MẮC KẸT TRONG GIẤC MƠ CỦA KẺ KHÁC

MẮC KẸT TRONG GIẤC MƠ CỦA KẺ KHÁC

 

Tôi biết một anh bạn vô cùng có hoa tay. Anh ấy thích vẽ từ thuở mới mày mò tập viết. Mỗi bức vẽ của anh ấy đều trau chuốt, có hồn và giàu tính sáng tạo. Tôi đã từng nghĩ anh ấy sẽ theo một ngành nghề nào đó liên quan đến hội họa, hoặc ít nhất là về nghệ thuật. Thế nhưng, vì thực hiện ý nguyện của gia đình, anh bán sống bán chết “dùi mài kinh sử” để trở thành sinh viên ngành y. Khi tôi hỏi anh dạo này thế nào, anh khẽ cười, chưa bao giờ cảm thấy chặng đường của sáu năm tuổi trẻ lại vất vả và vô định như thế. Thật không biết mình đang cố gắng vì cái gì, bởi đôi tay của anh thích cầm bút vẽ, chứ không phải cầm dao mổ để giải phẫu mẫu vật.

Rất lâu trước đây, khi tôi mới chập chững bước vào năm nhất đại học, thế giới trưởng thành mở ra thật rộng lớn và lạ lẫm. Thời điểm đó, một anh bạn rất bản lĩnh của tôi, dù chỉ lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã biết cách vùng vẫy và tạo dựng thành tựu riêng ở vùng đất rộng lớn này. Vì ngưỡng mộ anh, và vì một phần không biết nên làm gì tiếp theo, nên tôi vô tình biến giấc mơ của anh thành mục tiêu phấn đấu của mình. Anh tham gia câu lạc bộ nào, thi vào tổ chức nào, nộp đơn làm thêm ở đâu, tôi đều làm theo, dù đó vốn không phải mong muốn hay sở trường của tôi.

Kết quả, chỉ sau nửa năm, tôi trở nên kiệt sức. Mỗi ngày tôi luôn tự hỏi rốt cuộc mình đang cố gắng vì cái gì. Nhìn thì có vẻ tôi đang có kha khá thành tựu trong tay, khiến tôi tự an ủi, đánh lừa não bộ rằng mình đang trên đường chạm đến thành công và không phí hoài tuổi trẻ. Nhưng tôi có hạnh phúc không? Không hề.

Một tình huống khác – gần gũi hơn mà ắt hẳn có không ít người trong chúng ta gặp phải, là mỗi khi kết thúc một năm, người người nhà nhà lại lên mạng xã hội, tổng kết về những thành tựu mà họ đã đạt được trong năm vừa rồi. Khi ấy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự trách – cả thế giới đều đang tiến lên, gặt hái rất nhiều thành công, chỉ có tôi là bị bỏ lại, mãi dậm chân tại chỗ. Sau đó, tôi cuống cuồng làm cái này, cái kia để có thể được như anh A, chị B, dù đó vốn dĩ chẳng phải là mục tiêu hay thành tựu mà tôi mong muốn.

Tại sao những trường hợp như vậy lại xảy ra? Lúc còn đi học, chặng đường của mỗi người có thể ví như một con đường thẳng tắp định sẵn. Ở đó, mỗi người chỉ cần phấu đấu theo chu kì chép bài – học bài – kiểm tra, và thành công của một người học sinh cũng dễ dàng được nhận định bằng những con số trong các kì thi cử. Sau khi tốt nghiệp, chặng đường mỗi người không còn thẳng tắp và có sẵn như trước nữa. Nhiều ngã rẽ mới xuất hiện, đòi hỏi mỗi người phải đưa ra một lựa chọn riêng, và hạn mức thành công của mỗi người cũng được định nghĩa khác nhau.

Trên những chặng đường mới của cuộc đời này, bên cạnh những người cố gắng để chạy về đích, còn có những người chăm chú nhìn xem người khác tốc độ ra sao, và cả những người mải miết chạy theo con đường của kẻ khác, dù bản thân không trang bị đủ “dụng cụ” để đương đầu với những cạm bẫy trên chặng đường đó. Mỗi ngày đều có rất nhiều câu chuyện, tấm gương của những người thành công, cộng thêm áp lực từ kì vọng của gia đình và xã hội, khiến nhiều người “bán mạng” để chạy theo thứ gọi là thành công của người khác, dù nó không phải là một chặng đường phù hợp với những gì họ đang có trong tay.

Trở lại câu hỏi trong những năm tuổi hai mươi đó, tôi có hạnh phúc không? Khi ấy tôi đã nghĩ: Nếu gia nhập được câu lạc bộ này như X, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu được đi du học như Y, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu trở thành quán quân chương trình như Z, tôi sẽ hạnh phúc. Kết quả, chỉ có “cái tôi” của tôi hạnh phúc. Còn bản thân tôi, cùng lắm chỉ có niềm vui nhuốm màu háo thắng kéo dài vài ngày chứ không thể duy trì quá lâu như tôi đã nghĩ.

Sau đó, tôi tiếp tục vùng vẫy giữa hoang mang, không biết mình đang cố gắng vì cái gì. Nhiều lúc, tôi không khỏi tự trách bản thân kém cỏi, vô dụng trước những thất bại vì mình không thể hoàn thành xuất sắc như những người “đi trước”, dù có nhiều thứ hoàn toàn không thuộc phạm trù kĩ năng của tôi, giống như Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn cứ phán xét một con cá dựa trên khả năng trèo cây, bạn sẽ làm con cá sống cả đời với niềm tin rằng nó là kẻ ngốc”. Mặt khác, quá nhiều mục tiêu đặt ra nhưng không xuất phát từ mong muốn của chính mình sẽ dần trở thành tảng đá nặng nề mang tên áp lực. Động lực không vững vàng, khiến cả hạnh phúc và cố gắng cũng không thể duy trì.

Cuối cùng, tôi cũng tìm ra biện pháp cho chính mình. Đó là dời đích đến từ “giấc mơ của người khác” sang “bản thân mình”. Con đường dẫn đến hạnh phúc dài lâu chính là lắng nghe cảm nhận từ bên trong trái tim. Cuộc đời là một chuỗi hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng. Tự trách vì thành công của người khác, nỗ lực vì mục tiêu của người khác sẽ không thể trở thành nguồn năng lượng tiếp sức xuyên suốt cho chúng ta trong chuỗi hành trình đó.

Thành công, hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào hệ quy chiếu riêng của người đó. Với tôi, đó đơn giản là mỗi ngày đều cố gắng để tốt hơn bản thân ngày hôm qua. Nói cách khác, niềm vui bền vững nhất, chính là thành tích với chính mình: niềm vui khi có thể hoàn thành bài diễn thuyết bằng tiếng Anh, niềm vui khi trở nên tự tin hơn, niềm vui khi đậu phỏng vấn công việc mà tôi yêu thích, niềm vui khi hoàn thành khóa học Yoga cải thiện sức khỏe…

Khi biến bản thân mình thành “mục tiêu” và cố gắng duy trì nó, nỗ lực, kiên trì và hạnh phúc của tôi cũng có thể được duy trì. Sau một quãng thời gian, quay đầu nhìn lại, tôi cũng đã đạt được một vài thành tựu nhất định. Nói cách khác, tôi đã luôn là một vận động viên kiên định trên chặng đường riêng của bản thân. Có một câu nói trên mạng rất hay, rằng: “Cuộc đời này là của bạn, vì thế đừng cầm bản đồ của người khác để dò đường đi của mình”.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Tôi biết một anh bạn vô cùng có hoa tay. Anh ấy thích vẽ từ thuở mới mày mò tập viết. Mỗi bức vẽ của anh ấy đều trau chuốt, có hồn và giàu tính sáng tạo. Tôi đã từng nghĩ anh ấy sẽ theo một ngành nghề nào đó liên quan đến hội họa, hoặc ít nhất là về nghệ thuật. Thế nhưng, vì thực hiện ý nguyện của gia đình, anh bán sống bán chết “dùi mài kinh sử” để trở thành sinh viên ngành y. Khi tôi hỏi anh dạo này thế nào, anh khẽ cười, chưa bao giờ cảm thấy chặng đường của sáu năm tuổi trẻ lại vất vả và vô định như thế. Thật không biết mình đang cố gắng vì cái gì, bởi đôi tay của anh thích cầm bút vẽ, chứ không phải cầm dao mổ để giải phẫu mẫu vật.

Rất lâu trước đây, khi tôi mới chập chững bước vào năm nhất đại học, thế giới trưởng thành mở ra thật rộng lớn và lạ lẫm. Thời điểm đó, một anh bạn rất bản lĩnh của tôi, dù chỉ lớn hơn tôi một tuổi nhưng đã biết cách vùng vẫy và tạo dựng thành tựu riêng ở vùng đất rộng lớn này. Vì ngưỡng mộ anh, và vì một phần không biết nên làm gì tiếp theo, nên tôi vô tình biến giấc mơ của anh thành mục tiêu phấn đấu của mình. Anh tham gia câu lạc bộ nào, thi vào tổ chức nào, nộp đơn làm thêm ở đâu, tôi đều làm theo, dù đó vốn không phải mong muốn hay sở trường của tôi.

Kết quả, chỉ sau nửa năm, tôi trở nên kiệt sức. Mỗi ngày tôi luôn tự hỏi rốt cuộc mình đang cố gắng vì cái gì. Nhìn thì có vẻ tôi đang có kha khá thành tựu trong tay, khiến tôi tự an ủi, đánh lừa não bộ rằng mình đang trên đường chạm đến thành công và không phí hoài tuổi trẻ. Nhưng tôi có hạnh phúc không? Không hề.

Một tình huống khác – gần gũi hơn mà ắt hẳn có không ít người trong chúng ta gặp phải, là mỗi khi kết thúc một năm, người người nhà nhà lại lên mạng xã hội, tổng kết về những thành tựu mà họ đã đạt được trong năm vừa rồi. Khi ấy, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng và tự trách – cả thế giới đều đang tiến lên, gặt hái rất nhiều thành công, chỉ có tôi là bị bỏ lại, mãi dậm chân tại chỗ. Sau đó, tôi cuống cuồng làm cái này, cái kia để có thể được như anh A, chị B, dù đó vốn dĩ chẳng phải là mục tiêu hay thành tựu mà tôi mong muốn.

Tại sao những trường hợp như vậy lại xảy ra? Lúc còn đi học, chặng đường của mỗi người có thể ví như một con đường thẳng tắp định sẵn. Ở đó, mỗi người chỉ cần phấu đấu theo chu kì chép bài – học bài – kiểm tra, và thành công của một người học sinh cũng dễ dàng được nhận định bằng những con số trong các kì thi cử. Sau khi tốt nghiệp, chặng đường mỗi người không còn thẳng tắp và có sẵn như trước nữa. Nhiều ngã rẽ mới xuất hiện, đòi hỏi mỗi người phải đưa ra một lựa chọn riêng, và hạn mức thành công của mỗi người cũng được định nghĩa khác nhau.

Trên những chặng đường mới của cuộc đời này, bên cạnh những người cố gắng để chạy về đích, còn có những người chăm chú nhìn xem người khác tốc độ ra sao, và cả những người mải miết chạy theo con đường của kẻ khác, dù bản thân không trang bị đủ “dụng cụ” để đương đầu với những cạm bẫy trên chặng đường đó. Mỗi ngày đều có rất nhiều câu chuyện, tấm gương của những người thành công, cộng thêm áp lực từ kì vọng của gia đình và xã hội, khiến nhiều người “bán mạng” để chạy theo thứ gọi là thành công của người khác, dù nó không phải là một chặng đường phù hợp với những gì họ đang có trong tay.

Trở lại câu hỏi trong những năm tuổi hai mươi đó, tôi có hạnh phúc không? Khi ấy tôi đã nghĩ: Nếu gia nhập được câu lạc bộ này như X, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu được đi du học như Y, tôi sẽ hạnh phúc; Nếu trở thành quán quân chương trình như Z, tôi sẽ hạnh phúc. Kết quả, chỉ có “cái tôi” của tôi hạnh phúc. Còn bản thân tôi, cùng lắm chỉ có niềm vui nhuốm màu háo thắng kéo dài vài ngày chứ không thể duy trì quá lâu như tôi đã nghĩ.

Sau đó, tôi tiếp tục vùng vẫy giữa hoang mang, không biết mình đang cố gắng vì cái gì. Nhiều lúc, tôi không khỏi tự trách bản thân kém cỏi, vô dụng trước những thất bại vì mình không thể hoàn thành xuất sắc như những người “đi trước”, dù có nhiều thứ hoàn toàn không thuộc phạm trù kĩ năng của tôi, giống như Albert Einstein từng nói: “Nếu bạn cứ phán xét một con cá dựa trên khả năng trèo cây, bạn sẽ làm con cá sống cả đời với niềm tin rằng nó là kẻ ngốc”. Mặt khác, quá nhiều mục tiêu đặt ra nhưng không xuất phát từ mong muốn của chính mình sẽ dần trở thành tảng đá nặng nề mang tên áp lực. Động lực không vững vàng, khiến cả hạnh phúc và cố gắng cũng không thể duy trì.

Cuối cùng, tôi cũng tìm ra biện pháp cho chính mình. Đó là dời đích đến từ “giấc mơ của người khác” sang “bản thân mình”. Con đường dẫn đến hạnh phúc dài lâu chính là lắng nghe cảm nhận từ bên trong trái tim. Cuộc đời là một chuỗi hành trình dài đòi hỏi nhiều cố gắng. Tự trách vì thành công của người khác, nỗ lực vì mục tiêu của người khác sẽ không thể trở thành nguồn năng lượng tiếp sức xuyên suốt cho chúng ta trong chuỗi hành trình đó.

Thành công, hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào hệ quy chiếu riêng của người đó. Với tôi, đó đơn giản là mỗi ngày đều cố gắng để tốt hơn bản thân ngày hôm qua. Nói cách khác, niềm vui bền vững nhất, chính là thành tích với chính mình: niềm vui khi có thể hoàn thành bài diễn thuyết bằng tiếng Anh, niềm vui khi trở nên tự tin hơn, niềm vui khi đậu phỏng vấn công việc mà tôi yêu thích, niềm vui khi hoàn thành khóa học Yoga cải thiện sức khỏe…

Khi biến bản thân mình thành “mục tiêu” và cố gắng duy trì nó, nỗ lực, kiên trì và hạnh phúc của tôi cũng có thể được duy trì. Sau một quãng thời gian, quay đầu nhìn lại, tôi cũng đã đạt được một vài thành tựu nhất định. Nói cách khác, tôi đã luôn là một vận động viên kiên định trên chặng đường riêng của bản thân. Có một câu nói trên mạng rất hay, rằng: “Cuộc đời này là của bạn, vì thế đừng cầm bản đồ của người khác để dò đường đi của mình”.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...