuỗi ngày gian khó của tương lai. Đó là một niềm tin cho hành trình của bản thân tôi. Sau này, tôi được mẹ kể lại, mẹ đi hỏi bác sĩ, mẹ xem đĩa nhạc Cát Tuyền, mẹ đọc thêm báo chí về thế giới thứ 3. Mẹ chọn cho tôi chiếc váy như một sự hy vọng, lời chấp nhận và mong ước tôi sẽ có một cuộc sống hạnh phúc dù tôi thuộc giới tính nào. Gia đình là cái nôi, là điểm tựa, là nền móng của cuộc sống mỗi con người.

Giờ đây, khi đã là một người tổ chức các sự kiện trong cộng đồng người chuyển giới ở Sài Gòn. Nhóm khán giả mà tôi khao khát được phục vụ nhất chính là gia đình của các bạn mẫu chuyển giới trẻ. Nhìn ánh mắt họ ngồi dưới khán phòng hướng lên sân khấu với một sự an tâm rằng người thân yêu của mình đang sống rất thật và đầy đam mê. Một cuộc sống tốt và làm đẹp thêm cho đời. Nhìn những tấm ảnh lưu niệm khi kết thúc show của các em chụp với người thân, tôi đã thầm cảm ơn sự chấp nhận của gia đình của các em. Những người con gái trẻ sẽ có thêm động lực để bước tiếp cuộc sống khó khăn phía trước. Tôi nhớ mãi một bà mẹ đã cầm tay tôi nói rằng: “Cô không nghĩ con trai cô lại tỏa sáng trên sân khấu như vậy, chương trình thật hay, cảm ơn con”. 

Tôi cảm ơn cô, cảm ơn tất cả những bà mẹ bao dung trên cuộc đời.

Cảm ơn mẹ của tôi- cảm ơn người phụ nữ con yêu quý nhất đời.

Mẹ là người con muốn trở thành nhất, dạy cho con nhiều thứ nhất và luôn yêu thương các con nhất.

Cảm ơn tất cả những người đàn ông đã yêu thương và trân trọng những người phụ nữ.

Cảm ơn tất cả những người bạn nữ trên cuộc đời này. Dù sinh ra nơi đâu, bao nhiêu tuổi và mang hình hài gì, chúng ta đều xứng đáng được yêu thương. Hãy luôn tin một điều rằng : “Khi bạn nghĩ mình là nữ hoàng và mọi người xung quanh bạn đối xử với bạn như một nữ hoàng, thì bạn đã chính là nữ hoàng rồi đấy”. Hãy luôn tin như vậy và sống như vậy bạn nhé. 

TỊNH VĂN 

Bài đạt giải nhất “Chia sẻ câu chuyện là mình” 2021

Tôi không nhớ mình nhận ra sự khác biệt trong mình với các đứa bé khác cùng xóm là từ khi nào. Chỉ biết ngày bé lắm, khi nhìn vào những con búp bê của các chị gái, tôi luôn thấy con gái là phải mặc váy mới đúng. Dần dà, sự nhận thức trong tôi về con trai và con gái cũng chỉ xoay quanh về những chiếc váy áo.

Tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, tại sao chị lại mặc váy còn con thì không?” 

“Vì con là con trai, hỏi ngốc vậy.” – Mẹ tôi trả lời và nhìn tôi với một ánh mắt khó hiểu. 

Văn hoá người Việt là vậy, ít nói cho các con hiểu về giới tính, ít chia sẻ hoặc tìm hiểu các con khi chúng bước vào tuổi dậy thì. Tôi không giống những đứa bé nam, và cũng không giống những đứa bé nữ. Tôi ở khoảng giữa, lưng chừng như một chiếc lá, rơi khỏi thân cây nhưng chưa chạm xuống mặt đất. Cứ lờ lững. Cho đến khi lớn hơn chút nữa, khi mà nhận thức về thế giới xung quanh đủ nhiều để hiểu mình là con trai nhưng lại bị hấp dẫn bởi những bạn trai khác. Tôi có người bạn trai đầu tiên.

“Em cuối mặt xuống như vậy trông rất giống con gái.” – Anh nhận xét. Và câu nói ấy cứ ám ảnh trong tâm trí của tôi. Mình là con gái, hay là con trai nhưng thích con trai, hay là một người con trai muốn trở thành một người con gái… Chúng tôi chia tay nhau vì những khác biệt quá lớn về cách suy nghĩ. Anh dạy cho tôi hiểu một điều rằng anh là một thằng con trai thích con trai, chứ không thể thích một đứa con trai trông giống con gái. Tôi không tin, và cho đến bây giờ tôi vẫn không tin điều đó. Rồi tất cả cứ thế trôi qua, cho đến khi tôi lớn hơn chút nữa, khi tôi hiểu mình đã trưởng thành và có những quyết định cho bản thân mình.

Tôi đăng ký một cuộc thi hoa hậu dành cho người chuyển giới.

Đương nhiên, chỉ có vài người bạn thân thiết biết. Vì thời ấy, khái niệm chuyển giới ở Việt Nam còn rất mơ hồ và đầy định kiến. Trong mắt mẹ tôi, người chuyển giới là người lang bạt trong những gánh lô tô với gương mặt đầy son phấn. Trong mắt bố tôi, người chuyển giới là người kệch cỡm vai u thịt bắp nhưng lại mặc trang phục đàn bà. Có lẽ đó là ánh nhìn chung của tất cả những ông bố, bà mẹ và xã hội thời đó. Làm gì có người chuyển giới nào tốt và sống lâu. Nên tất cả tôi giấu hết. 

Tôi tránh những ánh nhìn dò xét của mẹ, ít nói chuyện với bố. Lặng lẽ xách giỏ đi tập múa từ sớm đến tối. Trang phục tôi thi trong đêm chung kết, tôi nói dối với mẹ là trang phục của nhóm múa tôi đang cộng tác. Mẹ chỉ thở dài rồi quay đi, trách tôi cứ mê mẫn hát múa mà chẳng chịu học hành. Ngày tôi thất bại trong cuộc thi, tôi buồn và nằm trong phòng cả 3 ngày, chẳng muốn nói chuyện với ai. Một buổi sáng, mẹ bước vào phòng và đưa cho tôi một tờ báo. Trên trang báo trắng đen, ảnh của tôi với chiếc áo dài mà tôi nói dối mẹ là trang phục của nhóm múa. Tôi không nhìn mẹ. Vì tôi không dám nhìn mẹ.

Mẹ nói với tôi, làm con gái khổ lắm. Cả đời đàn bà của mẹ vì chồng, vì con chẳng sống được cho mình là bao nhiêu. Đàn bà ở cái xứ á đông này giống như con nước- trong nhờ đục chịu. Còn đẹp thì kẻ đón, người đưa. Hoa tàn rồi thì như một hạt bụi ven đường vậy. Làm con gái, còn nhỏ thì lo cho em, cho cha mẹ, lớn rồi thì lo cho chồng, rồi lo cho con, rồi lo cho cháu. Cả đời lo toan. Mẹ nói rất nhiều về những cái khổ của đàn bà, về những đắng cay chua xót phải chịu. Tôi lặng im, nhìn những giọt nước mắt của mẹ. Tôi cũng khóc. Mẹ hỏi:

“ Khổ vậy, sao mày còn muốn làm con gái?”

Tôi không trả lời mẹ. Tôi tiếp tục với guồng quay của cuộc sống, chuyện giới tính và mong muốn làm đàn bà của tôi xếp lại. Nó giống như 1 bức tường giữa tôi và mẹ.

Tôi đi múa nhiều hơn, tôi trau dồi thêm những kỹ năng biểu diễn, sự tự tin trên sân khấu và những kinh nghiệm trong cuộc sống của mình. Một năm sau, tôi đăng ký thi một cuộc thi nhan sắc khác dành cho người chuyển giới. Đêm chung kết, tôi mời mẹ và chị đi xem. Mẹ từ chối vì nói mẹ lớn rồi không muốn đi đến những chỗ ồn ào. Tôi đoạt giải nhất, chiến thắng đó là quá trình tôi khẳng định mình và là thành công đầu tiên trong cuộc sống mới của tôi. Cuộc sống của người chuyển giới. 

Tôi trở về nhà sau buổi tiệc ăn mừng với các bạn. Tôi nhẹ nhàng mở cửa để tránh mọi người thức giấc. Mẹ nằm trên ghế dài đợi tôi. Mẹ hỏi

“Ăn gì chưa, có đói không?”

“Con ăn rồi mẹ, sao mẹ chưa ngủ”

“Mẹ đợi để cho con cái này” – Mẹ đưa cho tôi một gói quà rồi nói tiếp – “ Tắm xong rồi ngủ sớm đi, hôm nay chắc mệt lắm rồi”

Mẹ về phòng và tắt đèn. Tôi lặng lẽ trở về phòng mình. Mở gói quà mẹ tặng ra.

Một chiếc váy và một tờ giấy với dòng chữ

 “ Chúc mừng con của mẹ”

Đó không phải là chiếc váy đầu tiên tôi có nhưng đó là chiếc váy tôi giữ đến suốt cuộc đời. Đó là một sự bắt đầu cho cuộc sống mới. Đó là sức mạnh giúp tôi vượt qua những khó khăn trong chuỗi ngày gian khó của tương lai. Đó là một niềm tin cho hành trình của bản thân tôi. Sau này, tôi được mẹ kể lại, mẹ đi hỏi bác sĩ, mẹ xem đĩa nhạc Cát Tuyền, mẹ đọc thêm báo chí về thế giới thứ 3. Mẹ chọn cho tôi chiếc váy như một sự hy vọng, lời chấp nhận và mong ước tôi sẽ có một cuộc sống hạnh phúc dù tôi thuộc giới tính nào. Gia đình là cái nôi, là điểm tựa, là nền móng của cuộc sống mỗi con người.

Giờ đây, khi đã là một người tổ chức các sự kiện trong cộng đồng người chuyển giới ở Sài Gòn. Nhóm khán giả mà tôi khao khát được phục vụ nhất chính là gia đình của các bạn mẫu chuyển giới trẻ. Nhìn ánh mắt họ ngồi dưới khán phòng hướng lên sân khấu với một sự an tâm rằng người thân yêu của mình đang sống rất thật và đầy đam mê. Một cuộc sống tốt và làm đẹp thêm cho đời. Nhìn những tấm ảnh lưu niệm khi kết thúc show của các em chụp với người thân, tôi đã thầm cảm ơn sự chấp nhận của gia đình của các em. Những người con gái trẻ sẽ có thêm động lực để bước tiếp cuộc sống khó khăn phía trước. Tôi nhớ mãi một bà mẹ đã cầm tay tôi nói rằng: “Cô không nghĩ con trai cô lại tỏa sáng trên sân khấu như vậy, chương trình thật hay, cảm ơn con”. 

Tôi cảm ơn cô, cảm ơn tất cả những bà mẹ bao dung trên cuộc đời.

Cảm ơn mẹ của tôi- cảm ơn người phụ nữ con yêu quý nhất đời.

Mẹ là người con muốn trở thành nhất, dạy cho con nhiều thứ nhất và luôn yêu thương các con nhất.

Cảm ơn tất cả những người đàn ông đã yêu thương và trân trọng những người phụ nữ.

Cảm ơn tất cả những người bạn nữ trên cuộc đời này. Dù sinh ra nơi đâu, bao nhiêu tuổi và mang hình hài gì, chúng ta đều xứng đáng được yêu thương. Hãy luôn tin một điều rằng : “Khi bạn nghĩ mình là nữ hoàng và mọi người xung quanh bạn đối xử với bạn như một nữ hoàng, thì bạn đã chính là nữ hoàng rồi đấy”. Hãy luôn tin như vậy và sống như vậy bạn nhé. 

TỊNH VĂN 

Bài đạt giải nhất “Chia sẻ câu chuyện là mình” 2021

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...