PHÍA SAU MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”

PHÍA SAU MỘT ĐỨA TRẺ “NGOAN”

 

Ngày bé, mỗi dịp lễ Tết, sinh nhật, câu chúc mà tôi nhận được nhiều nhất – từ cả người lớn và những bạn bè đồng trang lứa, chính là “ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ”. Đây có lẽ cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của nhiều người làm cha mẹ trong quá trình nuôi con. Thế nhưng, có một nghịch lí rằng có rất nhiều đứa trẻ, lúc nhỏ rất “ngoan” nhưng lớn lên lại vô cùng thụ động, rụt rè và có nhiều vấn đề tâm lý.

Kể từ khi có nhận thức, trẻ luôn được răn dạy rằng phải nghe lời. Ở nhà thì phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ: “Ngoan đi rồi bố mẹ sẽ mua đồ chơi mới, cho con xem TV”, “Con ngoan thì bố mẹ mới thương, nếu không ngoan thì bố mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà hoặc tặng cho người khác nuôi”.

Bên cạnh đó, trẻ con cũng được dạy phải luôn nghe lời giáo viên, chú bác họ hàng. Cãi lại là hư, mất dạy, hỗn láo. Dù rằng người lớn không phải lúc nào cũng đúng, thậm chí có nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra như bị giáo viên bạo hành, bị họ hàng xâm hại, nhưng những đứa trẻ nạn nhân vốn đã mất đi khả năng cầu cứu vì thiếu sự kết nối với bố mẹ, tệ hơn là chúng còn không có nhận thức về việc này.

Trong cuộc gặp gỡ của những bậc làm cha làm mẹ, chủ đề cũng thường xoay quanh việc so sánh con ai ngoan hơn, hiểu chuyện hơn. Nhiều người còn kể xấu con mình công khai, mặc kệ đứa trẻ vẫn đang ở đó và đang phải lắng nghe những điều tồi tệ về mình, từ chính người đã sinh ra chúng.

Dần dà, những đứa trẻ này đã hình thành một nhận thức, đó là phải ngoan ngoãn, hiểu chuyện, luôn vâng lời thì mới được yêu thích. Vậy phía sau một đứa trẻ ngoan có thể có những mặt tối nào?

Trong tác phẩm “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”, Đặng Hoàng Giang đã viết: “Để nhận được tình cảm của cha mẹ, nhiều đứa trẻ cố gắng chạy theo yêu cầu của họ đến kiệt sức. Chúng trở thành một bản thể rỗng, một cái gương phản chiếu mong muốn của người lớn. Không được khám phá bản thân, phát triển cảm xúc, được phạm sai lầm, không biết đến cảm giác được yêu thương mà không đi kèm điều kiện, chúng gặp khó khăn để phát triển cảm giác cuộc sống này là đáng sống, và bấu víu vào những thành tích của mình để tìm chút ý nghĩa. Chúng lớn lên mà cảm thấy xa lạ với chính mình – chúng đã luôn được dạy rằng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu của bản thân là dị dạng, ích kỷ, sai trái, hay độc ác. Nhiều người trẻ gặp khó khăn để xây dựng những quan hệ lành mạnh, nơi họ tự tin nêu lên nhu cầu của mình và lắng nghe nhu cầu người khác, thực hành cho và nhận một cách hài hòa. Không ngạc nhiên, dù có ưu tú về trí tuệ, người trẻ trong những câu chuyện ở phần này luôn thấy cô độc, lạc lõng và chật vật để bước vào tình yêu.”

Quả thật, trẻ con vốn có nhận thức rất non nớt. Biểu hiện ngoan ngoãn bên ngoài của một đứa trẻ có thể không phải vì đứa trẻ đó đã đạt được mức độ nhận thức nào đó, mà là vì nó đang cố ép mình vào khuôn khổ để làm hài lòng người lớn. Nói cách khác, để được yêu thích, để người lớn hài lòng, nó luôn đeo mặt nạ và tự đè nén những cảm xúc, mong muốn cá nhân của bản thân, vì “hư” là một hành vi không được phép thực hiện. Đằng sau vẻ ngoài ngoan ngoãn đó có thể là những diễn biến tâm lý phức tạp, những bất mãn, tâm sự, trăn trở mà nó không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ.

Những diễn biến tâm lý ngầm này có thể gây ra triệu chứng thần kinh và những tư tưởng lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không biết. Nhiều đứa trẻ như vậy khi lớn lên, cảm xúc đè nén đến lúc “bùng nổ”, thả ra bản tính, khiến chúng hình thành tính cách trái ngược hoàn toàn với lúc nhỏ. Tệ hơn là chúng không thể tự kiểm soát và đánh mất chính mình, gây ra nhiều câu chuyện đáng tiếc.

Không được khám phá tâm hồn, không được lắng nghe và phát triển cảm xúc, luôn đè nén và từ chối mong muốn của chính mình khiến nhiều đứa trẻ dần mất kết nối với bản thân. Hành trình cuộc đời dài như vậy, chúng giống như một vị khách độc lai độc vãng, xa lạ với chính mình, không biết mình muốn gì, cần gì, phải làm gì. Vốn dĩ chúng đã lớn lên với việc vâng lời và làm theo, không được phản bác, cũng không có quyền thay đổi, khiến chúng bị gò ép, bó buộc trong một cái khuôn, con đường do người lớn vạch sẵn. Hệ quả là chúng trở nên phụ thuộc, mài mòn khả năng sáng tạo và không thể phát huy khả năng của bản thân mình.

Tuân thủ quy tắc quá mức có thể khiến một đứa trẻ được đánh giá là ngoan ngoãn và nhận sự yêu thương của người lớn, nhưng lại khiến chúng không thể bứt phá trong thế giới của người trưởng thành. Suốt hành trình lớn lên, chúng không được hình thành tư duy phản biện, không được rèn dũa khả năng tranh luận và chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của bản thân. Hệ lụy là chúng không có được cái nhìn sâu sắc về mọi việc, càng không có tiếng nói ở đám đông và khả năng tự bảo vệ luận điểm của mình. Tư duy lối mòn, không dám chấp nhận thất bại và đối mặt với sự phản đối sẽ khiến chúng không thể bứt phá trên đường đời.

Bản thân tôi ngày bé cũng là một đứa trẻ luôn gọi dạ bảo vâng, được đánh giá là ngoan ngoãn đúng mực. Kết quả, trong nhiều năm liền, tôi không có khả năng từ chối người khác. Vì bị ám ảnh với mong muốn và cái nhìn của người ngoài, nên có những chuyện dù không thích, tôi vẫn phải thực hiện vì không thể chống lại lời nhờ vả khẩn thiết hay sự áp đặt gắt gao của đối phương. Xuyên suốt những năm trung học, tôi vẫn luôn là một đứa trẻ không có lập trường vững vàng, dễ bị người khác lôi kéo và làm ảnh hưởng. Tôi đặt giá trị sống của mình vào tay người khác, chỉ để được chú ý tới và cảm thấy bản thân còn có giá trị. Hệ lụy này đã từng được Barbara Coloroso đề cập trong cuốn sách “Bốn món quà tặng con”. Khi nghe nhiều phụ huynh than phiền: “Con tôi trước đây không như vậy, nó luôn là đứa trẻ ngoan, biết cư xử đúng mực, lễ phép và ăn mặc chỉnh tề. Bây giờ thì thật tệ”, Barbara đã trả lời rằng: “Thằng bé không hề thay đổi. Từ khi còn nhỏ, nó đã mặc những gì bà bảo nó mặc, cư xử theo ý bà, nói những gì bà bảo nó nói. Nó luôn nghe theo những gì người khác bảo nó làm. Bây giờ vẫn vậy, chỉ có điều bây giờ nó nghe lời bạn nó chứ không phải cha mẹ”.

Người lớn chúng ta vẫn thường có những bài viết, bài phát biểu truyền cảm hứng như “hãy là chính mình”, “lắng nghe trái tim”, “đừng sống vì sắc mặt người khác”, “hãy bứt phá khỏi vòng an toàn”. Trẻ con thì không như vậy, những gì chúng được dạy là không ngoan thì sẽ bị đuổi khỏi nhà, thì sẽ không được yêu thương nữa. Chúng không được phạm sai lầm, không được để lộ những cảm xúc tiêu cực vốn có của một con người, cũng không được trải nghiệm trọn vẹn cảm giác “yêu thương mà không cần đi kèm điều kiện”.

Giáo dục một đứa trẻ đi vào nề nếp và thực hiện những điều đúng đắn là một điều vô cùng cần thiết. Nhưng hãy để trẻ đạt được điều đó vì nhận thức được đâu là hành vi đúng đắn, chứ không phải vì sợ bị đánh hay đuổi ra khỏi nhà. Đừng áp đặt bằng mệnh lệnh, hãy chỉ bảo bằng sự kiên nhẫn và phân tích phải trái, đúng sai. Đừng cấm đoán, hãy định hướng và đưa ra lời khuyên cho trẻ. Đừng bắt trẻ giấu nhẹm cảm xúc, nhu cầu của mình và dạy rằng đó là ích kỷ, sai trái, hãy lắng nghe tâm sự của trẻ, chỉ trẻ cách giải quyết rồi dạy trẻ chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình.

Ai cũng có những lúc sai lầm, những lần cảm thấy tiêu cực, và có thể là những ý tưởng táo bạo, đi ngược với đám đông. Thay vì biến trẻ thành con rối trống rỗng được điều khiển bởi mong muốn của người lớn, hãy đồng hành cùng trẻ mỗi lần vấp ngã, cùng trẻ khám phá cảm xúc, ước mơ, giúp trẻ hình thành tư duy phản biện và dạy cho trẻ cách tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Ngày bé, mỗi dịp lễ Tết, sinh nhật, câu chúc mà tôi nhận được nhiều nhất – từ cả người lớn và những bạn bè đồng trang lứa, chính là “ngoan ngoãn, biết vâng lời cha mẹ”. Đây có lẽ cũng là một trong những mong muốn lớn nhất của nhiều người làm cha mẹ trong quá trình nuôi con. Thế nhưng, có một nghịch lí rằng có rất nhiều đứa trẻ, lúc nhỏ rất “ngoan” nhưng lớn lên lại vô cùng thụ động, rụt rè và có nhiều vấn đề tâm lý.

Kể từ khi có nhận thức, trẻ luôn được răn dạy rằng phải nghe lời. Ở nhà thì phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ: “Ngoan đi rồi bố mẹ sẽ mua đồ chơi mới, cho con xem TV”, “Con ngoan thì bố mẹ mới thương, nếu không ngoan thì bố mẹ sẽ đuổi con ra khỏi nhà hoặc tặng cho người khác nuôi”.

Bên cạnh đó, trẻ con cũng được dạy phải luôn nghe lời giáo viên, chú bác họ hàng. Cãi lại là hư, mất dạy, hỗn láo. Dù rằng người lớn không phải lúc nào cũng đúng, thậm chí có nhiều trường hợp thương tâm đã xảy ra như bị giáo viên bạo hành, bị họ hàng xâm hại, nhưng những đứa trẻ nạn nhân vốn đã mất đi khả năng cầu cứu vì thiếu sự kết nối với bố mẹ, tệ hơn là chúng còn không có nhận thức về việc này.

Trong cuộc gặp gỡ của những bậc làm cha làm mẹ, chủ đề cũng thường xoay quanh việc so sánh con ai ngoan hơn, hiểu chuyện hơn. Nhiều người còn kể xấu con mình công khai, mặc kệ đứa trẻ vẫn đang ở đó và đang phải lắng nghe những điều tồi tệ về mình, từ chính người đã sinh ra chúng.

Dần dà, những đứa trẻ này đã hình thành một nhận thức, đó là phải ngoan ngoãn, hiểu chuyện, luôn vâng lời thì mới được yêu thích. Vậy phía sau một đứa trẻ ngoan có thể có những mặt tối nào?

Trong tác phẩm “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ”, Đặng Hoàng Giang đã viết: “Để nhận được tình cảm của cha mẹ, nhiều đứa trẻ cố gắng chạy theo yêu cầu của họ đến kiệt sức. Chúng trở thành một bản thể rỗng, một cái gương phản chiếu mong muốn của người lớn. Không được khám phá bản thân, phát triển cảm xúc, được phạm sai lầm, không biết đến cảm giác được yêu thương mà không đi kèm điều kiện, chúng gặp khó khăn để phát triển cảm giác cuộc sống này là đáng sống, và bấu víu vào những thành tích của mình để tìm chút ý nghĩa. Chúng lớn lên mà cảm thấy xa lạ với chính mình – chúng đã luôn được dạy rằng cảm xúc, mong muốn, nhu cầu của bản thân là dị dạng, ích kỷ, sai trái, hay độc ác. Nhiều người trẻ gặp khó khăn để xây dựng những quan hệ lành mạnh, nơi họ tự tin nêu lên nhu cầu của mình và lắng nghe nhu cầu người khác, thực hành cho và nhận một cách hài hòa. Không ngạc nhiên, dù có ưu tú về trí tuệ, người trẻ trong những câu chuyện ở phần này luôn thấy cô độc, lạc lõng và chật vật để bước vào tình yêu.”

Quả thật, trẻ con vốn có nhận thức rất non nớt. Biểu hiện ngoan ngoãn bên ngoài của một đứa trẻ có thể không phải vì đứa trẻ đó đã đạt được mức độ nhận thức nào đó, mà là vì nó đang cố ép mình vào khuôn khổ để làm hài lòng người lớn. Nói cách khác, để được yêu thích, để người lớn hài lòng, nó luôn đeo mặt nạ và tự đè nén những cảm xúc, mong muốn cá nhân của bản thân, vì “hư” là một hành vi không được phép thực hiện. Đằng sau vẻ ngoài ngoan ngoãn đó có thể là những diễn biến tâm lý phức tạp, những bất mãn, tâm sự, trăn trở mà nó không bao giờ bộc lộ hoặc không dám bộc lộ.

Những diễn biến tâm lý ngầm này có thể gây ra triệu chứng thần kinh và những tư tưởng lệch chuẩn ở trẻ mà bố mẹ không biết. Nhiều đứa trẻ như vậy khi lớn lên, cảm xúc đè nén đến lúc “bùng nổ”, thả ra bản tính, khiến chúng hình thành tính cách trái ngược hoàn toàn với lúc nhỏ. Tệ hơn là chúng không thể tự kiểm soát và đánh mất chính mình, gây ra nhiều câu chuyện đáng tiếc.

Không được khám phá tâm hồn, không được lắng nghe và phát triển cảm xúc, luôn đè nén và từ chối mong muốn của chính mình khiến nhiều đứa trẻ dần mất kết nối với bản thân. Hành trình cuộc đời dài như vậy, chúng giống như một vị khách độc lai độc vãng, xa lạ với chính mình, không biết mình muốn gì, cần gì, phải làm gì. Vốn dĩ chúng đã lớn lên với việc vâng lời và làm theo, không được phản bác, cũng không có quyền thay đổi, khiến chúng bị gò ép, bó buộc trong một cái khuôn, con đường do người lớn vạch sẵn. Hệ quả là chúng trở nên phụ thuộc, mài mòn khả năng sáng tạo và không thể phát huy khả năng của bản thân mình.

Tuân thủ quy tắc quá mức có thể khiến một đứa trẻ được đánh giá là ngoan ngoãn và nhận sự yêu thương của người lớn, nhưng lại khiến chúng không thể bứt phá trong thế giới của người trưởng thành. Suốt hành trình lớn lên, chúng không được hình thành tư duy phản biện, không được rèn dũa khả năng tranh luận và chịu trách nhiệm về hành vi, lỗi lầm của bản thân. Hệ lụy là chúng không có được cái nhìn sâu sắc về mọi việc, càng không có tiếng nói ở đám đông và khả năng tự bảo vệ luận điểm của mình. Tư duy lối mòn, không dám chấp nhận thất bại và đối mặt với sự phản đối sẽ khiến chúng không thể bứt phá trên đường đời.

Bản thân tôi ngày bé cũng là một đứa trẻ luôn gọi dạ bảo vâng, được đánh giá là ngoan ngoãn đúng mực. Kết quả, trong nhiều năm liền, tôi không có khả năng từ chối người khác. Vì bị ám ảnh với mong muốn và cái nhìn của người ngoài, nên có những chuyện dù không thích, tôi vẫn phải thực hiện vì không thể chống lại lời nhờ vả khẩn thiết hay sự áp đặt gắt gao của đối phương. Xuyên suốt những năm trung học, tôi vẫn luôn là một đứa trẻ không có lập trường vững vàng, dễ bị người khác lôi kéo và làm ảnh hưởng. Tôi đặt giá trị sống của mình vào tay người khác, chỉ để được chú ý tới và cảm thấy bản thân còn có giá trị. Hệ lụy này đã từng được Barbara Coloroso đề cập trong cuốn sách “Bốn món quà tặng con”. Khi nghe nhiều phụ huynh than phiền: “Con tôi trước đây không như vậy, nó luôn là đứa trẻ ngoan, biết cư xử đúng mực, lễ phép và ăn mặc chỉnh tề. Bây giờ thì thật tệ”, Barbara đã trả lời rằng: “Thằng bé không hề thay đổi. Từ khi còn nhỏ, nó đã mặc những gì bà bảo nó mặc, cư xử theo ý bà, nói những gì bà bảo nó nói. Nó luôn nghe theo những gì người khác bảo nó làm. Bây giờ vẫn vậy, chỉ có điều bây giờ nó nghe lời bạn nó chứ không phải cha mẹ”.

Người lớn chúng ta vẫn thường có những bài viết, bài phát biểu truyền cảm hứng như “hãy là chính mình”, “lắng nghe trái tim”, “đừng sống vì sắc mặt người khác”, “hãy bứt phá khỏi vòng an toàn”. Trẻ con thì không như vậy, những gì chúng được dạy là không ngoan thì sẽ bị đuổi khỏi nhà, thì sẽ không được yêu thương nữa. Chúng không được phạm sai lầm, không được để lộ những cảm xúc tiêu cực vốn có của một con người, cũng không được trải nghiệm trọn vẹn cảm giác “yêu thương mà không cần đi kèm điều kiện”.

Giáo dục một đứa trẻ đi vào nề nếp và thực hiện những điều đúng đắn là một điều vô cùng cần thiết. Nhưng hãy để trẻ đạt được điều đó vì nhận thức được đâu là hành vi đúng đắn, chứ không phải vì sợ bị đánh hay đuổi ra khỏi nhà. Đừng áp đặt bằng mệnh lệnh, hãy chỉ bảo bằng sự kiên nhẫn và phân tích phải trái, đúng sai. Đừng cấm đoán, hãy định hướng và đưa ra lời khuyên cho trẻ. Đừng bắt trẻ giấu nhẹm cảm xúc, nhu cầu của mình và dạy rằng đó là ích kỷ, sai trái, hãy lắng nghe tâm sự của trẻ, chỉ trẻ cách giải quyết rồi dạy trẻ chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình.

Ai cũng có những lúc sai lầm, những lần cảm thấy tiêu cực, và có thể là những ý tưởng táo bạo, đi ngược với đám đông. Thay vì biến trẻ thành con rối trống rỗng được điều khiển bởi mong muốn của người lớn, hãy đồng hành cùng trẻ mỗi lần vấp ngã, cùng trẻ khám phá cảm xúc, ước mơ, giúp trẻ hình thành tư duy phản biện và dạy cho trẻ cách tự chịu trách nhiệm trước hành vi của mình.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...