NHỮNG SAI LẦM KHI DẠY CON

NHỮNG SAI LẦM KHI DẠY CON

“Thương cho roi cho vọt”?

“Thương cho roi cho vọt” có lẽ là cách giáo dục được áp dụng nhiều nhất ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, chỉ có dọa nạt hoặc áp dụng biện pháp bạo lực thì trẻ mới biết sợ mà nghe lời. Từ tốn giảng giải và thừa nhận điểm mạnh của trẻ sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm, tự mãn, chủ quan và bỏ lời dạy dỗ của bố mẹ ngoài tai.

Nhiều năm trước đây, khi còn là tình nguyện viên tổ chức chương trình ở một trường mầm non, tôi có hỏi các cô bé, cậu bé tham gia ngày hôm ấy là: “Các em có thường làm đầy đủ bài tập về nhà không?”. Ban đầu, kết quả rất khả quan khi hầu hết câu trả lời đều là “Có”. Thế nhưng, khi hỏi kỹ hơn về lý do, tôi không khỏi ngạc nhiên khi hơn một nửa trẻ em ở đó đều trả lời rằng vì chúng sợ bị bố mẹ đánh hoặc thầy cô trách mắng. Nói cách khác, các em không hoàn thành bài tập về nhà vì nhận thức được tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, mà là vì các em muốn đối phó với sự rầy la từ người lớn.

Thực chất, dạy dỗ trẻ con là quá trình trang bị kiến thức cần thiết cho trẻ, đồng thời dạy cho trẻ cách tự bảo vệ mình, giúp trẻ phân biệt đúng sai và những điều nguy hiểm cần tránh. Trẻ nên từ chối làm một việc vì nhận thức được đó là hành động sai trái hoặc đem lại nhiều nguy hiểm, chứ không phải là vì lo sợ sự trách mắng hay những trận đòn roi từ người lớn.

Dọa nạt và bắt ép không thể nuôi lớn một đứa trẻ thành một người trưởng thành toàn diện. Khi được áp dụng quá đà, phương pháp giáo dục này có thể để lại những hệ lụy to lớn như khiến trẻ hình thành tính cách cộc cằn, hung hăng và bạo lực ngay cả khi đã trưởng thành, tệ hơn là có xu hướng áp dụng bạo lực lên những đối tượng yếu hơn mình như vật nuôi, anh chị em, bạn bè, con cái của mình sau này và cho rằng đó là điều đương nhiên. Mặt khác, trẻ có thể trở nên lãnh đạm, ù lì luôn thu mình và không dám chia sẻ điều gì với ai.

“Con nít mà cãi lại người lớn là mất dạy”?

Có một hôm, đứa cháu gái đang học lớp 6 của tôi hỏi tôi cách phát âm một từ trong bài đọc tiếng Anh. Em bảo tôi là em muốn xác nhận kỹ lại, vì em cho rằng cô giáo trên trường đọc từ này không đúng, nhưng khi em hỏi cô thì ngay lập tức bị mắng là vô lễ với giáo viên. Rốt cuộc, tại sao người lớn chúng ta lại dựa vào lợi thế tuổi tác của mình để tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến của con trẻ?

Chúng ta luôn đòi hỏi về một xã hội bình đẳng, nhưng chính chúng ta lại đang không tôn trọng suy nghĩ và đối xử bất công với những người yếu thế nhất là trẻ con. Rất nhiều người trưởng thành cho rằng mình có quyền áp đặt, buộc trẻ con phải nghe lời mình vì nó luôn luôn đúng. Đôi khi, chúng ta hiểu rõ lỗi thuộc về phía mình nhưng vẫn tìm cách mắng át đi để khẳng định quyền uy với chúng.

Hành động đó khiến nhiều đứa trẻ hình thành suy nghĩ sai lệch: Khi trẻ con sai, người lớn sẽ có quyền la mắng và đánh đập trẻ con; nhưng trẻ con không được quyền góp ý với những lỗi lầm từ phía người lớn, vì đó là hành động hỗn láo, mất dạy, “trứng mà đòi khôn hơn vịt”.

Bảo vệ mình và quan điểm của mình không đồng nghĩa với hỗn láo và mất dạy. Dù còn non nớt nhưng trẻ con đã có khả năng nhận định và đánh giá sự việc. Giáo dục bằng cách răn đe, dọa nạt sẽ khiến trẻ sợ sệt và bó mình trong một khuôn mẫu có sẵn. Chính vì sợ làm sai, sợ bị mắng nên trẻ mới bị thôi chột khả năng sáng tạo và trở nên phụ thuộc, chỉ biết đợi ý kiến từ  cha mẹ – những người không thể chăm sóc và dìu dắt trẻ cả đời.

Phương pháp giáo dục này có thể làm trẻ nảy sinh tâm lý chống đối vì không ai thích bị gò bó, ép buộc và chỉ sống theo khuôn mẫu mà người khác định sẵn. Nhiều đứa trẻ con còn mong sớm trở thành người lớn để có thể được thoải mái làm sai và chèn ép lại những đứa trẻ khác. Đây là tâm lý phản xã hội, lệch lạc, có thể ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của trẻ đến cả khi trưởng thành. 

 “Chắc nó chỉ đang kiếm chuyện mè nheo thôi”?

Có một khoảng thời gian, mạng xã hội ngập tràn đoạn clip một cậu thiếu niên người Trung Quốc nhảy cầu tự sát. Trong clip, có thể thấy giữa dòng xe cộ, một chiếc ô tô trắng đã dừng lại. Ít phút sau, một cậu thiếu niên xuất hiện từ phía cửa sau xe và chạy ào đến lan can, sau đó lao xuống cầu mà không hề nao núng một phút giây nào. Người mẹ ngay lập tức đuổi theo, cố hết sức cản con mình lại nhưng vô ích, chỉ có thể ngồi sụp xuống bên thành cầu một cách đau đớn và tuyệt vọng.

Theo trang tin zhonghongwang.com, cậu thiếu niên này đã xảy ra mâu thuẫn với bạn học. Sự bất đồng ý kiến về vấn đề này đã thôi thúc cậu ấy nảy sinh quyết định đường đột và thương tâm. Nhiều người không xỏi xót ra, cho rằng: “Không phải vì chúng ta nhìn thấy một sinh mạng xa lạ mất đi, mà là vì nhìn thấy chính chúng ta năm ấy đã suýt đi đến bước đường này”.

Không nói chi đâu xa. Lúc còn là gia sư dạy học, đứa trẻ mà tôi kèm cặp bị bạn bè trên trường hùa nhau bắt nạt. Em đã tìm cách “cầu cứu” với phụ huynh nhưng lại bị quát mắng thậm tệ, rằng: “Mày phải thế nào thì bọn nó mới ăn hiếp”, “Học không lo học, suốt ngày chỉ biết gây chuyện”. Kết cục, em không dám chia sẻ bất cứ điều gì với bố mẹ nữa. Thiếu đi sự can thiệp từ người lớn, những lần trêu chọc, bắt nạt ngày càng diễn ra thường xuyên và quá đáng hơn, khiến em dần bị trầm cảm nặng. Tệ hơn là, lúc vừa hay tin em bị bệnh tâm lý, bố mẹ em vẫn cho rằng: “Chắc nó đang kiếm chuyện thôi”, “Nó thì biết gì, lại muốn làm mình làm mẩy ấy mà”. Đến lúc em cầm dao rạch tay trước mắt họ, họ mới bừng tỉnh và rơi những giọt nước mắt tuyệt vọng.

Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng con em họ chỉ đang viện cớ hoặc kiếm chuyện mè nheo. Thay vì lắng nghe, họ sẽ đổ hết lỗi lầm sang cho trẻ, thậm chí mắng nhiếc trẻ thậm tệ vì những nỗ lực cầu cứu ấy. Vốn dĩ khoảng cách dài về tuổi tác sẽ dẫn đến sự khác biệt to lớn giữa các thế hệ. Nếu cha mẹ không chịu lắng nghe, dung hòa nhưng khác biệt này thì họ sẽ dần đẩy chính con mình vào vực sâu tăm tối.

Thế giới của trẻ con có thể ngây ngô, mộng mơ và ít thực tế hơn người lớn, nhưng ở đó vẫn tồn tại những suy nghĩ và cung bậc cảm xúc riêng. Trẻ con luôn theo bản năng mà tin tưởng, dựa dẫm vào cha mẹ mình. Nếu kể cả cha mẹ còn không lắng nghe và cảm thông cho trẻ, trẻ sẽ trở nên lạc lối. Đừng bao giờ xem thường cảm xúc hay những câu chuyện của trẻ con, vì đó có thể là nỗ lực cầu cứu của trẻ.

Sinh con, nuôi con có thể không quá khó khăn. Nhưng dạy con nên người lại là cả một quá trình dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự bao dung, tinh tế và lòng thông cảm. Là bậc làm cha làm mẹ trong thời đại mới, hãy kiên nhẫn để có thể cho con em mình cơ hội trở thành một người toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần trong tương lai.

CATHERINE

“Thương cho roi cho vọt”?

“Thương cho roi cho vọt” có lẽ là cách giáo dục được áp dụng nhiều nhất ở Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Trong suy nghĩ của nhiều bậc phụ huynh, chỉ có dọa nạt hoặc áp dụng biện pháp bạo lực thì trẻ mới biết sợ mà nghe lời. Từ tốn giảng giải và thừa nhận điểm mạnh của trẻ sẽ khiến trẻ trở nên lì lợm, tự mãn, chủ quan và bỏ lời dạy dỗ của bố mẹ ngoài tai.

Nhiều năm trước đây, khi còn là tình nguyện viên tổ chức chương trình ở một trường mầm non, tôi có hỏi các cô bé, cậu bé tham gia ngày hôm ấy là: “Các em có thường làm đầy đủ bài tập về nhà không?”. Ban đầu, kết quả rất khả quan khi hầu hết câu trả lời đều là “Có”. Thế nhưng, khi hỏi kỹ hơn về lý do, tôi không khỏi ngạc nhiên khi hơn một nửa trẻ em ở đó đều trả lời rằng vì chúng sợ bị bố mẹ đánh hoặc thầy cô trách mắng. Nói cách khác, các em không hoàn thành bài tập về nhà vì nhận thức được tầm quan trọng của việc ôn luyện kiến thức, mà là vì các em muốn đối phó với sự rầy la từ người lớn.

Thực chất, dạy dỗ trẻ con là quá trình trang bị kiến thức cần thiết cho trẻ, đồng thời dạy cho trẻ cách tự bảo vệ mình, giúp trẻ phân biệt đúng sai và những điều nguy hiểm cần tránh. Trẻ nên từ chối làm một việc vì nhận thức được đó là hành động sai trái hoặc đem lại nhiều nguy hiểm, chứ không phải là vì lo sợ sự trách mắng hay những trận đòn roi từ người lớn.

Dọa nạt và bắt ép không thể nuôi lớn một đứa trẻ thành một người trưởng thành toàn diện. Khi được áp dụng quá đà, phương pháp giáo dục này có thể để lại những hệ lụy to lớn như khiến trẻ hình thành tính cách cộc cằn, hung hăng và bạo lực ngay cả khi đã trưởng thành, tệ hơn là có xu hướng áp dụng bạo lực lên những đối tượng yếu hơn mình như vật nuôi, anh chị em, bạn bè, con cái của mình sau này và cho rằng đó là điều đương nhiên. Mặt khác, trẻ có thể trở nên lãnh đạm, ù lì luôn thu mình và không dám chia sẻ điều gì với ai.

“Con nít mà cãi lại người lớn là mất dạy”?

Có một hôm, đứa cháu gái đang học lớp 6 của tôi hỏi tôi cách phát âm một từ trong bài đọc tiếng Anh. Em bảo tôi là em muốn xác nhận kỹ lại, vì em cho rằng cô giáo trên trường đọc từ này không đúng, nhưng khi em hỏi cô thì ngay lập tức bị mắng là vô lễ với giáo viên. Rốt cuộc, tại sao người lớn chúng ta lại dựa vào lợi thế tuổi tác của mình để tước đoạt quyền tự do thể hiện ý kiến của con trẻ?

Chúng ta luôn đòi hỏi về một xã hội bình đẳng, nhưng chính chúng ta lại đang không tôn trọng suy nghĩ và đối xử bất công với những người yếu thế nhất là trẻ con. Rất nhiều người trưởng thành cho rằng mình có quyền áp đặt, buộc trẻ con phải nghe lời mình vì nó luôn luôn đúng. Đôi khi, chúng ta hiểu rõ lỗi thuộc về phía mình nhưng vẫn tìm cách mắng át đi để khẳng định quyền uy với chúng.

Hành động đó khiến nhiều đứa trẻ hình thành suy nghĩ sai lệch: Khi trẻ con sai, người lớn sẽ có quyền la mắng và đánh đập trẻ con; nhưng trẻ con không được quyền góp ý với những lỗi lầm từ phía người lớn, vì đó là hành động hỗn láo, mất dạy, “trứng mà đòi khôn hơn vịt”.

Bảo vệ mình và quan điểm của mình không đồng nghĩa với hỗn láo và mất dạy. Dù còn non nớt nhưng trẻ con đã có khả năng nhận định và đánh giá sự việc. Giáo dục bằng cách răn đe, dọa nạt sẽ khiến trẻ sợ sệt và bó mình trong một khuôn mẫu có sẵn. Chính vì sợ làm sai, sợ bị mắng nên trẻ mới bị thôi chột khả năng sáng tạo và trở nên phụ thuộc, chỉ biết đợi ý kiến từ  cha mẹ – những người không thể chăm sóc và dìu dắt trẻ cả đời.

Phương pháp giáo dục này có thể làm trẻ nảy sinh tâm lý chống đối vì không ai thích bị gò bó, ép buộc và chỉ sống theo khuôn mẫu mà người khác định sẵn. Nhiều đứa trẻ con còn mong sớm trở thành người lớn để có thể được thoải mái làm sai và chèn ép lại những đứa trẻ khác. Đây là tâm lý phản xã hội, lệch lạc, có thể ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của trẻ đến cả khi trưởng thành. 

 “Chắc nó chỉ đang kiếm chuyện mè nheo thôi”?

Có một khoảng thời gian, mạng xã hội ngập tràn đoạn clip một cậu thiếu niên người Trung Quốc nhảy cầu tự sát. Trong clip, có thể thấy giữa dòng xe cộ, một chiếc ô tô trắng đã dừng lại. Ít phút sau, một cậu thiếu niên xuất hiện từ phía cửa sau xe và chạy ào đến lan can, sau đó lao xuống cầu mà không hề nao núng một phút giây nào. Người mẹ ngay lập tức đuổi theo, cố hết sức cản con mình lại nhưng vô ích, chỉ có thể ngồi sụp xuống bên thành cầu một cách đau đớn và tuyệt vọng.

Theo trang tin zhonghongwang.com, cậu thiếu niên này đã xảy ra mâu thuẫn với bạn học. Sự bất đồng ý kiến về vấn đề này đã thôi thúc cậu ấy nảy sinh quyết định đường đột và thương tâm. Nhiều người không xỏi xót ra, cho rằng: “Không phải vì chúng ta nhìn thấy một sinh mạng xa lạ mất đi, mà là vì nhìn thấy chính chúng ta năm ấy đã suýt đi đến bước đường này”.

Không nói chi đâu xa. Lúc còn là gia sư dạy học, đứa trẻ mà tôi kèm cặp bị bạn bè trên trường hùa nhau bắt nạt. Em đã tìm cách “cầu cứu” với phụ huynh nhưng lại bị quát mắng thậm tệ, rằng: “Mày phải thế nào thì bọn nó mới ăn hiếp”, “Học không lo học, suốt ngày chỉ biết gây chuyện”. Kết cục, em không dám chia sẻ bất cứ điều gì với bố mẹ nữa. Thiếu đi sự can thiệp từ người lớn, những lần trêu chọc, bắt nạt ngày càng diễn ra thường xuyên và quá đáng hơn, khiến em dần bị trầm cảm nặng. Tệ hơn là, lúc vừa hay tin em bị bệnh tâm lý, bố mẹ em vẫn cho rằng: “Chắc nó đang kiếm chuyện thôi”, “Nó thì biết gì, lại muốn làm mình làm mẩy ấy mà”. Đến lúc em cầm dao rạch tay trước mắt họ, họ mới bừng tỉnh và rơi những giọt nước mắt tuyệt vọng.

Nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng con em họ chỉ đang viện cớ hoặc kiếm chuyện mè nheo. Thay vì lắng nghe, họ sẽ đổ hết lỗi lầm sang cho trẻ, thậm chí mắng nhiếc trẻ thậm tệ vì những nỗ lực cầu cứu ấy. Vốn dĩ khoảng cách dài về tuổi tác sẽ dẫn đến sự khác biệt to lớn giữa các thế hệ. Nếu cha mẹ không chịu lắng nghe, dung hòa nhưng khác biệt này thì họ sẽ dần đẩy chính con mình vào vực sâu tăm tối.

Thế giới của trẻ con có thể ngây ngô, mộng mơ và ít thực tế hơn người lớn, nhưng ở đó vẫn tồn tại những suy nghĩ và cung bậc cảm xúc riêng. Trẻ con luôn theo bản năng mà tin tưởng, dựa dẫm vào cha mẹ mình. Nếu kể cả cha mẹ còn không lắng nghe và cảm thông cho trẻ, trẻ sẽ trở nên lạc lối. Đừng bao giờ xem thường cảm xúc hay những câu chuyện của trẻ con, vì đó có thể là nỗ lực cầu cứu của trẻ.

Sinh con, nuôi con có thể không quá khó khăn. Nhưng dạy con nên người lại là cả một quá trình dài, đòi hỏi nhiều công sức, sự bao dung, tinh tế và lòng thông cảm. Là bậc làm cha làm mẹ trong thời đại mới, hãy kiên nhẫn để có thể cho con em mình cơ hội trở thành một người toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần trong tương lai.

CATHERINE

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

NGỪNG ĐỔ LỖI KHI TAN VỠ

  Ắt hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần tan vỡ trong đời. Nếu bạn chỉ có duy nhất một mối tình và hiện tại đang sống hạnh phúc cùng người ấy thì tôi thật lòng rất mừng cho bạn, bạn là trường hợp rất hiếm hoi trong xã hội đấy.  Còn nếu bạn đã từng trải qua...

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ...

MONG TỪNG NGÀY CHO ĐẾN GIÁNG SINH

Một mùa Giáng sinh nữa lại về, Sài Gòn mấy hôm nay trời trở lạnh, những cung đường thay sắc áo rực rỡ dưới muôn ngàn ánh đèn lung linh huyền ảo. Đâu đó lúc chiều tà tiếng chuông nhà thờ trong xóm Đạo ngân vang điểm từng hồi chậm rãi, rung rung trong làn sương mỏng gợi...

NGƯỜI ĐẸP VÀ QUÁI THÚ

Người đẹp và Quái thú - Beauty and The Beast, bản hoạt hình được Walt Disney công chiếu năm 1991, là câu chuyện cổ tích kể về mối tình đẹp, thơ mộng nhưng cũng lắm trắc trở giữa Belle dũng cảm, tử tế, kiên nhẫn, vị tha, thông minh, hiếu thảo, không ham mê vật chất và...

SỰ TRÂN TRỌNG TRONG MỐI QUAN HỆ

Hiếm ai ngờ rằng sự thiếu trân trọng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự tan vỡ trong các mối quan hệ. Nhiều người phụ nữ dốc lòng vì chồng vì con, nhưng đổi lại không gì ngoài sự hờ hững. Chắc hẳn không một người phụ nữ nào muốn cái danh hư ảo mang...

NGÔN NGỮ TÌNH YÊU TIẾT LỘ ĐIỀU GÌ VỀ BẢN THÂN BẠN

Thế nhưng, tiến sĩ Gary Chapman đã khiến chúng ta lầm tưởng khi ngụ ý rằng các nhóm ngôn ngữ tình yêu đều ngang bằng nhau. Thực chất, mỗi ngôn ngữ tình yêu đều ẩn chứa những ý nghĩa riêng biệt. Thời gian chất lượng (Quality Time) Thời gian chính là tài sản quý giá...

NGỪNG ĐỔ LỖI KHI TAN VỠ

  Ắt hẳn ai cũng từng trải qua ít nhất một lần tan vỡ trong đời. Nếu bạn chỉ có duy nhất một mối tình và hiện tại đang sống hạnh phúc cùng người ấy thì tôi thật lòng rất mừng cho bạn, bạn là trường hợp rất hiếm hoi trong xã hội đấy.  Còn nếu bạn đã từng trải qua...

CON GÁI CỦA MẸ!

“Tôi không thích mẹ càm ràm nhưng lại không thể phớt lờ chúng. Tôi ghét bản thân không thể tốt hơn để mẹ được hạnh phúc. Tôi sợ nếu mình sai phạm thì mẹ sẽ thất vọng.  Không biết từ khi nào, những suy nghĩ về cảm nhận của mẹ luôn là mối bận tâm của tôi. Thậm chí có...

CHIẾN TRANH LẠNH TRONG HÔN NHÂN

Chiến tranh lạnh là điều mà hầu như không cặp đôi nào tránh khỏi được, đặc biệt sau hôn nhân thì tần suất ngày một nhiều hơn. Sự im lặng chết chóc ấy thường bắt đầu từ một điều gì đó vụn vặt và lố bịch mà các cặp vợ chồng không thể nhớ nổi, và nếu có thể nhớ ra, họ sẽ...

06 TIN ĐỒN VỀ ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Hãy xem xét 06 tin đồn thường gặp sau đây: Phụ nữ lãng mạn hơn đàn ông Vì đối tượng mà hầu hết tiểu thuyết và hài kịch lãng mạn nhắm tới là khán giả nữ, có thể khó tin nhưng đàn ông thực sự có cái nhìn lãng mạn về tình yêu hơn phụ nữ. Một thước đo lãng mạn được sử...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐỐI XỬ TỬ TẾ VỚI BẢN THÂN MÌNH HƠN

  Nhiều người lầm rằng sự tự trắc ẩn (Self-Compassion) nghĩa là cho phép chính mình buông thả và tự dối gạt bản thân để trốn tránh trách nhiệm những khi yếu kém hay biếng nhác. Cũng có không ít người nghĩ tự trắc ẩn là phải tự hà khắc với chính mình, phải gạt bỏ...

BẬN RỘN CHỈ LÀ CÁI CỚ ?

  Ai cũng có những giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là trong vòng xoáy của cuộc sống xô bồ thời hiện đại, bận rộn chính là lý do được nhiều người sử dụng nhất và có vẻ là một cụm từ “nhàm tai” nhất. Nhưng câu hỏi mà mọi phụ nữ luôn băn khoăn chính...