THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC LÀM THEO Ý MÌNH

 

Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành nhiều thiện cảm hơn cho bạn. Tất cả những gì bạn cần nhớ là cụm từ kỳ diệu kèm theo mỗi yêu cầu mà bạn đưa ra: “nhưng quyền quyết định vẫn là của bạn”. Đơn giản nhưng hiệu quả đáng kinh ngạc đấy!

Có rất nhiều kỹ thuật để trở nên thuyết phục hơn, nhưng có lẽ đây được xem là kỹ thuật đơn giản nhất, thiết thực nhất và được nghiên cứu rộng rãi. Một đánh giá của 42 nghiên cứu tâm lý học (trên 22.000 người) cho thấy kỹ thuật này có thể tăng gấp đôi khả năng ai đó gật đầu đồng ý với bạn. Cho nên hãy dung nạp cụm từ “nhưng quyền quyết định vẫn là của bạn” vào bộ nhớ ngay bây giờ. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này nằm ở chỗ: bạn đưa ra một yêu cầu, nhưng cho đối phương cảm giác rằng họ có quyền lựa chọn. 

Năm 2013, nhà nghiên cứu truyền thông Christopher Carpenter đã xuất bản một phân tích tổng hợp về quá trình nghiên cứu kỹ thuật này trên tạp chí Communication Studies. 

Trong đó, ông mô tả thí nghiệm đầu tiên với kỹ thuật này vào năm 2000 bởi các nhà nghiên cứu người Pháp Nicolas Guéguen và Alexandre Pascual: “Đối tượng được lựa chọn là những người đi một mình trong một trung tâm mua sắm ở Pháp. Nhóm thứ nhất được người thực hiện thử nghiệm đơn thuần đưa ra một yêu cầu trực tiếp: “Xin thứ lỗi thưa ông, ông có thể cho tôi vài xu lẻ để đi xe buýt không ạ?” Đối với nhóm thứ hai, người thực hiện thử nghiệm thêm vào cụm từ: “nhưng quyền quyết định vẫn nằm ở ông ạ”. 

Kết quả cho thấy những người trong nhóm thứ hai có nhiều khả năng đồng ý với yêu cầu hơn, thậm chí tỷ lệ đồng ý là cao hơn gấp đôi. Carpenter tiếp tục chỉ ra rằng kỹ thuật này có thể hoạt động rất hiệu quả vì nó giúp giảm bớt sự khó chịu của đối tượng khi cảm thấy rằng họ không có quyền từ chối, tái khẳng định quyền tự do lựa chọn của người đó và gián tiếp nói rằng bạn không đe dọa khả năng từ chối của họ.

Thật ra thì khi áp dụng kỹ thuật này, cụm từ mà bạn sử dụng thực tế không thực sự quan trọng. Guéguen và Pascual cũng đã thử thay đổi cách dùng từ như “nhưng ông không bắt buộc phải làm vậy đâu ạ” và thấy rằng cụm từ này cũng mang lại hiệu quả tương tự. Theo phân tích của nghiên cứu thì “Yếu tố cốt lõi nhất là khiến cho đối tượng nhận thức được rằng mình hoàn toàn có khả năng từ chối”.

Tại sao không phát triển kỹ thuật này thêm một chút? Bạn có thể có được những gì bạn muốn và đồng thời tạo thiện cảm với người ấy. Hãy thử áp dụng kỹ thuật này với một người mà bạn muốn tạo ấn tượng tốt. Theo hiệu ứng Benjamin Franklin, bạn có thể nhận được sự cảm tình của một ai đó bằng cách nhờ họ làm một việc gì đó cho bạn. Thể hiện bản thân chính là nhu cầu cao nhất của con người trong tháp nhu cầu Maslow, vì vậy trao cho người khác cơ hội được giúp đỡ bạn và nhận được sự cảm kích từ người xung quanh sẽ đem lại lợi ích không ngờ cho bạn.

Hiển nhiên là bạn không nên sử dụng kỹ thuật này mọi lúc nếu không muốn phản tác dụng vì mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy như bị bạn “gài hàng” vậy, chẳng hạn như nếu bạn áp dụng kỹ thuật này với những yêu cầu nhỏ nhặt như: “Cưng à, anh có thể đổ rác dùm em không? Nhưng quyền quyết định vẫn nằm ở anh”, nghe sẽ không hợp lý chút nào, đúng không? 

Việc thừa nhận khả năng đưa ra lựa chọn của người khác có thể khiến họ có cảm giác tự kiểm soát hơn và dễ đồng ý với bạn hơn. Kỹ thuật này thậm chí còn có thể áp dụng hiệu quả đối với những đứa trẻ cứng đầu thích thể hiện bản thân, chẳng hạn như người mẹ có thể nói rằng: “Mẹ thấy con lựa chọn cái này là tốt nhất. Nhưng con được tự do lựa chọn một cái khác mà con thích.”

Một cảnh báo thông qua nghiên cứu là kỹ thuật này có vẻ ít hiệu quả trong các tình huống bán hàng, có lẽ là do tâm lý hoài nghi chung của khách hàng về bất cứ điều gì mà nhân viên bán hàng nói. Nhưng dường như lại rất hiệu quả khi áp dụng đối với các yêu cầu khơi gợi lòng trắc ẩn. Ví dụ: những tổ chức phi lợi nhuận có thể chiêu mộ tình nguyện viên bằng cách nói rằng: “Tôi biết bạn sẽ là một gia sư tuyệt vời và những đứa trẻ sẽ yêu bạn. Nhưng tất nhiên, bạn có thể tự do đưa ra quyết định của mình.”

Lần tới khi bạn đang ở trong tình huống cần thuyết phục ai đó, hãy tạo ra một kết quả bất ngờ: nhấn mạnh rằng đối phương được quyền tự do lựa chọn. Nghe có vẻ như nguy hiểm, nhưng nhìn chung, bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn nhiều! Đây sẽ là một công cụ tuyệt vời trong kho vũ khí thuyết phục của bất kỳ ai, nhưng sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất tất nhiên tùy thuộc vào sự khôn khéo của bạn. 

Có bất cứ độc giả nào của Ladies of Vietnam từng thử qua kỹ thuật này chưa nhỉ? Chúng tôi rất vui được nghe bạn chia sẻ để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau và phát triển bản thân hơn, nhưng tất nhiên rồi, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với chúng tôi vào một dịp khác, quyền quyết định vẫn nằm ở bạn ☺. 

LILA 

Bạn luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ bị từ chối khi đưa ra một yêu cầu nào đó? Bạn muốn tăng gấp đôi cơ hội thành công trong việc thuyết phục mọi người gật đầu đồng ý? Tin vui là có một kỹ thuật có thể giúp bạn làm được điều này, thậm chí còn khiến người khác dành nhiều thiện cảm hơn cho bạn. Tất cả những gì bạn cần nhớ là cụm từ kỳ diệu kèm theo mỗi yêu cầu mà bạn đưa ra: “nhưng quyền quyết định vẫn là của bạn”. Đơn giản nhưng hiệu quả đáng kinh ngạc đấy!

Có rất nhiều kỹ thuật để trở nên thuyết phục hơn, nhưng có lẽ đây được xem là kỹ thuật đơn giản nhất, thiết thực nhất và được nghiên cứu rộng rãi. Một đánh giá của 42 nghiên cứu tâm lý học (trên 22.000 người) cho thấy kỹ thuật này có thể tăng gấp đôi khả năng ai đó gật đầu đồng ý với bạn. Cho nên hãy dung nạp cụm từ “nhưng quyền quyết định vẫn là của bạn” vào bộ nhớ ngay bây giờ. Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật này nằm ở chỗ: bạn đưa ra một yêu cầu, nhưng cho đối phương cảm giác rằng họ có quyền lựa chọn. 

Năm 2013, nhà nghiên cứu truyền thông Christopher Carpenter đã xuất bản một phân tích tổng hợp về quá trình nghiên cứu kỹ thuật này trên tạp chí Communication Studies. 

Trong đó, ông mô tả thí nghiệm đầu tiên với kỹ thuật này vào năm 2000 bởi các nhà nghiên cứu người Pháp Nicolas Guéguen và Alexandre Pascual: “Đối tượng được lựa chọn là những người đi một mình trong một trung tâm mua sắm ở Pháp. Nhóm thứ nhất được người thực hiện thử nghiệm đơn thuần đưa ra một yêu cầu trực tiếp: “Xin thứ lỗi thưa ông, ông có thể cho tôi vài xu lẻ để đi xe buýt không ạ?” Đối với nhóm thứ hai, người thực hiện thử nghiệm thêm vào cụm từ: “nhưng quyền quyết định vẫn nằm ở ông ạ”. 

Kết quả cho thấy những người trong nhóm thứ hai có nhiều khả năng đồng ý với yêu cầu hơn, thậm chí tỷ lệ đồng ý là cao hơn gấp đôi. Carpenter tiếp tục chỉ ra rằng kỹ thuật này có thể hoạt động rất hiệu quả vì nó giúp giảm bớt sự khó chịu của đối tượng khi cảm thấy rằng họ không có quyền từ chối, tái khẳng định quyền tự do lựa chọn của người đó và gián tiếp nói rằng bạn không đe dọa khả năng từ chối của họ.

Thật ra thì khi áp dụng kỹ thuật này, cụm từ mà bạn sử dụng thực tế không thực sự quan trọng. Guéguen và Pascual cũng đã thử thay đổi cách dùng từ như “nhưng ông không bắt buộc phải làm vậy đâu ạ” và thấy rằng cụm từ này cũng mang lại hiệu quả tương tự. Theo phân tích của nghiên cứu thì “Yếu tố cốt lõi nhất là khiến cho đối tượng nhận thức được rằng mình hoàn toàn có khả năng từ chối”.

Tại sao không phát triển kỹ thuật này thêm một chút? Bạn có thể có được những gì bạn muốn và đồng thời tạo thiện cảm với người ấy. Hãy thử áp dụng kỹ thuật này với một người mà bạn muốn tạo ấn tượng tốt. Theo hiệu ứng Benjamin Franklin, bạn có thể nhận được sự cảm tình của một ai đó bằng cách nhờ họ làm một việc gì đó cho bạn. Thể hiện bản thân chính là nhu cầu cao nhất của con người trong tháp nhu cầu Maslow, vì vậy trao cho người khác cơ hội được giúp đỡ bạn và nhận được sự cảm kích từ người xung quanh sẽ đem lại lợi ích không ngờ cho bạn.

Hiển nhiên là bạn không nên sử dụng kỹ thuật này mọi lúc nếu không muốn phản tác dụng vì mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy như bị bạn “gài hàng” vậy, chẳng hạn như nếu bạn áp dụng kỹ thuật này với những yêu cầu nhỏ nhặt như: “Cưng à, anh có thể đổ rác dùm em không? Nhưng quyền quyết định vẫn nằm ở anh”, nghe sẽ không hợp lý chút nào, đúng không? 

Việc thừa nhận khả năng đưa ra lựa chọn của người khác có thể khiến họ có cảm giác tự kiểm soát hơn và dễ đồng ý với bạn hơn. Kỹ thuật này thậm chí còn có thể áp dụng hiệu quả đối với những đứa trẻ cứng đầu thích thể hiện bản thân, chẳng hạn như người mẹ có thể nói rằng: “Mẹ thấy con lựa chọn cái này là tốt nhất. Nhưng con được tự do lựa chọn một cái khác mà con thích.”

Một cảnh báo thông qua nghiên cứu là kỹ thuật này có vẻ ít hiệu quả trong các tình huống bán hàng, có lẽ là do tâm lý hoài nghi chung của khách hàng về bất cứ điều gì mà nhân viên bán hàng nói. Nhưng dường như lại rất hiệu quả khi áp dụng đối với các yêu cầu khơi gợi lòng trắc ẩn. Ví dụ: những tổ chức phi lợi nhuận có thể chiêu mộ tình nguyện viên bằng cách nói rằng: “Tôi biết bạn sẽ là một gia sư tuyệt vời và những đứa trẻ sẽ yêu bạn. Nhưng tất nhiên, bạn có thể tự do đưa ra quyết định của mình.”

Lần tới khi bạn đang ở trong tình huống cần thuyết phục ai đó, hãy tạo ra một kết quả bất ngờ: nhấn mạnh rằng đối phương được quyền tự do lựa chọn. Nghe có vẻ như nguy hiểm, nhưng nhìn chung, bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn nhiều! Đây sẽ là một công cụ tuyệt vời trong kho vũ khí thuyết phục của bất kỳ ai, nhưng sử dụng như thế nào cho hiệu quả nhất tất nhiên tùy thuộc vào sự khôn khéo của bạn. 

Có bất cứ độc giả nào của Ladies of Vietnam từng thử qua kỹ thuật này chưa nhỉ? Chúng tôi rất vui được nghe bạn chia sẻ để mọi người có thể học hỏi lẫn nhau và phát triển bản thân hơn, nhưng tất nhiên rồi, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ với chúng tôi vào một dịp khác, quyền quyết định vẫn nằm ở bạn ☺. 

LILA 

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...