SƠ CỨU CẢM XÚC?

SƠ CỨU CẢM XÚC?

Kể từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy cách chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn như đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay sạch trước khi ăn hoặc dán băng cá nhân vào những vết thương. Thế nhưng, chẳng có ai dạy dỗ tường tận chúng ta cách chăm sóc cảm xúc. Hầu hết mọi người đều biết cách giữ gìn sức khỏe thể chất, nhưng lại không biết làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tinh thần.

So với vết thương thể chất, vết thương tinh thần còn xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Cô đơn, thất bại, bị từ chối, mất mát,… rất nhiều thứ ngoài ý muốn có thể xảy ra và tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm lý của chúng ta. Kể cả những người lạc quan và tích cực nhất ắt cũng có những lần oằn mình giữa vực sâu tuyệt vọng, cố gắng vùng vẫy nhưng bất lực, chỉ biết bó gối tự ôm lấy mình với hai hàng nước mắt lăn dài.

Những ảnh hưởng tâm lý tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng khi chúng ta lờ đi và mặc kệ chúng quá lâu, chúng sẽ ngày càng trở nên tệ hơn và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nỗi buồn, nỗi cô đơn kéo dài quá lâu sẽ gây ra trầm cảm. Thất bại, mất mát, bị từ chối quá nhiều lần sẽ khiến chúng ta mất đi niềm tin vào bản thân, thậm chí chối bỏ chính mình.

Vì vậy, hãy trang bị cho mình những cách sơ cứu cảm xúc cần thiết.

Chú ý đến những nỗi đau cảm xúc

Vì không muốn đối diện nên chúng ta thường lờ đi hoặc giấu nhẹm những nỗi đau cảm xúc của mình. Dần dà, chúng sẽ tích tụ ngày càng nhiều, giống như một ngọn núi lửa chực chờ phun trào, chỉ cần một “giọt nước tràn ly” là chúng có thể nổ tung, vây kín chúng ta bất cứ lúc nào.

Mỗi lúc bị đứt tay hoặc xây xát, chúng ta cần phải xức thuốc sát trùng vào vết thương và dán băng cá nhân để tránh bị nhiễm trùng. Những vết thương cảm xúc cũng vậy, cần được sơ cứu kịp thời trước khi trở nên lở loét và mục ruỗng. 

Chú ý đến những nỗi đau cảm xúc không có nghĩa là sống cùng với sự tiêu cực. Có nhiều người thường đổi sự chú ý sang những điều “sao lãng” tích cực như xem một bộ phim, giải một câu đố,… Đây là một phương pháp vượt thoát hiệu quả và thích hợp với nhiều người. Tuy nhiên, khi cảm giác đau buồn cứ mãi kéo dài không chấm dứt, bạn cần phải chú ý nhìn nhận và tìm cách xử lý nó. Chia sẻ với những người thân cận hoặc trò chuyện với chuyên gia tâm lý là một số gợi ý để vết thương của bạn có thể được xử lý tốt và triệt để hơn.

Bảo vệ tình yêu mà bạn dành cho bản thân

Một trong những suy nghĩ phổ biến nhất khi chúng ta gặp phải nỗi đau tâm lý chính là tức giận, chán ghét, thất vọng, chối bỏ chính bản thân mình. Thế nhưng, tình yêu mà bạn dành cho bản thân chính là hệ miễn dịch của cảm xúc. Nó sẽ ôm lấy bạn, vỗ về bạn và ngăn cản những mầm mống tiêu cực đang có ý định tấn công vào trái tim bạn. Vì vậy, hãy học cách bảo vệ nó.

Cách dễ nhất để yêu thương chính mình chính là tận hưởng phút giây bạn đang sống. Hãy dành thời gian mỗi ngày để làm điều mình thích hoặc những việc mà bạn chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của bạn giàu giá trị hơn, chẳng hạn như chạy bộ, tập Yoga, đắp mặt nạ, eat clean… Những điều nhỏ nhặt đó đều có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Khi những vết thương cảm xúc xuất hiện, bạn có thể bảo vệ tình yêu dành cho bản thân bằng một số biện pháp cụ thể hơn. Hãy thử tưởng tượng ra người bạn thân của bạn đang cảm thấy tồi tệ vì lí do tương tự, và bạn cần viết cho họ một bức thư chân thành để trợ giúp và an ủi. Những điều bạn sẽ nói chính là những tin nhắn mà bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình.

Ngoài ra, bạn có thể nhắm mắt lại, nghĩ về những thứ khiến bạn cảm thấy biết ơn trong ngày và viết chúng ra một cuốn sổ xinh xắn. Đó có thể là những chi tiết rất nhỏ như: cảm ơn tôi vì hôm nay đã dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng, cảm ơn vì bình minh sáng hôm nay đẹp hơn mọi ngày, cảm ơn cô bé hàng xóm vì đã khẽ cười và cúi đầu chào tôi khi chúng ta tình cờ chạm mặt sau ở thang máy, cảm ơn cô bán bánh mì đầu ngõ vì đã cho tôi nhiều nước sốt hơn một chút, cảm ơn những đóa hoa ngoài ban công vì đã nở rộ,… Với việc này, bạn sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều có giá trị tích cực và tốt đẹp.

Chuyển hướng những phản ứng bản năng

Khi vô tình xảy ra nỗi đau cảm xúc, bạn thường có phản ứng như thế nào? Có phải là lẩn quẩn trong suy nghĩ “nếu như”, “giá như” và cho rằng mình thật vô dụng, đáng thất vọng? Những vòng xoáy cảm xúc cứ thế xoay vần, cuốn bạn vào trong quỹ đạo của chúng, đến mức bạn không tìm ra lối thoát nữa.

Bạn có thể lập ra một danh sách những yếu tố mà bạn có thể thay đổi nếu có cơ hội thử lại một lần nữa. Hãy nghĩ xem khi ấy bạn sẽ chuẩn bị, lên kế hoạch và từng bước cải thiện chúng như thế nào. Bài tập này tuy không thể áp dụng vào thực tiễn, nhưng sẽ chuyển hướng phản ứng bản năng của bạn, giúp bạn giảm đi cảm giác tuyệt vọng và cải thiện cơ hội thành công của bạn trong tương lai.

Nếu một khoảng thời gian dài đã trôi qua mà bạn vẫn không thể chữa lành vết thương cảm xúc, hãy tự tạo cho mình suy nghĩ mới về nó. Điều này có thể rất khó, nhưng hãy cố gắng nghĩ về những thứ mà bạn có thể đạt được qua lần mất mát này. Chẳng hạn như: tôi đã thất bại trong lần thử việc này, nhưng tôi đã có những kinh nghiệm đáng quý để trong thử thách sắp tới, tôi có thể làm tốt hơn. Thay vì quẩn quanh với những nỗi đau cũ, hãy tưởng tượng sự biết ơn mới mà bạn có thể có được, hoặc nghĩ về những điều bạn có thể thay đổi để cải thiện cuộc sống của mình một cách tích cực hơn.

Luyện tập sơ cứu cảm xúc có thể là một quá trình vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và mạnh mẽ. Thế nhưng, khi bạn bỏ đủ thời gian và công sức cho nó, nó sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tươi tắn và đáng sống hơn rất nhiều.

CATHERINE

​Kể từ khi còn bé, chúng ta đã luôn được dạy cách chăm sóc cơ thể. Chẳng hạn như đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay sạch trước khi ăn hoặc dán băng cá nhân vào những vết thương. Thế nhưng, chẳng có ai dạy dỗ tường tận chúng ta cách chăm sóc cảm xúc. Hầu hết mọi người đều biết cách giữ gìn sức khỏe thể chất, nhưng lại không biết làm thế nào để bảo vệ sức khỏe tinh thần.

So với vết thương thể chất, vết thương tinh thần còn xảy ra thường xuyên hơn nhiều. Cô đơn, thất bại, bị từ chối, mất mát,… rất nhiều thứ ngoài ý muốn có thể xảy ra và tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm lý của chúng ta. Kể cả những người lạc quan và tích cực nhất ắt cũng có những lần oằn mình giữa vực sâu tuyệt vọng, cố gắng vùng vẫy nhưng bất lực, chỉ biết bó gối tự ôm lấy mình với hai hàng nước mắt lăn dài.

Những ảnh hưởng tâm lý tưởng chừng như vô thưởng vô phạt, nhưng khi chúng ta lờ đi và mặc kệ chúng quá lâu, chúng sẽ ngày càng trở nên tệ hơn và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nỗi buồn, nỗi cô đơn kéo dài quá lâu sẽ gây ra trầm cảm. Thất bại, mất mát, bị từ chối quá nhiều lần sẽ khiến chúng ta mất đi niềm tin vào bản thân, thậm chí chối bỏ chính mình.

Vì vậy, hãy trang bị cho mình những cách sơ cứu cảm xúc cần thiết.

Chú ý đến những nỗi đau cảm xúc

Vì không muốn đối diện nên chúng ta thường lờ đi hoặc giấu nhẹm những nỗi đau cảm xúc của mình. Dần dà, chúng sẽ tích tụ ngày càng nhiều, giống như một ngọn núi lửa chực chờ phun trào, chỉ cần một “giọt nước tràn ly” là chúng có thể nổ tung, vây kín chúng ta bất cứ lúc nào.

Mỗi lúc bị đứt tay hoặc xây xát, chúng ta cần phải xức thuốc sát trùng vào vết thương và dán băng cá nhân để tránh bị nhiễm trùng. Những vết thương cảm xúc cũng vậy, cần được sơ cứu kịp thời trước khi trở nên lở loét và mục ruỗng. 

Chú ý đến những nỗi đau cảm xúc không có nghĩa là sống cùng với sự tiêu cực. Có nhiều người thường đổi sự chú ý sang những điều “sao lãng” tích cực như xem một bộ phim, giải một câu đố,… Đây là một phương pháp vượt thoát hiệu quả và thích hợp với nhiều người. Tuy nhiên, khi cảm giác đau buồn cứ mãi kéo dài không chấm dứt, bạn cần phải chú ý nhìn nhận và tìm cách xử lý nó. Chia sẻ với những người thân cận hoặc trò chuyện với chuyên gia tâm lý là một số gợi ý để vết thương của bạn có thể được xử lý tốt và triệt để hơn.

Bảo vệ tình yêu mà bạn dành cho bản thân

Một trong những suy nghĩ phổ biến nhất khi chúng ta gặp phải nỗi đau tâm lý chính là tức giận, chán ghét, thất vọng, chối bỏ chính bản thân mình. Thế nhưng, tình yêu mà bạn dành cho bản thân chính là hệ miễn dịch của cảm xúc. Nó sẽ ôm lấy bạn, vỗ về bạn và ngăn cản những mầm mống tiêu cực đang có ý định tấn công vào trái tim bạn. Vì vậy, hãy học cách bảo vệ nó.

Cách dễ nhất để yêu thương chính mình chính là tận hưởng phút giây bạn đang sống. Hãy dành thời gian mỗi ngày để làm điều mình thích hoặc những việc mà bạn chắc chắn sẽ khiến cuộc sống của bạn giàu giá trị hơn, chẳng hạn như chạy bộ, tập Yoga, đắp mặt nạ, eat clean… Những điều nhỏ nhặt đó đều có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.

Khi những vết thương cảm xúc xuất hiện, bạn có thể bảo vệ tình yêu dành cho bản thân bằng một số biện pháp cụ thể hơn. Hãy thử tưởng tượng ra người bạn thân của bạn đang cảm thấy tồi tệ vì lí do tương tự, và bạn cần viết cho họ một bức thư chân thành để trợ giúp và an ủi. Những điều bạn sẽ nói chính là những tin nhắn mà bạn muốn nhắn nhủ với chính bản thân mình.

Ngoài ra, bạn có thể nhắm mắt lại, nghĩ về những thứ khiến bạn cảm thấy biết ơn trong ngày và viết chúng ra một cuốn sổ xinh xắn. Đó có thể là những chi tiết rất nhỏ như: cảm ơn tôi vì hôm nay đã dậy vào lúc 5 giờ 30 phút sáng, cảm ơn vì bình minh sáng hôm nay đẹp hơn mọi ngày, cảm ơn cô bé hàng xóm vì đã khẽ cười và cúi đầu chào tôi khi chúng ta tình cờ chạm mặt sau ở thang máy, cảm ơn cô bán bánh mì đầu ngõ vì đã cho tôi nhiều nước sốt hơn một chút, cảm ơn những đóa hoa ngoài ban công vì đã nở rộ,… Với việc này, bạn sẽ chú ý nhiều hơn đến những điều có giá trị tích cực và tốt đẹp.

Chuyển hướng những phản ứng bản năng

Khi vô tình xảy ra nỗi đau cảm xúc, bạn thường có phản ứng như thế nào? Có phải là lẩn quẩn trong suy nghĩ “nếu như”, “giá như” và cho rằng mình thật vô dụng, đáng thất vọng? Những vòng xoáy cảm xúc cứ thế xoay vần, cuốn bạn vào trong quỹ đạo của chúng, đến mức bạn không tìm ra lối thoát nữa.

Bạn có thể lập ra một danh sách những yếu tố mà bạn có thể thay đổi nếu có cơ hội thử lại một lần nữa. Hãy nghĩ xem khi ấy bạn sẽ chuẩn bị, lên kế hoạch và từng bước cải thiện chúng như thế nào. Bài tập này tuy không thể áp dụng vào thực tiễn, nhưng sẽ chuyển hướng phản ứng bản năng của bạn, giúp bạn giảm đi cảm giác tuyệt vọng và cải thiện cơ hội thành công của bạn trong tương lai.

Nếu một khoảng thời gian dài đã trôi qua mà bạn vẫn không thể chữa lành vết thương cảm xúc, hãy tự tạo cho mình suy nghĩ mới về nó. Điều này có thể rất khó, nhưng hãy cố gắng nghĩ về những thứ mà bạn có thể đạt được qua lần mất mát này. Chẳng hạn như: tôi đã thất bại trong lần thử việc này, nhưng tôi đã có những kinh nghiệm đáng quý để trong thử thách sắp tới, tôi có thể làm tốt hơn. Thay vì quẩn quanh với những nỗi đau cũ, hãy tưởng tượng sự biết ơn mới mà bạn có thể có được, hoặc nghĩ về những điều bạn có thể thay đổi để cải thiện cuộc sống của mình một cách tích cực hơn.

Luyện tập sơ cứu cảm xúc có thể là một quá trình vô cùng khó khăn, đòi hỏi nhiều sự kiên nhẫn và mạnh mẽ. Thế nhưng, khi bạn bỏ đủ thời gian và công sức cho nó, nó sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên tươi tắn và đáng sống hơn rất nhiều.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...