NHỮNG CƠN GIÔNG THÁNG BẢY

NHỮNG CƠN GIÔNG THÁNG BẢY

Những cơn giông tháng bảy âm hung hãn lướt qua thành phố, hả hê nhìn mọi thứ đang vật vã trong gió mưa. Nó đi ngang qua các tuyến phố, từng nhánh cây to nhỏ bị bẻ gãy, thảng thốt rơi xuống đường, đè bẹp những khối sắt thép bóng bẩy đang sợ sệt di chuyển trong mớ hỗn độn. Nó trườn qua các mái nhà, bật tung mấy mảnh tôn yếu ớt. Nó làm loạn hướng của hàng nghìn giọt nước đang trút xuống thành phố. Nó rít lên tràn cười ma mị vào những thứ sinh linh yếu đuối, dẫu trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm cũng không thể nào né tránh được thiên tai. 

Tháng Bảy âm. Người ta mặc trời giông gió, thi nhau đi chùa cầu đủ thứ cho cuộc đời này. Họ chen nhau mua chim, mua cá phóng sanh. Người mua dừng xe bên đường, trước cổng chùa, ngả giá trên mười con chim nhỏ đang co mình rúm ró sau trận giông. Kẻ bán vừa nhanh nhảu lấy tiền, vừa thò bàn tay thô bạo vào lồng, túm lấy mấy con chim tung lên trời. Người mua chợt thấy tâm mình an nhiên, mỉm cười nhẹ nghĩ về điều tốt đẹp vừa làm, rồi kéo ga phóng xe đi, đầu không ngoảnh lại. 

Một trận giông nữa kéo tới, những con chim khi nãy rơi lộp độp trên đường, va đầu vào mấy chiếc xe đang dừng đèn đỏ, hộc máu tươi. Kẻ bán chạy xô tới, thoăn thoắt nhặt lại từng chúm lông đang run rẩy, ném trở lại vào lồng, chờ những kẻ mua khác đến, rủ lòng thương hời hợt. 

Ngoài mấy bến sông, lũ cá cũng bắt đầu trao những ánh mắt oán hờn và hẹn nhau kiếp khác. 

Tháng Bảy âm.

Tháng của những cuộc đổi chác và mặc cả của lòng từ bi. 

Tháng về chầu trời trong nhang khói mịt mù của những vong linh què quặt mất đi đôi cánh, chiếc vây…

Những việc thiện nửa vời, càng làm càng thấy vô minh. 

Một cơn giông nữa lại đến. Ngoài bùng binh, trong hốc cây ở công viên hay bãi rác dơ bẩn… vang lên tiếng kêu cầu cứu đầy sợ hãi, yếu ớt của những con mèo nhỏ, có bầy còn chưa kịp mở mắt trong những túi nilon cột chặt miệng, trong những thùng xốp kín bưng… Còn trong những căn nhà ấm áp, tiếng mèo mẹ rên siết, gào khóc nhớ thương con. Lẫn trong những thanh âm oan khiên ấy là tiếng lầm rầm kinh kệ, Nam mô a-di-đà của những kẻ chủ tự tát vào lương tâm của mình mà vẫn ngủ ngon trong giấc mơ niết bàn, vỗ ngực khoe khoang mình ăn chay, niệm Phật.

Cơn giông đến và đón lấy những linh hồn kém may mắn lỡ dại sinh ra ở cõi này. Nó cười vào mặt những kẻ đang đeo chiếc mặt nạ đạo đức. Ít ra, khi nó đóng vai ác thì nó ác đến cuối cùng, chẳng phải vờ vịt từ bi hỉ xả. 

Căn nhà lầu bốn tầng thờ cúng Phật quanh năm không ngày nào không hương khói. Cứ mỗi rằm lớn, rằm nhỏ là thấy bà chủ nhà khệ nệ vác cái bụng béo ì ạch đi lên chùa. Chùa trong, chùa ngoài, chùa gần, chùa xa, chùa nhỏ, chùa to bà đều đi ráo trọi. Tháng bảy là tháng hành hương của bà. Bà lên đấy dập đầu, khấn lạy thật lâu trước tượng Phật bà, Phật ông, cầu bình an, cầu phúc đức cho cả nhà. Chẳng rõ bà có biết rằng ở quê xa, từng cơn giông đang làm rát thêm tiếng ho húng hắng muốn nổ tung cả phổi của bà mẹ già, nửa đêm lê lần mò từng bước thấp cao, cố đóng cái cửa sổ của căn nhà trống hoác. Ấy vậy mà bà vẫn kiên tâm đi chùa lạy phật, bảo rằng để báo hiếu mẹ cha. Chẳng biết bà có ngộ ra được điều gì to tát hơn khi ngồi cả giờ đồng hồ gật gù nghe tiếng giảng của vị sư thầy về công ơn cha mẹ.  

Hai bà hàng xóm thi nhau ăn chay trường. Ngày ngày mặc áo nâu sòng đi khắp xóm. Tối tối bật nhạc Kinh ngồi tụng, về với chánh niệm, từ bỏ sân si. Cơn giông đi ngang qua xóm, cố tình thổi một chiếc áo lót của bà này bay sang nóc nhà bà kia, thật chẳng may nó rợi ngay vị trí thờ phụng bên dưới. Cơn giông của trời vừa dứt, thì trận cuồng phong từ cửa miệng tuôn ra ầm ầm. Họ miệt thị nhau bằng những lời lẽ điêu ngoa, quên đi sạch sẽ những điều mỗi ngày tụng niệm.

Tháng bảy âm. Những đứa trẻ cơ nhỡ chực chờ mấy con gà cúng ở khu nhà giàu. Vừa phủi lớp tàn nhang, vừa nhai ngấu nghiến, mắt chúng lấp lánh hạnh phúc trong một bữa no, trong veo khi nhìn những tờ tiền như lá mít, lá me nướng trên mớ vàng mã nghi ngút khói trong tiếng van vái lầm rầm.

Tháng bảy âm. Cô hồn cũ đến đón cô hồn mới trong những ngày mưa giông. Tà niệm tích tụ dày thêm trong thành phố. Tháng bảy âm ỉ nỗi u uất. 

Tháng bảy âm. Cơn giông nghìn năm vẫn cứ rít lên khinh bỉ những con người kệch cỡm ở thế gian này và những điều phù phiếm nực cười được khoa trương như thể một chân lý đời đời đúng đắn.  

Đọc giả có thể gửi chia sẻ, bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LẠC NHIÊN

Những cơn giông tháng bảy âm hung hãn lướt qua thành phố, hả hê nhìn mọi thứ đang vật vã trong gió mưa. Nó đi ngang qua các tuyến phố, từng nhánh cây to nhỏ bị bẻ gãy, thảng thốt rơi xuống đường, đè bẹp những khối sắt thép bóng bẩy đang sợ sệt di chuyển trong mớ hỗn độn. Nó trườn qua các mái nhà, bật tung mấy mảnh tôn yếu ớt. Nó làm loạn hướng của hàng nghìn giọt nước đang trút xuống thành phố. Nó rít lên tràn cười ma mị vào những thứ sinh linh yếu đuối, dẫu trải qua hàng nghìn, hàng triệu năm cũng không thể nào né tránh được thiên tai. 

Tháng Bảy âm. Người ta mặc trời giông gió, thi nhau đi chùa cầu đủ thứ cho cuộc đời này. Họ chen nhau mua chim, mua cá phóng sanh. Người mua dừng xe bên đường, trước cổng chùa, ngả giá trên mười con chim nhỏ đang co mình rúm ró sau trận giông. Kẻ bán vừa nhanh nhảu lấy tiền, vừa thò bàn tay thô bạo vào lồng, túm lấy mấy con chim tung lên trời. Người mua chợt thấy tâm mình an nhiên, mỉm cười nhẹ nghĩ về điều tốt đẹp vừa làm, rồi kéo ga phóng xe đi, đầu không ngoảnh lại. 

Một trận giông nữa kéo tới, những con chim khi nãy rơi lộp độp trên đường, va đầu vào mấy chiếc xe đang dừng đèn đỏ, hộc máu tươi. Kẻ bán chạy xô tới, thoăn thoắt nhặt lại từng chúm lông đang run rẩy, ném trở lại vào lồng, chờ những kẻ mua khác đến, rủ lòng thương hời hợt. 

Ngoài mấy bến sông, lũ cá cũng bắt đầu trao những ánh mắt oán hờn và hẹn nhau kiếp khác. 

Tháng Bảy âm.

Tháng của những cuộc đổi chác và mặc cả của lòng từ bi. 

Tháng về chầu trời trong nhang khói mịt mù của những vong linh què quặt mất đi đôi cánh, chiếc vây…

Những việc thiện nửa vời, càng làm càng thấy vô minh. 

Một cơn giông nữa lại đến. Ngoài bùng binh, trong hốc cây ở công viên hay bãi rác dơ bẩn… vang lên tiếng kêu cầu cứu đầy sợ hãi, yếu ớt của những con mèo nhỏ, có bầy còn chưa kịp mở mắt trong những túi nilon cột chặt miệng, trong những thùng xốp kín bưng… Còn trong những căn nhà ấm áp, tiếng mèo mẹ rên siết, gào khóc nhớ thương con. Lẫn trong những thanh âm oan khiên ấy là tiếng lầm rầm kinh kệ, Nam mô a-di-đà của những kẻ chủ tự tát vào lương tâm của mình mà vẫn ngủ ngon trong giấc mơ niết bàn, vỗ ngực khoe khoang mình ăn chay, niệm Phật.

Cơn giông đến và đón lấy những linh hồn kém may mắn lỡ dại sinh ra ở cõi này. Nó cười vào mặt những kẻ đang đeo chiếc mặt nạ đạo đức. Ít ra, khi nó đóng vai ác thì nó ác đến cuối cùng, chẳng phải vờ vịt từ bi hỉ xả. 

Căn nhà lầu bốn tầng thờ cúng Phật quanh năm không ngày nào không hương khói. Cứ mỗi rằm lớn, rằm nhỏ là thấy bà chủ nhà khệ nệ vác cái bụng béo ì ạch đi lên chùa. Chùa trong, chùa ngoài, chùa gần, chùa xa, chùa nhỏ, chùa to bà đều đi ráo trọi. Tháng bảy là tháng hành hương của bà. Bà lên đấy dập đầu, khấn lạy thật lâu trước tượng Phật bà, Phật ông, cầu bình an, cầu phúc đức cho cả nhà. Chẳng rõ bà có biết rằng ở quê xa, từng cơn giông đang làm rát thêm tiếng ho húng hắng muốn nổ tung cả phổi của bà mẹ già, nửa đêm lê lần mò từng bước thấp cao, cố đóng cái cửa sổ của căn nhà trống hoác. Ấy vậy mà bà vẫn kiên tâm đi chùa lạy phật, bảo rằng để báo hiếu mẹ cha. Chẳng biết bà có ngộ ra được điều gì to tát hơn khi ngồi cả giờ đồng hồ gật gù nghe tiếng giảng của vị sư thầy về công ơn cha mẹ.  

Hai bà hàng xóm thi nhau ăn chay trường. Ngày ngày mặc áo nâu sòng đi khắp xóm. Tối tối bật nhạc Kinh ngồi tụng, về với chánh niệm, từ bỏ sân si. Cơn giông đi ngang qua xóm, cố tình thổi một chiếc áo lót của bà này bay sang nóc nhà bà kia, thật chẳng may nó rợi ngay vị trí thờ phụng bên dưới. Cơn giông của trời vừa dứt, thì trận cuồng phong từ cửa miệng tuôn ra ầm ầm. Họ miệt thị nhau bằng những lời lẽ điêu ngoa, quên đi sạch sẽ những điều mỗi ngày tụng niệm.

Tháng bảy âm. Những đứa trẻ cơ nhỡ chực chờ mấy con gà cúng ở khu nhà giàu. Vừa phủi lớp tàn nhang, vừa nhai ngấu nghiến, mắt chúng lấp lánh hạnh phúc trong một bữa no, trong veo khi nhìn những tờ tiền như lá mít, lá me nướng trên mớ vàng mã nghi ngút khói trong tiếng van vái lầm rầm.

Tháng bảy âm. Cô hồn cũ đến đón cô hồn mới trong những ngày mưa giông. Tà niệm tích tụ dày thêm trong thành phố. Tháng bảy âm ỉ nỗi u uất. 

Tháng bảy âm. Cơn giông nghìn năm vẫn cứ rít lên khinh bỉ những con người kệch cỡm ở thế gian này và những điều phù phiếm nực cười được khoa trương như thể một chân lý đời đời đúng đắn.  

Đọc giả có thể gửi chia sẻ, bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

LẠC NHIÊN

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

ĐỂ CON ĐƯỢC “HƯỚNG NGOẠI”

  Chị mải miết đi tìm “niềm vui sống của cuộc đời”. Chị có một công việc mà bao người ao ước, một người chồng đẹp trai và có ý chí vươn lên, hai đứa con chăm ngoan, học giỏi và một tâm hồn trống rỗng. Cuộc đời chị là một chuỗi ngày lên kế hoạch, hành động, đạt...

GIAO TIẾP TRONG TÌNH YÊU

  Anh ơi, em mệt mỏi quá! Sao thế? … Thôi, không có gì đâu! Ừ. Vậy em nghỉ ngơi cho khỏe. Khi nào em thấy ổn hơn thì mình nói chuyện sau nhé. Anh không hiểu em gì cả! Anh đúng là một kẻ vô tâm. Kịch bản quen thuộc ở nhiều cặp đôi này có lẽ bạn cũng dễ đoán được...

AI KHÔNG THÍCH TẾT?

  Khuôn khổ của một đứa trẻ ngoan  Gần đến Tết, tâm trạng của em cứ lên xuống thất thường. Em sắp được về nhà với vòng tay mẹ sau một năm xa nhà miệt mài học tập. Em nhớ mẹ, nhớ cha, nhớ cả đứa em gái “mít ướt, đụng đâu khóc đó”. Em nhớ những bữa ăn gia đình quây...

CHIẾN THẮNG TRONG CUỘC HẸN ĐẦU TIÊN

  Có thể bạn sẽ không tin, nhưng trong cuộc hẹn hò đầu tiên, một người đàn ông thường chỉ mất khoảng 60 giây để quyết định xem anh ta có muốn có cuộc hẹn thứ hai với bạn không. Thật vậy ư? Chắc chắn rồi! Những khoảnh khắc cực kỳ quan trọng như thế này luôn xảy ra...

KHOẢNG CÁCH NÀO CHO TÌNH YÊU

Tôi có hai anh bạn cứ gặp nhau là than phiền về cô vợ của mình và ao ước rằng vợ của mình giống vợ người kia.  Anh Lâm ngán ngẩm với cô vợ kiểm soát và lệ thuộc quá mức vào mình. Mỗi buổi sáng thức dậy, anh sẽ phải dành ra mười lăm phút để liệt kê chi tiết lịch trình...

TÌM NGƯỜI TỐT HƠN ANH

Tôi nhớ một buổi tối nọ, cô bạn tôi sau khi uống say mèm, đã gục mặt vào lòng tôi và rơi những giọt nước mắt vừa bất lực, vừa đau đớn vì mới chia tay bạn trai sau ba năm gắn bó. Cô ấy nức nở rằng: “Anh ấy bảo tao hãy tìm người tốt hơn. Nhưng anh đâu biết rằng tao sẽ...