NGỒI CẠNH NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

NGỒI CẠNH NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

 

Năm 2020 ghi dấu sự bùng phát của đại dịch COVID-19, khiến chúng ta phải đương đầu với những thứ còn tệ hại hơn là cảm giác tiêu cực thường nhật. Nhiều người buộc phải đối mặt với một tấn bi kịch kinh hoàng của sự sống, khi kẻ mất việc và trở nên vô công rỗi nghề, kẻ lại mãi mãi xa lìa những người thân yêu. Kể cả với những ai không phải gặm nhấm nỗi mất mát, đại dịch vẫn trở thành một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong cuộc sống của họ. Thế nhưng, ngay lúc này, chúng ta có thể dành cho bản thân một cơ hội để nhìn lại những lợi ích mà các cảm xúc lẫn trải nghiệm tiêu cực đã mang đến, cũng như cách để biến chúng thành công cụ cải thiện bản thân thay vì gắng sức đẩy chúng ra xa.

Trước nhất, ta hãy bắt đầu với một điểm khá rõ ràng thế này: Những cảm xúc tiêu cực tồn tại để giữ chúng ta an toàn. Chúng bao gồm buồn bã, giận dữ, sợ hãi và chán ghét. Chúng ta trải nghiệm chúng một cách không tự nguyện trước các kích thích của môi trường. Bạn sẽ chẳng bao giờ tự nói với bản thân mình: “Này, tôi nghĩ là tôi hiện giờ cảm thấy sợ hãi”. Việc của bạn chỉ là cảm nhận và rồi lựa chọn chiến đấu hoặc trốn chạy – những thứ có thể giúp bạn giữ lại mạng sống. Cảm giác chán ghét – tương tự, cảnh báo bạn về những mầm bệnh tiềm tàng. Tất nhiên rằng bạn có thể là một người có hệ thống cảm quan nhạy cảm, chẳng hạn như bạn gặp vấn đề trong việc kiềm chế nỗi tức giận. Những điểm cốt lõi ở đây là: những cung bậc cảm xúc tiêu cực vô cùng quan trọng với chúng ta, dù chúng vốn chẳng vui vẻ tẹo nào.

Những cung bậc cảm xúc này còn có thể khiến chúng ta thực hiện các hoạt động thường nhật hiệu quả hơn. Trong một bài viết phổ biến được đăng tải vào năm 2009 trên trang tạp chí Psychological Review, các nhà tâm lý học tiến hóa Paul W. Andrew và J. Anderson Thomson đã chỉ ra rằng nỗi buồn, thậm chí căn bệnh trầm cảm vẫn tồn tại kể cả khi đối mặt với tiến hóa bởi chúng mang lại lợi ích về mặt nhận thức cho chúng ta. Có bằng chứng cho thấy nỗi buồn giúp ta đánh giá thực tế của các tình huống xã hội hiệu quả hơn, vì nó khiến ta bớt tâng bốc chính mình hoặc thôi ra sức che đậy những sự thật tiêu cực khác. Thậm chí, nỗi buồn còn khiến ta làm việc hiệu quả hơn khi gia tăng khả năng tập trung và giúp ta rút ra bài học từ những sai lầm. Đây cũng chính là cách mà thất bại – thông qua các cảm xúc tiêu cực – dẫn lối ta đến thành công trong tương lai.

Cuối cùng, tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trước một cuộc khủng hoảng thực sự. Nghiên cứu cho thấy, “rèn luyện tiêm nhiễm cảm giác căng thẳng”, tức học cách đối phó với sự tức giận, sợ hãi và lo lắng bằng cách tiếp xúc với các kích thích gây ra chúng có thể tạo ra khả năng phục hồi cảm xúc. Những nỗ lực để loại bỏ cảm giác tồi tệ khỏi cuộc sống hàng ngày rất dễ dẫn đến một dạng “dị ứng cảm xúc”, để rồi những quãng thời gian khốn khó sẽ khiến ta thống khổ cùng cực, đến mức không thể tảng lờ hay có khả năng đương đầu với chúng.

Tóm lại, nếu chúng ta muốn một cuộc sống với đủ đầy ý nghĩa, tình yêu chân chính và sức mạnh tinh thần, chúng ta cần phải đối diện với những rủi ro, hiện hữu dưới lớp vỏ mang tên  sự khó chịu, xung đột và mất mát. Điều này có nghĩa là sẽ có nỗi buồn, sợ hãi, giận dữ và chán ghét. Nếu loại bỏ những cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực này khỏi cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ trở thành những kẻ nghèo nàn, đói khát về tinh thần.

Năm 2019, diễn viên hài Stephen Colbert đã tham gia một cuộc phỏng vấn của Anderson Cooper – người dẫn chương trình chính trong chương trình tin tức của đài CNN về vụ tai nạn máy bay đã cướp đi mạng sống của bố và hai anh em của ông khi ông chỉ mới 10 tuổi. Cooper đã trích dẫn một tuyên bố trước đây của Colbert, rằng ông đã học được cách “yêu cả những điều mà tôi hằng luôn mong ước đừng bao giờ xảy ra”. Anh ấy yêu cầu Colbert làm rõ tư tưởng kỳ lạ này. Colbert đáp rằng: “Sự sống là một món quà, và sự sống gắn liền với đau khổ. Dù rằng tôi chẳng muốn điều đó xảy ra, nhưng nếu ta biết ơn về cuộc sống này, ta phải dành sự biết ơn đến mọi điều thuộc về nó. Ta không thể kén chọn những thứ mà ta muốn cảm thấy biết ơn”.

Những lời nói của Colbert đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, và có lẽ điều tương tự cũng sẽ xảy ra với bạn. Không có người bình thường nào chấp nhận bỏ qua những cuộc vui để ôm lấy một nỗi mất mát sầu muộn, và cũng không có ai chủ động kiếm tìm những khúc mắc, dù là nhỏ nhất. Nhưng những cảm xúc đó ắt đã tìm thấy chúng ta, hết lần này đến lần khác trên chặng đường của cuộc sống. Ý nghĩa và lợi ích mà những nỗi đau này đem lại cho đời người, cho xã hội sẽ tùy thuộc vào cách mà ta lựa chọn sử dụng chúng.

CATHERINE

Năm 2020 ghi dấu sự bùng phát của đại dịch COVID-19, khiến chúng ta phải đương đầu với những thứ còn tệ hại hơn là cảm giác tiêu cực thường nhật. Nhiều người buộc phải đối mặt với một tấn bi kịch kinh hoàng của sự sống, khi kẻ mất việc và trở nên vô công rỗi nghề, kẻ lại mãi mãi xa lìa những người thân yêu. Kể cả với những ai không phải gặm nhấm nỗi mất mát, đại dịch vẫn trở thành một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong cuộc sống của họ. Thế nhưng, ngay lúc này, chúng ta có thể dành cho bản thân một cơ hội để nhìn lại những lợi ích mà các cảm xúc lẫn trải nghiệm tiêu cực đã mang đến, cũng như cách để biến chúng thành công cụ cải thiện bản thân thay vì gắng sức đẩy chúng ra xa.

Trước nhất, ta hãy bắt đầu với một điểm khá rõ ràng thế này: Những cảm xúc tiêu cực tồn tại để giữ chúng ta an toàn. Chúng bao gồm buồn bã, giận dữ, sợ hãi và chán ghét. Chúng ta trải nghiệm chúng một cách không tự nguyện trước các kích thích của môi trường. Bạn sẽ chẳng bao giờ tự nói với bản thân mình: “Này, tôi nghĩ là tôi hiện giờ cảm thấy sợ hãi”. Việc của bạn chỉ là cảm nhận và rồi lựa chọn chiến đấu hoặc trốn chạy – những thứ có thể giúp bạn giữ lại mạng sống. Cảm giác chán ghét – tương tự, cảnh báo bạn về những mầm bệnh tiềm tàng. Tất nhiên rằng bạn có thể là một người có hệ thống cảm quan nhạy cảm, chẳng hạn như bạn gặp vấn đề trong việc kiềm chế nỗi tức giận. Những điểm cốt lõi ở đây là: những cung bậc cảm xúc tiêu cực vô cùng quan trọng với chúng ta, dù chúng vốn chẳng vui vẻ tẹo nào.

Những cung bậc cảm xúc này còn có thể khiến chúng ta thực hiện các hoạt động thường nhật hiệu quả hơn. Trong một bài viết phổ biến được đăng tải vào năm 2009 trên trang tạp chí Psychological Review, các nhà tâm lý học tiến hóa Paul W. Andrew và J. Anderson Thomson đã chỉ ra rằng nỗi buồn, thậm chí căn bệnh trầm cảm vẫn tồn tại kể cả khi đối mặt với tiến hóa bởi chúng mang lại lợi ích về mặt nhận thức cho chúng ta. Có bằng chứng cho thấy nỗi buồn giúp ta đánh giá thực tế của các tình huống xã hội hiệu quả hơn, vì nó khiến ta bớt tâng bốc chính mình hoặc thôi ra sức che đậy những sự thật tiêu cực khác. Thậm chí, nỗi buồn còn khiến ta làm việc hiệu quả hơn khi gia tăng khả năng tập trung và giúp ta rút ra bài học từ những sai lầm. Đây cũng chính là cách mà thất bại – thông qua các cảm xúc tiêu cực – dẫn lối ta đến thành công trong tương lai.

Cuối cùng, tiếp xúc với những cảm xúc tiêu cực sẽ khiến chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn trước một cuộc khủng hoảng thực sự. Nghiên cứu cho thấy, “rèn luyện tiêm nhiễm cảm giác căng thẳng”, tức học cách đối phó với sự tức giận, sợ hãi và lo lắng bằng cách tiếp xúc với các kích thích gây ra chúng có thể tạo ra khả năng phục hồi cảm xúc. Những nỗ lực để loại bỏ cảm giác tồi tệ khỏi cuộc sống hàng ngày rất dễ dẫn đến một dạng “dị ứng cảm xúc”, để rồi những quãng thời gian khốn khó sẽ khiến ta thống khổ cùng cực, đến mức không thể tảng lờ hay có khả năng đương đầu với chúng.

Tóm lại, nếu chúng ta muốn một cuộc sống với đủ đầy ý nghĩa, tình yêu chân chính và sức mạnh tinh thần, chúng ta cần phải đối diện với những rủi ro, hiện hữu dưới lớp vỏ mang tên  sự khó chịu, xung đột và mất mát. Điều này có nghĩa là sẽ có nỗi buồn, sợ hãi, giận dữ và chán ghét. Nếu loại bỏ những cảm xúc và trải nghiệm tiêu cực này khỏi cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ trở thành những kẻ nghèo nàn, đói khát về tinh thần.

Năm 2019, diễn viên hài Stephen Colbert đã tham gia một cuộc phỏng vấn của Anderson Cooper – người dẫn chương trình chính trong chương trình tin tức của đài CNN về vụ tai nạn máy bay đã cướp đi mạng sống của bố và hai anh em của ông khi ông chỉ mới 10 tuổi. Cooper đã trích dẫn một tuyên bố trước đây của Colbert, rằng ông đã học được cách “yêu cả những điều mà tôi hằng luôn mong ước đừng bao giờ xảy ra”. Anh ấy yêu cầu Colbert làm rõ tư tưởng kỳ lạ này. Colbert đáp rằng: “Sự sống là một món quà, và sự sống gắn liền với đau khổ. Dù rằng tôi chẳng muốn điều đó xảy ra, nhưng nếu ta biết ơn về cuộc sống này, ta phải dành sự biết ơn đến mọi điều thuộc về nó. Ta không thể kén chọn những thứ mà ta muốn cảm thấy biết ơn”.

Những lời nói của Colbert đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, và có lẽ điều tương tự cũng sẽ xảy ra với bạn. Không có người bình thường nào chấp nhận bỏ qua những cuộc vui để ôm lấy một nỗi mất mát sầu muộn, và cũng không có ai chủ động kiếm tìm những khúc mắc, dù là nhỏ nhất. Nhưng những cảm xúc đó ắt đã tìm thấy chúng ta, hết lần này đến lần khác trên chặng đường của cuộc sống. Ý nghĩa và lợi ích mà những nỗi đau này đem lại cho đời người, cho xã hội sẽ tùy thuộc vào cách mà ta lựa chọn sử dụng chúng.

CATHERINE

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...