NGƯỜI ĐI BÊN NGOÀI VÒNG CHIẾN

NGƯỜI ĐI BÊN NGOÀI VÒNG CHIẾN

Chiều nay tôi lại ghé qua mua giúp bà đôi tờ vé số. Mười một năm tôi ở Sài Gòn, bà già mù ấy vẫn miệt mài bán vé số ở các góc đường. Ngày tôi còn đi học, bà ngồi lặng lẽ dưới cái mưa tầm tã, cái nắng bưng đầu ở một góc nhỏ xíu xiu trên đường Chu Văn An, Bình Thạnh. Bẵng đi một thời gian dài, tôi đi làm được bốn năm, bà chuyển sang góc đường Nơ Trang Long – Lê Quang Định. Bà gầy đi nhiều, đen hơn ngày xưa, ngày trước vẫn còn thấy mờ mờ thì nay mắt bà chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Người bà vốn nhỏ, nay lại rút lại thêm, thế giới xung quanh tuyền một màu đen, tiếng mời khách khản đặc và đôi khi bà chẳng còn hơi để rao nữa… Những ngày này, người người che khẩu trang suốt khi ra đường, bà cũng chẳng hay biết gì, ừ thì cũng biết qua là có cái con gây bệnh gì đấy rồi thôi. Vẫn sớm sớm lên xe chú xe ôm lên Sài Gòn, chiều tối mịt mù leo lên xe về lại Bình Dương. Mỗi lần tôi ghé hơi trễ và hỏi sao bà chưa về? Bà lại giương đôi mắt đục ngầu lên hỏi lại mấy giờ rồi? Ngày và đêm với bà còn chẳng mấy khác nhau thì dịch hay không dịch, bà cũng mù mờ chẳng hay biết đến. 

Cả tháng trôi qua dịch Covid-19 làm xôn xao cả thế giới, nhưng ở những góc đường thế này, bà cùng những người đang mê mệt trong giấc ngủ say trên những cây cầu dài, dưới những mái hiên lạnh lẽo, dưới gầm cầu đầy gián và chuột… Hàng ngàn người dường như đang nằm ngoài cuộc chiến của thế giới với kẻ thù không thể nhìn thấy được bằng mắt.  

Vào lúc nhiều người có tiền khác tranh nhau giành giật từng gói mì ở siêu thị, thì họ vẫn ung dung, chầm chậm nhai ổ bánh mì đã nguội từ lâu. Sài Gòn vẫn nhả khói vào bao gương mặt khắc khổ ấy mỗi ngày như mọi ngày, họa may con virus kia lai vãng thì dường như cũng chẳng can hệ gì đến họ.

Ở một góc chợ những hôm đầu tiên của trận dịch, khẩu trang thành một món hàng cực kì khan hiếm, người đàn ông vô gia cư rít từng điếu thuốc dài nhìn người ta xếp hàng từ 1-2h sáng để được mua. Ông ở ngoài sự căng thẳng khi không mua được khẩu trang ấy và đang bị mất giấc ngủ vì sự nhộn nhạo của cái đêm dài đó.

Ông cụ đạp chiếc xe ba gác theo thói quen dừng chân ở quán cơm bình dân quen thuộc mà quên mất rằng gia đình bà chủ quán đã dọn về quê từ hôm qua. Học sinh, sinh viên nghỉ học hết, quán của bà cũng trở nên ế ẩm, tiền mặt bằng trở thành nỗi ám ảnh từng đêm. Ông rầu rầu leo lên xe và ì ạch mang chiếc bụng đói đi kiếm chỗ bán cơm khác, liếc mắt nhìn chiếc bảng “cho thuê mặt bằng” treo chỏng chơ trước cánh cửa sắt im lìm, chỗ bà chủ thường hay nướng thịt vẫn còn đen ám khói cả một góc vỉa hè. 

Nhiều hàng quán ở các trường học cũng đóng cửa im ỉm và người ta đã về quê sạch ráo. Bà cụ nhặt ve chai đi mãi mà chẳng có một cái chai nhựa cho cái giỏ ve chai trống rỗng. Dáng bà lẩn khuất vào con hẻm nhỏ trong khu dân cư, cái đầu xoay qua xoay lại liên hồi, sự khao khát chút đồ người ta vứt đi vẫn long lanh trong đôi mắt vẫn không ngừng kiếm tìm…

Hàng cây điệp vàng vẫn thả đều đặn từng lớp hoa mong manh theo gió rơi xuống mặt đường mà tiếng chổi quét hôm nay chừng như uể oải quá đỗi. 

Màu nắng tháng ba năm nay vẫn chói chang như bao năm trước, ấy vậy mà chẳng sáng được nỗi ảm đạm và lo lắng của bao kiếp người bám trụ giữa lòng Sài Gòn để no ấm ba bữa cơm.

Cơn dịch bệnh sẽ chẳng chừa một ai nếu nó xâm lấn được nhưng họ chẳng có lựa chọn khác ngoài cách đặt mình ra ngoài vòng chiến ấy. Họ chẳng biết buồn tranh giành khẩu trang, chẳng buồn đổ xô đi mua nước rửa tay, diệt khuẩn… như xã hội đang nhốn nháo, rúng động ngoài kia. Khi nhìn gương mặt họ vào những ngày này, dường như chẳng ghi nhận được sự lo lắng vì dịch, vẫn sẽ là câu hỏi nhưng bao ngày: bữa cơm tiếp theo tìm ở đâu? 

Bất chợt tôi thoáng nghĩ, nếu chúng ta hoảng loạn mà tích cực đi tích trữ lương thực vô tội vạ, đến một lúc nào đó vô tình đẩy giá lương thực lên cao vì lòng tham của gian thương, thì người nghèo họ sẽ sống ra sao? 

Sài Gòn nắng vẫn xanh rờn đến bợt bạc, thực sự mong lòng người dẫu có toang bất an cũng đừng quá bất an…

LẠC NHIÊN

Chiều nay tôi lại ghé qua mua giúp bà đôi tờ vé số. Mười một năm tôi ở Sài Gòn, bà già mù ấy vẫn miệt mài bán vé số ở các góc đường. Ngày tôi còn đi học, bà ngồi lặng lẽ dưới cái mưa tầm tã, cái nắng bưng đầu ở một góc nhỏ xíu xiu trên đường Chu Văn An, Bình Thạnh. Bẵng đi một thời gian dài, tôi đi làm được bốn năm, bà chuyển sang góc đường Nơ Trang Long – Lê Quang Định. Bà gầy đi nhiều, đen hơn ngày xưa, ngày trước vẫn còn thấy mờ mờ thì nay mắt bà chẳng còn nhìn thấy gì nữa. Người bà vốn nhỏ, nay lại rút lại thêm, thế giới xung quanh tuyền một màu đen, tiếng mời khách khản đặc và đôi khi bà chẳng còn hơi để rao nữa… Những ngày này, người người che khẩu trang suốt khi ra đường, bà cũng chẳng hay biết gì, ừ thì cũng biết qua là có cái con gây bệnh gì đấy rồi thôi. Vẫn sớm sớm lên xe chú xe ôm lên Sài Gòn, chiều tối mịt mù leo lên xe về lại Bình Dương. Mỗi lần tôi ghé hơi trễ và hỏi sao bà chưa về? Bà lại giương đôi mắt đục ngầu lên hỏi lại mấy giờ rồi? Ngày và đêm với bà còn chẳng mấy khác nhau thì dịch hay không dịch, bà cũng mù mờ chẳng hay biết đến. 

Cả tháng trôi qua dịch Covid-19 làm xôn xao cả thế giới, nhưng ở những góc đường thế này, bà cùng những người đang mê mệt trong giấc ngủ say trên những cây cầu dài, dưới những mái hiên lạnh lẽo, dưới gầm cầu đầy gián và chuột… Hàng ngàn người dường như đang nằm ngoài cuộc chiến của thế giới với kẻ thù không thể nhìn thấy được bằng mắt.  

Vào lúc nhiều người có tiền khác tranh nhau giành giật từng gói mì ở siêu thị, thì họ vẫn ung dung, chầm chậm nhai ổ bánh mì đã nguội từ lâu. Sài Gòn vẫn nhả khói vào bao gương mặt khắc khổ ấy mỗi ngày như mọi ngày, họa may con virus kia lai vãng thì dường như cũng chẳng can hệ gì đến họ.

Ở một góc chợ những hôm đầu tiên của trận dịch, khẩu trang thành một món hàng cực kì khan hiếm, người đàn ông vô gia cư rít từng điếu thuốc dài nhìn người ta xếp hàng từ 1-2h sáng để được mua. Ông ở ngoài sự căng thẳng khi không mua được khẩu trang ấy và đang bị mất giấc ngủ vì sự nhộn nhạo của cái đêm dài đó.

Ông cụ đạp chiếc xe ba gác theo thói quen dừng chân ở quán cơm bình dân quen thuộc mà quên mất rằng gia đình bà chủ quán đã dọn về quê từ hôm qua. Học sinh, sinh viên nghỉ học hết, quán của bà cũng trở nên ế ẩm, tiền mặt bằng trở thành nỗi ám ảnh từng đêm. Ông rầu rầu leo lên xe và ì ạch mang chiếc bụng đói đi kiếm chỗ bán cơm khác, liếc mắt nhìn chiếc bảng “cho thuê mặt bằng” treo chỏng chơ trước cánh cửa sắt im lìm, chỗ bà chủ thường hay nướng thịt vẫn còn đen ám khói cả một góc vỉa hè. 

Nhiều hàng quán ở các trường học cũng đóng cửa im ỉm và người ta đã về quê sạch ráo. Bà cụ nhặt ve chai đi mãi mà chẳng có một cái chai nhựa cho cái giỏ ve chai trống rỗng. Dáng bà lẩn khuất vào con hẻm nhỏ trong khu dân cư, cái đầu xoay qua xoay lại liên hồi, sự khao khát chút đồ người ta vứt đi vẫn long lanh trong đôi mắt vẫn không ngừng kiếm tìm…

Hàng cây điệp vàng vẫn thả đều đặn từng lớp hoa mong manh theo gió rơi xuống mặt đường mà tiếng chổi quét hôm nay chừng như uể oải quá đỗi. 

Màu nắng tháng ba năm nay vẫn chói chang như bao năm trước, ấy vậy mà chẳng sáng được nỗi ảm đạm và lo lắng của bao kiếp người bám trụ giữa lòng Sài Gòn để no ấm ba bữa cơm.

Cơn dịch bệnh sẽ chẳng chừa một ai nếu nó xâm lấn được nhưng họ chẳng có lựa chọn khác ngoài cách đặt mình ra ngoài vòng chiến ấy. Họ chẳng biết buồn tranh giành khẩu trang, chẳng buồn đổ xô đi mua nước rửa tay, diệt khuẩn… như xã hội đang nhốn nháo, rúng động ngoài kia. Khi nhìn gương mặt họ vào những ngày này, dường như chẳng ghi nhận được sự lo lắng vì dịch, vẫn sẽ là câu hỏi nhưng bao ngày: bữa cơm tiếp theo tìm ở đâu? 

Bất chợt tôi thoáng nghĩ, nếu chúng ta hoảng loạn mà tích cực đi tích trữ lương thực vô tội vạ, đến một lúc nào đó vô tình đẩy giá lương thực lên cao vì lòng tham của gian thương, thì người nghèo họ sẽ sống ra sao? 

Sài Gòn nắng vẫn xanh rờn đến bợt bạc, thực sự mong lòng người dẫu có toang bất an cũng đừng quá bất an…

LẠC NHIÊN

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...