TÔI PHẢN ĐỐI TRÒ ĐÙA VỀ XÂM HẠI

TÔI PHẢN ĐỐI TRÒ ĐÙA VỀ XÂM HẠI

Những ngày vừa qua, Facebook được dịp xôn xao khi bên dưới bài đăng về những hình ảnh đầu tiên của đoàn tàu metro Bến Thành – Suối Tiên, admin của một page mang tên một thành phố lớn của Việt Nam đã có những bình luận đùa cợt về xâm hại tình dục và bày tỏ thái độ xem thường phụ nữ. Cụ thể, admin đã bình luận ảnh cắt từ những bộ phim khiêu dâm Nhật Bản, với nội dung là những người phụ nữ sợ hãi khi bị quấy rối tại nơi công cộng và nói rằng đây là điều “mong chờ nhất ở tuyến tàu cao tốc đầu tiên của Việt Nam”. Khi nhận được phản đối từ nhiều người dùng Facebook, admin tiếp tục bày tỏ thái độ cợt nhả, gọi những ai đang lên án hành vi này là “đạo đức giả”. Đáng buồn hơn, những bình luận này của admin nhận được rất nhiều sự đồng tình và hưởng ứng của những người dùng Facebook khác.

Cho dù có tự giải thích và biện bạch thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các trò đùa về vấn nạn xâm hại tình dục không những không hài hước mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

  • Rape jokes làm gia tăng cưỡng hiếp và bạo hành tình dục:

 

Những năm 1970’s, các nhà nữ quyền của Mỹ đã tạo ra một thuật ngữ là “văn hóa cưỡng hiếp” (rape culture). Trong văn hóa cưỡng hiếp, cả nam và nữ đều cho rằng xâm hại tình dục là một chuyện bình thường, hiển nhiên của cuộc sống. Văn hóa cưỡng hiếp thường đổ lỗi cho nạn nhân, xem ảnh hưởng nặng nề về mặt thể xác và tâm lý của phụ nữ là một quy chuẩn, phủ nhận những hệ lụy do vấn nạn bạo lực, quấy rối tình dục gây ra…

Theo thew.net.vn: “Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ, luật pháp và các hiện tượng hàng ngày mà chúng ta thấy và nghe đều góp phần công nhận và duy trì văn hóa cưỡng hiếp. Nó gồm các trò đùa, chương trình tivi, âm nhạc, quảng cáo, luật pháp, ngôn ngữ pháp lý, ngôn từ và hình ảnh, đều khiến vấn đề bạo lực với phụ nữ và cưỡng ép tình dục bị coi là bình thường và mọi người tin rằng, cưỡng hiếp là thứ hiển nhiên không thể tránh khỏi. Thay vì nhìn nhận rằng văn hóa cưỡng hiếp là vấn đề cần thay đổi, những người trong nền văn hóa này nghĩ rằng cưỡng hiếp đang được duy trì như là mọi thứ vốn phải thế.”

Khi những hình ảnh, lời đùa về xâm hại tình dục xuất hiện hiển nhiên trên khắp các trang tin tức lớn và nhận được sự đồng tình của nhiều người, tư tưởng bình thường hóa xâm hại tình dục, tệ hơn là xem hành vi xâm hại tình dục là “mạnh mẽ”, “ngầu”, “vui” cũng lây lan. Càng nhiều người đem chuyện này ra làm trò đùa thì sẽ có thêm càng nhiều người cho rằng đây là điều hiển nhiên, chẳng có gì nghiêm trọng. Con người chúng ta hình thành nhận thức thông qua tiếp nhận văn hóa từ xã hội. Một xã hội có văn hóa xem những vấn nạn tình dục như cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng là bình thường sẽ cổ vũ cho những kẻ quấy rối ngày càng lộng hành và gia tăng.

Ắt hẳn sẽ có nhiều người phản ứng là “đùa thôi”, “làm quá lên thế”. Hãy nhớ rằng, khi bạn đe dọa gây ra bạo lực thì cũng là một hình thức bạo lực. Khi bạn hùa theo những lời bỡn cợt mang tính xúc phạm thì chính bạn cũng đang cổ xúy cho những tệ nạn xã hội và hành vi trái pháp luật tương tự. Những sự việc diễn ra trên thế giới ảo đều có thể để lại ảnh hưởng đến tư tưởng của những người tiếp nhận và gây ra hệ lụy ngoài đời thật. 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân của xâm hại tình dục

 

Xâm hại tình dục là một vấn nạn xã hội, gây ra nhiều tổn thương to lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân. Việc đem nỗi ám ảnh và sợ hãi này ra đùa cợt cũng giống như việc có ai đó đang vạch lại vết thương khủng khiếp nhất cuộc đời bạn, xát muối rồi cười cợt vào nó. Có những ký ức nạn nhân muốn lựa chọn quên đi, nhưng không những bị bới lại, mà còn phải chứng kiến sự giễu cợt, cổ vũ công khai của không ít người.

Giống như tôi phân tích bên trên, trong một xã hội xem văn hóa cưỡng hiếp là bình thường, những nạn nhân sẽ trở thành đối tượng bị đổ lỗi, biến khủng hoảng về tinh thần và thể xác của nạn nhân thành quy chuẩn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là Ấn Độ, nơi phụ nữ ăn mặc “kín cổng cao tường” nhưng vẫn thường xuyên trở thành nạn nhân cho những cuộc tấn công và xâm hại – một hệ lụy của văn hóa cưỡng hiếp và phân biệt giới.

Trong một xã hội xem xâm hại tình dục là trò đùa, những nạn nhân của nó cũng dần trở thành đối tượng để mọi người giễu cợt, mua vui. Đối với nạn nhân, khi nỗi đau kinh hoàng mà họ không bao giờ muốn nhớ đến đó bị xã hội xem nhẹ, bị biến thành mục tiêu cười cợt với nhiều người hưởng ứng, họ sẽ dần cảm thấy nhục nhã, tự khiển trách, đổ lỗi cho chính mình. Cũng chính vì nguyên nhân này nên rất nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục hình thành tâm lý sợ sệt, không dám lên tiếng bảo vệ chính mình và tố giác kẻ phạm tội. Kết cục, số lượng những kẻ quấy rối, cưỡng hiếp ngày càng gia tăng, và cũng ngày càng có nhiều nạn nhân của tấn công, cưỡng hiếp lựa chọn câm lặng đến tuyệt vọng.

Có nhóm người xem “dark jokes”, “rape jokes” là chuyện bình thường và hoàn toàn chấp nhận được. Đối với tôi, đó chỉ là khi họ đùa theo kiểu “internal joke”, tức trò đùa chỉ diễn ra giữa một nhóm người thân thiết với nhau, hoặc trong nội bộ mà tất cả mọi người đều tán thành. Tuy nhiên, một khi những câu đùa này diễn ra công khai mà không có được sự đồng thuận của mọi người, nghiêm trọng hơn là khiến đối tượng bị đem ra bỡn cợt cảm thấy bị xúc phạm, chịu ảnh hưởng tâm lý, thì nó chính là một hành động đáng lên án, chỉ cho thấy người đùa có khiếu hài hước tệ hại.

Đùa là khi người đùa và người nghe đều cảm thấy vui, chứ không phải gây ra khó chịu và sỉ nhục cho người khác. Trang Bustle từng viết: “Hãy thử tưởng tượng, nếu hành vi hiếp dâm là một tòa nhà, thì những trò đùa về hiếp dâm chính là nền móng của nó. Nếu bạn tước đi nền móng thì sẽ không có tòa nhà nào cả. Hãy tạo nên những không gian giao tiếp mà các trò đùa như thế không được chấp nhận, thay vì ép các nạn nhân câm lặng chịu đựng”.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

Những ngày vừa qua, Facebook được dịp xôn xao khi bên dưới bài đăng về những hình ảnh đầu tiên của đoàn tàu metro Bến Thành – Suối Tiên, admin của một page mang tên một thành phố lớn của Việt Nam đã có những bình luận đùa cợt về xâm hại tình dục và bày tỏ thái độ xem thường phụ nữ. Cụ thể, admin đã bình luận ảnh cắt từ những bộ phim khiêu dâm Nhật Bản, với nội dung là những người phụ nữ sợ hãi khi bị quấy rối tại nơi công cộng và nói rằng đây là điều “mong chờ nhất ở tuyến tàu cao tốc đầu tiên của Việt Nam”. Khi nhận được phản đối từ nhiều người dùng Facebook, admin tiếp tục bày tỏ thái độ cợt nhả, gọi những ai đang lên án hành vi này là “đạo đức giả”. Đáng buồn hơn, những bình luận này của admin nhận được rất nhiều sự đồng tình và hưởng ứng của những người dùng Facebook khác.

Cho dù có tự giải thích và biện bạch thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng các trò đùa về vấn nạn xâm hại tình dục không những không hài hước mà còn kéo theo rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

  • Rape jokes làm gia tăng cưỡng hiếp và bạo hành tình dục:

 

Những năm 1970’s, các nhà nữ quyền của Mỹ đã tạo ra một thuật ngữ là “văn hóa cưỡng hiếp” (rape culture). Trong văn hóa cưỡng hiếp, cả nam và nữ đều cho rằng xâm hại tình dục là một chuyện bình thường, hiển nhiên của cuộc sống. Văn hóa cưỡng hiếp thường đổ lỗi cho nạn nhân, xem ảnh hưởng nặng nề về mặt thể xác và tâm lý của phụ nữ là một quy chuẩn, phủ nhận những hệ lụy do vấn nạn bạo lực, quấy rối tình dục gây ra…

Theo thew.net.vn: “Tất cả những hình ảnh, ngôn ngữ, luật pháp và các hiện tượng hàng ngày mà chúng ta thấy và nghe đều góp phần công nhận và duy trì văn hóa cưỡng hiếp. Nó gồm các trò đùa, chương trình tivi, âm nhạc, quảng cáo, luật pháp, ngôn ngữ pháp lý, ngôn từ và hình ảnh, đều khiến vấn đề bạo lực với phụ nữ và cưỡng ép tình dục bị coi là bình thường và mọi người tin rằng, cưỡng hiếp là thứ hiển nhiên không thể tránh khỏi. Thay vì nhìn nhận rằng văn hóa cưỡng hiếp là vấn đề cần thay đổi, những người trong nền văn hóa này nghĩ rằng cưỡng hiếp đang được duy trì như là mọi thứ vốn phải thế.”

Khi những hình ảnh, lời đùa về xâm hại tình dục xuất hiện hiển nhiên trên khắp các trang tin tức lớn và nhận được sự đồng tình của nhiều người, tư tưởng bình thường hóa xâm hại tình dục, tệ hơn là xem hành vi xâm hại tình dục là “mạnh mẽ”, “ngầu”, “vui” cũng lây lan. Càng nhiều người đem chuyện này ra làm trò đùa thì sẽ có thêm càng nhiều người cho rằng đây là điều hiển nhiên, chẳng có gì nghiêm trọng. Con người chúng ta hình thành nhận thức thông qua tiếp nhận văn hóa từ xã hội. Một xã hội có văn hóa xem những vấn nạn tình dục như cưỡng hiếp, tấn công, lạm dụng là bình thường sẽ cổ vũ cho những kẻ quấy rối ngày càng lộng hành và gia tăng.

Ắt hẳn sẽ có nhiều người phản ứng là “đùa thôi”, “làm quá lên thế”. Hãy nhớ rằng, khi bạn đe dọa gây ra bạo lực thì cũng là một hình thức bạo lực. Khi bạn hùa theo những lời bỡn cợt mang tính xúc phạm thì chính bạn cũng đang cổ xúy cho những tệ nạn xã hội và hành vi trái pháp luật tương tự. Những sự việc diễn ra trên thế giới ảo đều có thể để lại ảnh hưởng đến tư tưởng của những người tiếp nhận và gây ra hệ lụy ngoài đời thật. 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nạn nhân của xâm hại tình dục

 

Xâm hại tình dục là một vấn nạn xã hội, gây ra nhiều tổn thương to lớn cả về mặt thể xác lẫn tinh thần của nạn nhân. Việc đem nỗi ám ảnh và sợ hãi này ra đùa cợt cũng giống như việc có ai đó đang vạch lại vết thương khủng khiếp nhất cuộc đời bạn, xát muối rồi cười cợt vào nó. Có những ký ức nạn nhân muốn lựa chọn quên đi, nhưng không những bị bới lại, mà còn phải chứng kiến sự giễu cợt, cổ vũ công khai của không ít người.

Giống như tôi phân tích bên trên, trong một xã hội xem văn hóa cưỡng hiếp là bình thường, những nạn nhân sẽ trở thành đối tượng bị đổ lỗi, biến khủng hoảng về tinh thần và thể xác của nạn nhân thành quy chuẩn. Minh chứng rõ ràng nhất chính là Ấn Độ, nơi phụ nữ ăn mặc “kín cổng cao tường” nhưng vẫn thường xuyên trở thành nạn nhân cho những cuộc tấn công và xâm hại – một hệ lụy của văn hóa cưỡng hiếp và phân biệt giới.

Trong một xã hội xem xâm hại tình dục là trò đùa, những nạn nhân của nó cũng dần trở thành đối tượng để mọi người giễu cợt, mua vui. Đối với nạn nhân, khi nỗi đau kinh hoàng mà họ không bao giờ muốn nhớ đến đó bị xã hội xem nhẹ, bị biến thành mục tiêu cười cợt với nhiều người hưởng ứng, họ sẽ dần cảm thấy nhục nhã, tự khiển trách, đổ lỗi cho chính mình. Cũng chính vì nguyên nhân này nên rất nhiều nạn nhân của xâm hại tình dục hình thành tâm lý sợ sệt, không dám lên tiếng bảo vệ chính mình và tố giác kẻ phạm tội. Kết cục, số lượng những kẻ quấy rối, cưỡng hiếp ngày càng gia tăng, và cũng ngày càng có nhiều nạn nhân của tấn công, cưỡng hiếp lựa chọn câm lặng đến tuyệt vọng.

Có nhóm người xem “dark jokes”, “rape jokes” là chuyện bình thường và hoàn toàn chấp nhận được. Đối với tôi, đó chỉ là khi họ đùa theo kiểu “internal joke”, tức trò đùa chỉ diễn ra giữa một nhóm người thân thiết với nhau, hoặc trong nội bộ mà tất cả mọi người đều tán thành. Tuy nhiên, một khi những câu đùa này diễn ra công khai mà không có được sự đồng thuận của mọi người, nghiêm trọng hơn là khiến đối tượng bị đem ra bỡn cợt cảm thấy bị xúc phạm, chịu ảnh hưởng tâm lý, thì nó chính là một hành động đáng lên án, chỉ cho thấy người đùa có khiếu hài hước tệ hại.

Đùa là khi người đùa và người nghe đều cảm thấy vui, chứ không phải gây ra khó chịu và sỉ nhục cho người khác. Trang Bustle từng viết: “Hãy thử tưởng tượng, nếu hành vi hiếp dâm là một tòa nhà, thì những trò đùa về hiếp dâm chính là nền móng của nó. Nếu bạn tước đi nền móng thì sẽ không có tòa nhà nào cả. Hãy tạo nên những không gian giao tiếp mà các trò đùa như thế không được chấp nhận, thay vì ép các nạn nhân câm lặng chịu đựng”.

Đọc giả có thể gửi chia sẻ bài viết, câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

CATHERINE

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...