NGHỆ THUẬT GHEN TUÔNG

NGHỆ THUẬT GHEN TUÔNG

Người ta thường nói tình yêu giống như một món ăn ngon mà ghen tuông chính là gia vị của nó. Khi được áp dụng vừa phải, ghen tuông sẽ khiến tình yêu thêm nồng đượm và mặn mà. Nhưng nếu lạm dụng vô cớ hoặc sai cách, mối quan hệ của hai người sẽ trở nên mặn chát, cay đắng và khó nuốt.

Hầu như ai cũng từng “nổi máu Hoạn Thư” khi yêu. Đó là cảm giác vô cùng tự nhiên của con người, xuất phát từ ham muốn chiếm hữu và gắn bó với mảnh ghép còn lại. Ghen tuông giống như một minh chứng cho sự yêu thương, cho khát khao được giữ lấy nhau, được sánh đôi bên nhau và được là duy nhất của nhau.

Có thể nói cảm xúc ghen tuông chính là một lời nhắc nhở mãnh liệt cho tình yêu, rằng người kia quan trọng với bạn thế nào và bạn muốn có được người đó trọn vẹn ra sao. Khi được áp dụng hợp lý, ghen tuông sẽ trở thành chất xúc tác để tình yêu thêm nồng đượm và khiến cả hai hiểu nhau hơn.

Nhiều người cho rằng chính vì yêu nên con người mới ghen. Vì một khi bạn lựa chọn mặc kệ, hoặc thờ ơ trước nguy cơ mất đi đối phương, nghĩa là tình yêu này chẳng còn quan trọng để bạn phải lao tâm khổ tứ tìm cách giữ lấy. Lúc đó, bạn cũng không còn muốn lắng nghe hay cho đối phương bất cứ cơ hội nào nữa.

Thế nhưng, ghen thế nào mới đúng? Liệu bạn đã nắm giữ bí quyết của nghệ thuật ghen tuông hay chưa?

Quy tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là đừng ghen bóng ghen gió một cách vô cớ. Mật độ ghen tuông không tỷ lệ thuận với chỉ số hạnh phúc. Khi một đứa trẻ làm nũng, bạn có thể sẽ cảm thấy nó thật đáng yêu và bạn muốn ôm nó vào lòng để dỗ dành. Nhưng khi đứa trẻ ấy cố làm mình làm mẩy quá nhiều lần, bạn sẽ cho rằng nó luôn kiếm chuyện một cách vô cớ và đem lại thật nhiều phiền toái.

Tương tự như vậy, lạm dụng ghen tuông chỉ khiến nửa kia của bạn dần cảm thấy mệt mỏi và khó xử. Thời gian đầu, có thể họ vẫn kiên nhẫn để giải thích và dỗ dành bạn. Nhưng dần dần, trước sự vô lý của bạn, họ trở nên chán nản và lựa chọn mặc kệ, thậm chí để bạn “thích nghĩ sao thì nghĩ”. Tệ hơn nữa là họ có thể sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có một chút lòng tin nào với họ hay không? Niềm tin là một trong những nền tảng cần thiết của tình yêu. Một khi nó sụp đổ, tình yêu sẽ dần xuất hiện những sự rạn nứt.

Nhiều người khi yêu còn ra sức giám sát, kiểm soát, thậm chí tìm cách xâm phạm những điều riêng tư của nửa kia. Thực chất, ai trong chúng ta cũng cần những khoảng thời gian, không gian riêng cho bản thân mình. Hãy học cách tôn trọng điều đó. Kiên cưỡng ép buộc sẽ dần đẩy đối phương ra xa và biến tình yêu thành một gánh nặng lớn lao. Người thật sự yêu bạn sẽ không làm bạn phải cảm thấy lo lắng hay nghi ngờ; và nếu họ muốn, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện của mình với bạn mà không cần bất cứ sự thúc ép nào.

Lúc vừa phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở người yêu, bạn có thể sẽ cảm thấy phẫn nộ, buồn bã và thất vọng. Nhưng đừng vì “giận quá mất khôn”. Hãy yêu với một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Điều bạn cần làm lúc này là đè nén ngọn lửa đang bốc lên trong lòng, bình tĩnh nói chuyện rõ ràng với nhau, cho người kia một cơ hội giải thích và cùng tìm cách tháo gỡ khúc mắc đang có một cách ổn thỏa nhất.

Nếu sự thật khiến bạn phải đau lòng và thất vọng, bạn không cần phải đánh ghen đến “long trời lở đất”, cũng không nên “ăn miếng trả miếng” bằng cách qua lại với một người khác để trả đũa đối phương. Không việc gì phải lãng phí thời gian hay hạ thấp bản thân mình vì một kẻ lăng nhăng tồi tệ. Hãy dứt khoát từ bỏ và bước đi một cách kiêu hãnh.

Mặt khác, người phụ nữ thông minh sẽ biết cách để biến sự ghen tuông thành năng lượng tích cực và cải thiện bản thân mình. Tôi từng đọc câu chuyện về một cô gái có tình địch xinh đẹp, quyến rũ và giỏi giang. Cảm giác sợ hãi và lo lắng thua kém đã thúc đẩy cô cố gắng từng ngày để tập thể hình, học cách chăm sóc cơ thể và trau dồi kiến thức. Kết quả, cô trở thành một người “tài sắc vẹn toàn”, tự tin sóng đôi với chàng trai trong mộng của mình.

Ghen tuông tựa như một con dao hai lưỡi mà người nắm giữ phần chuôi không ai khác ngoài bạn. Bạn muốn sử dụng nó để đâm thủng mối quan hệ của cả hai, hay mài dũa cho tình yêu thêm sắc nét và tinh xảo? Lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn.

MIA NGUYỄN

Người ta thường nói tình yêu giống như một món ăn ngon mà ghen tuông chính là gia vị của nó. Khi được áp dụng vừa phải, ghen tuông sẽ khiến tình yêu thêm nồng đượm và mặn mà. Nhưng nếu lạm dụng vô cớ hoặc sai cách, mối quan hệ của hai người sẽ trở nên mặn chát, cay đắng và khó nuốt.

Hầu như ai cũng từng “nổi máu Hoạn Thư” khi yêu. Đó là cảm giác vô cùng tự nhiên của con người, xuất phát từ ham muốn chiếm hữu và gắn bó với mảnh ghép còn lại. Ghen tuông giống như một minh chứng cho sự yêu thương, cho khát khao được giữ lấy nhau, được sánh đôi bên nhau và được là duy nhất của nhau.

Có thể nói cảm xúc ghen tuông chính là một lời nhắc nhở mãnh liệt cho tình yêu, rằng người kia quan trọng với bạn thế nào và bạn muốn có được người đó trọn vẹn ra sao. Khi được áp dụng hợp lý, ghen tuông sẽ trở thành chất xúc tác để tình yêu thêm nồng đượm và khiến cả hai hiểu nhau hơn.

Nhiều người cho rằng chính vì yêu nên con người mới ghen. Vì một khi bạn lựa chọn mặc kệ, hoặc thờ ơ trước nguy cơ mất đi đối phương, nghĩa là tình yêu này chẳng còn quan trọng để bạn phải lao tâm khổ tứ tìm cách giữ lấy. Lúc đó, bạn cũng không còn muốn lắng nghe hay cho đối phương bất cứ cơ hội nào nữa.

Thế nhưng, ghen thế nào mới đúng? Liệu bạn đã nắm giữ bí quyết của nghệ thuật ghen tuông hay chưa?

Quy tắc đầu tiên mà bạn cần nhớ chính là đừng ghen bóng ghen gió một cách vô cớ. Mật độ ghen tuông không tỷ lệ thuận với chỉ số hạnh phúc. Khi một đứa trẻ làm nũng, bạn có thể sẽ cảm thấy nó thật đáng yêu và bạn muốn ôm nó vào lòng để dỗ dành. Nhưng khi đứa trẻ ấy cố làm mình làm mẩy quá nhiều lần, bạn sẽ cho rằng nó luôn kiếm chuyện một cách vô cớ và đem lại thật nhiều phiền toái.

Tương tự như vậy, lạm dụng ghen tuông chỉ khiến nửa kia của bạn dần cảm thấy mệt mỏi và khó xử. Thời gian đầu, có thể họ vẫn kiên nhẫn để giải thích và dỗ dành bạn. Nhưng dần dần, trước sự vô lý của bạn, họ trở nên chán nản và lựa chọn mặc kệ, thậm chí để bạn “thích nghĩ sao thì nghĩ”. Tệ hơn nữa là họ có thể sẽ tự hỏi rằng liệu bạn có một chút lòng tin nào với họ hay không? Niềm tin là một trong những nền tảng cần thiết của tình yêu. Một khi nó sụp đổ, tình yêu sẽ dần xuất hiện những sự rạn nứt.

Nhiều người khi yêu còn ra sức giám sát, kiểm soát, thậm chí tìm cách xâm phạm những điều riêng tư của nửa kia. Thực chất, ai trong chúng ta cũng cần những khoảng thời gian, không gian riêng cho bản thân mình. Hãy học cách tôn trọng điều đó. Kiên cưỡng ép buộc sẽ dần đẩy đối phương ra xa và biến tình yêu thành một gánh nặng lớn lao. Người thật sự yêu bạn sẽ không làm bạn phải cảm thấy lo lắng hay nghi ngờ; và nếu họ muốn, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ những câu chuyện của mình với bạn mà không cần bất cứ sự thúc ép nào.

Lúc vừa phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở người yêu, bạn có thể sẽ cảm thấy phẫn nộ, buồn bã và thất vọng. Nhưng đừng vì “giận quá mất khôn”. Hãy yêu với một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Điều bạn cần làm lúc này là đè nén ngọn lửa đang bốc lên trong lòng, bình tĩnh nói chuyện rõ ràng với nhau, cho người kia một cơ hội giải thích và cùng tìm cách tháo gỡ khúc mắc đang có một cách ổn thỏa nhất.

Nếu sự thật khiến bạn phải đau lòng và thất vọng, bạn không cần phải đánh ghen đến “long trời lở đất”, cũng không nên “ăn miếng trả miếng” bằng cách qua lại với một người khác để trả đũa đối phương. Không việc gì phải lãng phí thời gian hay hạ thấp bản thân mình vì một kẻ lăng nhăng tồi tệ. Hãy dứt khoát từ bỏ và bước đi một cách kiêu hãnh.

Mặt khác, người phụ nữ thông minh sẽ biết cách để biến sự ghen tuông thành năng lượng tích cực và cải thiện bản thân mình. Tôi từng đọc câu chuyện về một cô gái có tình địch xinh đẹp, quyến rũ và giỏi giang. Cảm giác sợ hãi và lo lắng thua kém đã thúc đẩy cô cố gắng từng ngày để tập thể hình, học cách chăm sóc cơ thể và trau dồi kiến thức. Kết quả, cô trở thành một người “tài sắc vẹn toàn”, tự tin sóng đôi với chàng trai trong mộng của mình.

Ghen tuông tựa như một con dao hai lưỡi mà người nắm giữ phần chuôi không ai khác ngoài bạn. Bạn muốn sử dụng nó để đâm thủng mối quan hệ của cả hai, hay mài dũa cho tình yêu thêm sắc nét và tinh xảo? Lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn.

MIA NGUYỄN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...