TẠI SAO BẠN KHÔNG VUI VẺ

TẠI SAO BẠN KHÔNG VUI VẺ

Một trong những điều gây bất hạnh nhất cho con người chính là thói quen so sánh với người khác. Điều này dẫn đến tâm trạng bất ổn và căng thẳng, mất tập trung vào bản thân và lâu ngày sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Còn nhớ năm lên 8 tuổi, một hôm tôi hí hửng về nhà sau giờ học và liền chạy đến hỏi mẹ rằng tôi có phải là người “giỏi nhất” hay không. Chẳng là hôm ấy ở trường, chúng tôi đã học về những từ so sánh hơn và so sánh nhất, ví dụ như “tốt hơn”, “tốt nhất” hay “giỏi hơn”, “giỏi nhất”. Mẹ tôi mỉm cười trả lời: “Con sẽ không bao giờ có thể giỏi nhất trong bất cứ điều gì được. Bởi vì ngoài kia với hàng tỷ con người, việc trở thành giỏi nhất là điều không thể. Nên con chỉ cần làm hết sức mình thôi là tốt rồi”.

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần trực tiếp chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn ở giới trẻ hiện đại chính là văn hóa so sánh xã hội – thói quen so sánh thành tích học tập, ngoại hình, năng khiếu thể thao, điểm số hoặc độ nổi tiếng với bạn đồng trang lứa và cảm thấy mình thua kém.

Quan tâm nào là của con

Hàng xóm của tôi làm kinh doanh đồng hồ, ăn nên làm ra từ hai bàn tay trắng nên họ luôn muốn con trai 8 tuổi có được những vật chất và sự chăm sóc tốt nhất. Từ việc chọn trường học và gia sư tốt nhất, cậu bé bắt phải đạt điểm số cao nhất và nếu như chẳng theo kỳ vọng cha mẹ thì em sẽ bị đem ra so sánh với anh chị em và bạn bè cạnh nhà. Từ một cậu bé năng động vui vẻ, em chẳng thèm trò chuyện với bất kỳ ai. Thời khóa biểu của em bắt đầu từ 5h30 sáng và kết thúc vào lúc 9h30 tối, do quá kiệt sức có lần tôi thấy em nằm gục trên bàn học, hay sau xe ôtô của ba mà chẳng có lời động viên, quan tâm nào dành cho em.  

Việc so sánh không chỉ diễn ra ở lứa tuổi còn đi học mà hầu hết chúng ta cũng từng so sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc thậm chí là một người nổi tiếng nào đó với mục đích đánh giá cuộc sống của chính mình. Thật khó để không làm như vậy khi báo chí tràn lan những bài ca tụng “Những người thành công”. Thật khó để cảm thấy cuộc đời mình tỏa sáng khi làm những phép so sánh với những người như vậy.

 

Chúng ta có thể ngừng thói quen so sánh hay không? 

Đây thực sự là một điều nói dễ hơn làm. Nhu cầu so sánh bản thân với người khác là một động lực thôi thúc mạnh mẽ không kém nhu cầu ăn uống. Mặc dù cách so sánh có thể đem lại nhiều thông tin, nhưng hầu như việc này không được khuyến khích, bởi vì rốt cuộc ai đó sẽ luôn cảm thấy mình thua thiệt. 

Sự hoàn hảo mà bạn nhìn thấy ở người khác là ảo ảnh

Các kỳ nghỉ xa hoa, những thành tựu sự nghiệp đáng ganh tị, những mái ấm hoàn mỹ, gương mặt, vóc dáng không tỳ vết mà chúng ta thấy trên mạng xã hội chỉ là một phần trong đời sống thực của họ. Những điều đó có thể là sự thật, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. 

 

Cuộc sống vốn dĩ không công bằng

Một số người được sinh ra với nhiều ưu điểm hơn những người khác: một khuôn mặt đẹp, sức đề kháng tốt, gia đình giàu có, trí tuệ hơn người, các mối quan hệ xã hội giúp họ có được một công việc trong mơ. 

Khi so sánh bản thân với người khác, ta thường tự trách mình chưa cố gắng đủ nhiều. Nhưng thực tế là nhiều khả năng những khác biệt mà chúng ta thấy phản ánh một cuộc chiến vốn dĩ không cân sức ngay từ đầu — một thực tế mà nhiều người không thích chấp nhận. Đôi khi nỗ lực thôi là chưa đủ.

 

Sự so sánh biến bạn bè và đồng minh thành đối thủ

Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ ăn mừng và thực sự tận hưởng niềm vui và thành tựu của người khác. Tuy nhiên, nếu xem người khác là chuẩn mực để đánh giá bản thân thì sự ganh tị âm ỉ đó có thể làm ta ít trân quý những điều tốt đẹp đến với họ. 

 

Cách tốt hơn để biết được mình có đang sống tốt hay không có thể là so sánh chính mình trong hiện tại so với trong quá khứ, hoặc so sánh với vị trí mà mình muốn trong tương lai.

Bằng cách tập trung phát triển bản thân chứ không phải là hơn thua với người khác, chúng ta sẽ có một chiến lược thực tế và sâu sắc hơn để đạt được mục tiêu, và điều lý tưởng là luôn có được sự ủng hộ của bạn bè và người thân của mình.

MIA NGUYỄN

Một trong những điều gây bất hạnh nhất cho con người chính là thói quen so sánh với người khác. Điều này dẫn đến tâm trạng bất ổn và căng thẳng, mất tập trung vào bản thân và lâu ngày sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Còn nhớ năm lên 8 tuổi, một hôm tôi hí hửng về nhà sau giờ học và liền chạy đến hỏi mẹ rằng tôi có phải là người “giỏi nhất” hay không. Chẳng là hôm ấy ở trường, chúng tôi đã học về những từ so sánh hơn và so sánh nhất, ví dụ như “tốt hơn”, “tốt nhất” hay “giỏi hơn”, “giỏi nhất”. Mẹ tôi mỉm cười trả lời: “Con sẽ không bao giờ có thể giỏi nhất trong bất cứ điều gì được. Bởi vì ngoài kia với hàng tỷ con người, việc trở thành giỏi nhất là điều không thể. Nên con chỉ cần làm hết sức mình thôi là tốt rồi”.

Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần trực tiếp chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất ổn ở giới trẻ hiện đại chính là văn hóa so sánh xã hội – thói quen so sánh thành tích học tập, ngoại hình, năng khiếu thể thao, điểm số hoặc độ nổi tiếng với bạn đồng trang lứa và cảm thấy mình thua kém.

Quan tâm nào là của con

Hàng xóm của tôi làm kinh doanh đồng hồ, ăn nên làm ra từ hai bàn tay trắng nên họ luôn muốn con trai 8 tuổi có được những vật chất và sự chăm sóc tốt nhất. Từ việc chọn trường học và gia sư tốt nhất, cậu bé bắt phải đạt điểm số cao nhất và nếu như chẳng theo kỳ vọng cha mẹ thì em sẽ bị đem ra so sánh với anh chị em và bạn bè cạnh nhà. Từ một cậu bé năng động vui vẻ, em chẳng thèm trò chuyện với bất kỳ ai. Thời khóa biểu của em bắt đầu từ 5h30 sáng và kết thúc vào lúc 9h30 tối, do quá kiệt sức có lần tôi thấy em nằm gục trên bàn học, hay sau xe ôtô của ba mà chẳng có lời động viên, quan tâm nào dành cho em.  

Việc so sánh không chỉ diễn ra ở lứa tuổi còn đi học mà hầu hết chúng ta cũng từng so sánh bản thân với bạn bè, đồng nghiệp, hoặc thậm chí là một người nổi tiếng nào đó với mục đích đánh giá cuộc sống của chính mình. Thật khó để không làm như vậy khi báo chí tràn lan những bài ca tụng “Những người thành công”. Thật khó để cảm thấy cuộc đời mình tỏa sáng khi làm những phép so sánh với những người như vậy.

 

Chúng ta có thể ngừng thói quen so sánh hay không? 

Đây thực sự là một điều nói dễ hơn làm. Nhu cầu so sánh bản thân với người khác là một động lực thôi thúc mạnh mẽ không kém nhu cầu ăn uống. Mặc dù cách so sánh có thể đem lại nhiều thông tin, nhưng hầu như việc này không được khuyến khích, bởi vì rốt cuộc ai đó sẽ luôn cảm thấy mình thua thiệt. 

Sự hoàn hảo mà bạn nhìn thấy ở người khác là ảo ảnh

Các kỳ nghỉ xa hoa, những thành tựu sự nghiệp đáng ganh tị, những mái ấm hoàn mỹ, gương mặt, vóc dáng không tỳ vết mà chúng ta thấy trên mạng xã hội chỉ là một phần trong đời sống thực của họ. Những điều đó có thể là sự thật, nhưng không phải là toàn bộ sự thật. 

 

Cuộc sống vốn dĩ không công bằng

Một số người được sinh ra với nhiều ưu điểm hơn những người khác: một khuôn mặt đẹp, sức đề kháng tốt, gia đình giàu có, trí tuệ hơn người, các mối quan hệ xã hội giúp họ có được một công việc trong mơ. 

Khi so sánh bản thân với người khác, ta thường tự trách mình chưa cố gắng đủ nhiều. Nhưng thực tế là nhiều khả năng những khác biệt mà chúng ta thấy phản ánh một cuộc chiến vốn dĩ không cân sức ngay từ đầu — một thực tế mà nhiều người không thích chấp nhận. Đôi khi nỗ lực thôi là chưa đủ.

 

Sự so sánh biến bạn bè và đồng minh thành đối thủ

Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ ăn mừng và thực sự tận hưởng niềm vui và thành tựu của người khác. Tuy nhiên, nếu xem người khác là chuẩn mực để đánh giá bản thân thì sự ganh tị âm ỉ đó có thể làm ta ít trân quý những điều tốt đẹp đến với họ. 

 

Cách tốt hơn để biết được mình có đang sống tốt hay không có thể là so sánh chính mình trong hiện tại so với trong quá khứ, hoặc so sánh với vị trí mà mình muốn trong tương lai.

Bằng cách tập trung phát triển bản thân chứ không phải là hơn thua với người khác, chúng ta sẽ có một chiến lược thực tế và sâu sắc hơn để đạt được mục tiêu, và điều lý tưởng là luôn có được sự ủng hộ của bạn bè và người thân của mình.

MIA NGUYỄN

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...