TẶNG ANH SỰ DỐI TRÁ NGỌT NGÀO

TẶNG ANH SỰ DỐI TRÁ NGỌT NGÀO

 

Em năm nay 25 tuổi. Em đã từng có một mối tình 4 năm và đã trao đời con gái cho người đó. Sau này, vì không hợp nhau nên chúng em chia tay.

Cách đây 1 năm, em gặp và yêu người yêu hiện tại. Anh hơn em 3 tuổi, thành đạt và có học thức. Anh rất tình cảm, yêu chiều em hết mực nhưng anh lại chưa bao giờ có nhu cầu đi quá giới hạn với em. Anh nói anh muốn năm nay chúng em làm đám cưới, và chỉ trước khi cưới 1 tháng, anh muốn em dâng hiến hết cho anh.

Em hỏi anh, tại sao phải là trước ngày cưới 1 tháng. Anh nói vì anh muốn kiểm tra xem vợ anh có còn trinh tiết hay không? Thực sự, suy nghĩ đó của anh khiến em bất ngờ, thất vọng và chán nản.

Em không thích đàn ông coi trọng và đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua chuyện đó. Thực lòng mà nói thì anh là người tốt, em cũng rất yêu anh và không muốn mất anh.

Liệu em có nên bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình và kể hết sự thật trong quá khứ cho anh? Hay là em đi vá “cái ngàn vàng” để tặng anh sự “dối trá ngọt ngào”?”

 

Câu trả lời

Chào bạn,

Ngày xưa, người ta lấy nhau và sống với nhau đến trọn đời là vì tình nghĩa. Tình yêu chỉ xuất hiện sau khi hôn nhân bắt đầu bởi chính những chuẩn mực, lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến. Các cặp đôi ngày ấy đến với nhau là do sự sắp xếp của hai gia đình, họ lấy nhau từ rất sớm, bên cạnh đó “sống thử” và ly hôn thuộc về những điều cấm kỵ lúc bấy giờ.

Ngày nay độ tuổi trung bình kết hôn ở Việt Nam là 24,6 cho thấy chúng ta kết hôn trễ hơn rất nhiều so với xã hội trước. Bởi thế các bạn trẻ sẽ có nhiều thời gian tìm hiểu nhau trước khi tính đến hôn nhân. Tình yêu là một trong những điều kiện cần và đủ để đôi lứa tính đến chuyện trăm năm thế nên những chuẩn mực của tình yêu cũng dần thay đổi.

Trinh tiết của người phụ nữ được đề cập rất nhiều trong những diễn đàn tâm lý, rộng lượng một cách bình đẳng hay là tội lỗi đàn bà nếu như bạn gái không biết gìn giữ cái “ngàn vàng” của mình. Nhiều bạn trai được nuôi dưỡng bởi một quan niệm rất “hà khắc” cũng như tự cho mình cái quyền chiếm hữu, đánh giá, phán xét, áp đặt, chà đạp lên hạnh phúc, nhân phẩm của một người phụ nữ chỉ vì cô ấy lỡ không còn trinh trắng.

Xã hội phụ hệ là một xã hội “trọng nam khinh nữ” nên theo sau là những đặc quyền để bảo vệ thế thượng tôn cho người đàn ông kèm theo là hình ảnh của những người đàn bà yếu thế. Thế nên mới có chuyện người đàn ông được quyền “năm thê bảy thiếp” nhưng phụ nữ thì phải “chính chuyên một chồng”.

Chữ trinh từ xưa đến nay không chỉ đề cao đến sự đoan chính gìn giữ thể xác của người con gái mà còn là tiết hạnh, sự thủy chung một lòng, một dạ với người chồng, người yêu của mình. Thi hào Nguyễn Du đã từng lên tiếng “ Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”, ông không những bảo vệ cho Kiều mà còn nói lên tiếng nói cho biết bao số phận đàn bà không may vướng vào cuộc bể dâu. Phải chăng chính là cái trinh trong tâm hồn mới đáng giá hơn nhiều cái màng trinh nơi thể xác vì thế mà Kiều mới được đề cao và có được tình yêu trọn đời với Kim Trọng.

Nói gần nói xa để bạn hiểu và có cái nhìn đúng đắn về hai chữ “trinh tiết”. Tình yêu không bao giờ có lỗi, lỗi tại người mình yêu có phải là người sống trọn tình với mình hay không? Tất cả chúng ta điều có quá khứ, đến sau hay đến trước chỉ là vấn đề khi tình yêu đó chưa đủ đầy và cả hai còn “bận tâm” đong đếm.

Quá khứ của người đàn ông luôn là chiến tích của những màn“chinh phục” oanh liệt đáng ghi nhận, còn một lần lầm lỡ của em là suốt đời gục đầu hối hận. Vậy có công bằng hay không khi cả hai điều trên cùng một chuyến tuyến đấu tranh, tìm kiếm một tình yêu trọn vẹn cho riêng mình?

Xã hội Phương Tây hay Phương Đông điều dành cho phụ nữ chúng ta những cái nhìn rất khắt khe. Bài hát “Can’t hold us down” của Christina Aguilera như một lời phản kháng quyết liệt nhằm giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ trong tình yêu. Bạn xứng đáng được tôn trọng, đừng để bất kì ai xem thường mà hãy vững tin vào giá trị của bản thân và làm chủ cơ thể của bạn trong mọi hoàn cảnh.

Hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem người bạn chọn có thật sự là một người đàn ông rộng lượng và vị tha hay không? Điều gì quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống và cả trong tình yêu? Lý do bạn muốn lấy anh là gì? Vì nếu cái anh quan tâm chỉ là cái màng trinh mỏng manh, mà chẳng hề đối hoài  đến bất kì phẩm chất tốt đẹp nào của bạn thì bất hạnh, dằn vặt sau khi lấy nhau là điều không thể nào tránh khỏi.

Riêng bạn trai của bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy an toàn với bất kỳ người phụ nữ nào, vì đằng sau cái anh đòi hỏi còn là cái quyền được làm chủ mọi thứ trong gia đình, quyền chiếm hữu và sự phục tùng rạch ròi mà bạn phải tuân thủ vô điều kiện một khi bạn chấp nhận lấy anh.

Tuy nhiên, bạn cũng đã có quan điểm riêng và hoàn toàn không thích cái cách bạn trai đòi hỏi, đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua chuyện đó. Vậy bạn có chấp nhận im lặng, phục tùng và “chắp vá” để đi tiếp với anh hay không một khi lòng tin và sự kính trọng của bạn dành cho anh cũng đã vơi đi ít nhiều?

Nếu bạn chọn cách nói ra thì cũng phải thật tế nhị không nên kể tường tận, chi tiết và tự đặt mình vào vị thế của một kẻ “tội đồ”.  Bởi bạn chẳng làm gì nên tội, bạn tôn trọng anh nên muốn nói ra cho anh biết sự thật cũng như chia sẻ quan điểm của bản thân để xem bạn và anh có đủ yêu thương để đến được với nhau hay không.

Đừng vì định kiến của hai chữ trinh tiết mà bạn phải hạ thấp nhân phẩm của mình, giá trị của một người là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành; và bản chất tốt đẹp ở một con người được nhìn nhận thông qua cách sống, đối nhân xử thế, biết yêu thương, rộng lượng, vị tha với cộng đồng và xã hội. Vậy nên hãy tự tin và đối xử công bằng với chính mình và người bên cạnh để bạn không phải nuối tiếc về sau.

Một người đàn ông luôn bị ám ảnh về trinh tiết của người phụ nữ, trong khi bản thân luôn muốn nếm “trái cấm” thì chẳng bao giờ biết cách tôn trọng và đối xử “bình đẳng” với phụ nữ. Vậy nên, bạn cần xem xét lại hành trình đi đến tình yêu với người bạn trai hiện tại để xem cả hai còn thiếu những tố chất gì? Bởi sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau mới là những yếu tố quan trọng nhất để đúc kết nên một mối quan hệ tốt đẹp và hạnh phúc.

Nếu chàng trai của bạn vẫn còn dằn vặt và không chấp nhận quá khứ trước đây thì bạn cũng không nên mặc cảm vì điều đó cũng chỉ phản ánh sự bất bình đẳng, suy nghĩ thiếu tôn trọng phụ nữ đã được nuôi dưỡng trong anh.

Xã hội không thiếu những người đàn ông rộng lượng, đủ nhận thức, biết cách bảo vệ và trân trọng người phụ nữ họ yêu dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thế nên, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định, đừng áp đặt bản thân bởi chính bạn luôn là người đau khổ nhất, hạnh phúc hay bất hạnh đến từ trong chính suy nghĩ, lựa chọn của bạn.

Chúc bạn luôn tự tin, và tìm thấy một lối đi riêng cùng với người bạn tin tưởng nhất.

MIA

Em năm nay 25 tuổi. Em đã từng có một mối tình 4 năm và đã trao đời con gái cho người đó. Sau này, vì không hợp nhau nên chúng em chia tay.

Cách đây 1 năm, em gặp và yêu người yêu hiện tại. Anh hơn em 3 tuổi, thành đạt và có học thức. Anh rất tình cảm, yêu chiều em hết mực nhưng anh lại chưa bao giờ có nhu cầu đi quá giới hạn với em. Anh nói anh muốn năm nay chúng em làm đám cưới, và chỉ trước khi cưới 1 tháng, anh muốn em dâng hiến hết cho anh.

Em hỏi anh, tại sao phải là trước ngày cưới 1 tháng. Anh nói vì anh muốn kiểm tra xem vợ anh có còn trinh tiết hay không? Thực sự, suy nghĩ đó của anh khiến em bất ngờ, thất vọng và chán nản.

Em không thích đàn ông coi trọng và đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua chuyện đó. Thực lòng mà nói thì anh là người tốt, em cũng rất yêu anh và không muốn mất anh.

Liệu em có nên bày tỏ thẳng thắn quan điểm của mình và kể hết sự thật trong quá khứ cho anh? Hay là em đi vá “cái ngàn vàng” để tặng anh sự “dối trá ngọt ngào”?”

 

Câu trả lời

Chào bạn,

Ngày xưa, người ta lấy nhau và sống với nhau đến trọn đời là vì tình nghĩa. Tình yêu chỉ xuất hiện sau khi hôn nhân bắt đầu bởi chính những chuẩn mực, lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến. Các cặp đôi ngày ấy đến với nhau là do sự sắp xếp của hai gia đình, họ lấy nhau từ rất sớm, bên cạnh đó “sống thử” và ly hôn thuộc về những điều cấm kỵ lúc bấy giờ.

Ngày nay độ tuổi trung bình kết hôn ở Việt Nam là 24,6 cho thấy chúng ta kết hôn trễ hơn rất nhiều so với xã hội trước. Bởi thế các bạn trẻ sẽ có nhiều thời gian tìm hiểu nhau trước khi tính đến hôn nhân. Tình yêu là một trong những điều kiện cần và đủ để đôi lứa tính đến chuyện trăm năm thế nên những chuẩn mực của tình yêu cũng dần thay đổi.

Trinh tiết của người phụ nữ được đề cập rất nhiều trong những diễn đàn tâm lý, rộng lượng một cách bình đẳng hay là tội lỗi đàn bà nếu như bạn gái không biết gìn giữ cái “ngàn vàng” của mình. Nhiều bạn trai được nuôi dưỡng bởi một quan niệm rất “hà khắc” cũng như tự cho mình cái quyền chiếm hữu, đánh giá, phán xét, áp đặt, chà đạp lên hạnh phúc, nhân phẩm của một người phụ nữ chỉ vì cô ấy lỡ không còn trinh trắng.

Xã hội phụ hệ là một xã hội “trọng nam khinh nữ” nên theo sau là những đặc quyền để bảo vệ thế thượng tôn cho người đàn ông kèm theo là hình ảnh của những người đàn bà yếu thế. Thế nên mới có chuyện người đàn ông được quyền “năm thê bảy thiếp” nhưng phụ nữ thì phải “chính chuyên một chồng”.

Chữ trinh từ xưa đến nay không chỉ đề cao đến sự đoan chính gìn giữ thể xác của người con gái mà còn là tiết hạnh, sự thủy chung một lòng, một dạ với người chồng, người yêu của mình. Thi hào Nguyễn Du đã từng lên tiếng “ Xưa nay trong đạo đàn bà, chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”, ông không những bảo vệ cho Kiều mà còn nói lên tiếng nói cho biết bao số phận đàn bà không may vướng vào cuộc bể dâu. Phải chăng chính là cái trinh trong tâm hồn mới đáng giá hơn nhiều cái màng trinh nơi thể xác vì thế mà Kiều mới được đề cao và có được tình yêu trọn đời với Kim Trọng.

Nói gần nói xa để bạn hiểu và có cái nhìn đúng đắn về hai chữ “trinh tiết”. Tình yêu không bao giờ có lỗi, lỗi tại người mình yêu có phải là người sống trọn tình với mình hay không? Tất cả chúng ta điều có quá khứ, đến sau hay đến trước chỉ là vấn đề khi tình yêu đó chưa đủ đầy và cả hai còn “bận tâm” đong đếm.

Quá khứ của người đàn ông luôn là chiến tích của những màn“chinh phục” oanh liệt đáng ghi nhận, còn một lần lầm lỡ của em là suốt đời gục đầu hối hận. Vậy có công bằng hay không khi cả hai điều trên cùng một chuyến tuyến đấu tranh, tìm kiếm một tình yêu trọn vẹn cho riêng mình?

Xã hội Phương Tây hay Phương Đông điều dành cho phụ nữ chúng ta những cái nhìn rất khắt khe. Bài hát “Can’t hold us down” của Christina Aguilera như một lời phản kháng quyết liệt nhằm giành lại quyền bình đẳng cho phụ nữ trong tình yêu. Bạn xứng đáng được tôn trọng, đừng để bất kì ai xem thường mà hãy vững tin vào giá trị của bản thân và làm chủ cơ thể của bạn trong mọi hoàn cảnh.

Hãy bình tĩnh và suy nghĩ xem người bạn chọn có thật sự là một người đàn ông rộng lượng và vị tha hay không? Điều gì quan trọng nhất đối với bạn trong cuộc sống và cả trong tình yêu? Lý do bạn muốn lấy anh là gì? Vì nếu cái anh quan tâm chỉ là cái màng trinh mỏng manh, mà chẳng hề đối hoài  đến bất kì phẩm chất tốt đẹp nào của bạn thì bất hạnh, dằn vặt sau khi lấy nhau là điều không thể nào tránh khỏi.

Riêng bạn trai của bạn sẽ chẳng bao giờ cảm thấy an toàn với bất kỳ người phụ nữ nào, vì đằng sau cái anh đòi hỏi còn là cái quyền được làm chủ mọi thứ trong gia đình, quyền chiếm hữu và sự phục tùng rạch ròi mà bạn phải tuân thủ vô điều kiện một khi bạn chấp nhận lấy anh.

Tuy nhiên, bạn cũng đã có quan điểm riêng và hoàn toàn không thích cái cách bạn trai đòi hỏi, đánh giá nhân phẩm của người phụ nữ qua chuyện đó. Vậy bạn có chấp nhận im lặng, phục tùng và “chắp vá” để đi tiếp với anh hay không một khi lòng tin và sự kính trọng của bạn dành cho anh cũng đã vơi đi ít nhiều?

Nếu bạn chọn cách nói ra thì cũng phải thật tế nhị không nên kể tường tận, chi tiết và tự đặt mình vào vị thế của một kẻ “tội đồ”.  Bởi bạn chẳng làm gì nên tội, bạn tôn trọng anh nên muốn nói ra cho anh biết sự thật cũng như chia sẻ quan điểm của bản thân để xem bạn và anh có đủ yêu thương để đến được với nhau hay không.

Đừng vì định kiến của hai chữ trinh tiết mà bạn phải hạ thấp nhân phẩm của mình, giá trị của một người là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành; và bản chất tốt đẹp ở một con người được nhìn nhận thông qua cách sống, đối nhân xử thế, biết yêu thương, rộng lượng, vị tha với cộng đồng và xã hội. Vậy nên hãy tự tin và đối xử công bằng với chính mình và người bên cạnh để bạn không phải nuối tiếc về sau.

Một người đàn ông luôn bị ám ảnh về trinh tiết của người phụ nữ, trong khi bản thân luôn muốn nếm “trái cấm” thì chẳng bao giờ biết cách tôn trọng và đối xử “bình đẳng” với phụ nữ. Vậy nên, bạn cần xem xét lại hành trình đi đến tình yêu với người bạn trai hiện tại để xem cả hai còn thiếu những tố chất gì? Bởi sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau mới là những yếu tố quan trọng nhất để đúc kết nên một mối quan hệ tốt đẹp và hạnh phúc.

Nếu chàng trai của bạn vẫn còn dằn vặt và không chấp nhận quá khứ trước đây thì bạn cũng không nên mặc cảm vì điều đó cũng chỉ phản ánh sự bất bình đẳng, suy nghĩ thiếu tôn trọng phụ nữ đã được nuôi dưỡng trong anh.

Xã hội không thiếu những người đàn ông rộng lượng, đủ nhận thức, biết cách bảo vệ và trân trọng người phụ nữ họ yêu dù ở bất cứ hoàn cảnh nào. Thế nên, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định, đừng áp đặt bản thân bởi chính bạn luôn là người đau khổ nhất, hạnh phúc hay bất hạnh đến từ trong chính suy nghĩ, lựa chọn của bạn.

Chúc bạn luôn tự tin, và tìm thấy một lối đi riêng cùng với người bạn tin tưởng nhất.

MIA

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi, hoặc...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...