TUYỆT CHIÊU MỞ LỜI NHẸ NHÀNG
TUYỆT CHIÊU MỞ LỜI NHẸ NHÀNG
Hiếm ai nghĩ rằng khác biệt của một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay bất hạnh nằm ở cách người chúng ta mở đầu vấn đề. Mâu thuẫn giữa các cặp đôi là đề tài muôn thuở, và thông thường thì phái nữ là người đề cập trước đến những vấn đề nhạy cảm này.
Phụ nữ thường sống thiên về cảm xúc, nên mỗi ngày có hàng tá sự việc ảnh hưởng đến tâm trạng. Đàn ông suy nghĩ mọi chuyện đơn giản hơn và không thích áp lực trong mối quan hệ, trong việc giải quyết vấn đề gia đình. Vì thế nếu mỗi chuyện be bé trong cuộc sống hôn nhân lại bị bạn làm thành một trận “cuồng phong bão tố” thì dần dần chàng sẽ càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và mất dần kết nối tình cảm.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ bỏ mặc chàng muốn làm gì cũng được, mà quên đi nhu cầu của bản thân. Điều cần làm là tìm cách để chàng hợp tác giải quyết vấn đề cùng với bạn. Sau đây là những mẹo hiệu quả nhất để bạn mở đầu vấn đề với chàng.
Phương pháp 1: Than phiền nhưng không đổ lỗi
Điều quan trọng cần nhớ là hãy than phiền về tình huống cụ thể, nhưng không nhắm vào việc đổ lỗi hay chỉ trích tính cách của người bạn đời. Dù bạn có lý do chính đáng đến thế nào, dù chàng đã sai mười mươi ra sao thì cách làm này sẽ không bao giờ hiệu quả. Nếu trong giai đoạn mặn nồng thì chàng có thể làm theo ý của bạn đôi ba lần, nhưng dần dà áp lực cuộc sống sẽ khiến chàng sẽ nảy sinh ức chế và không hợp tác nữa.
Phương pháp 2: Khi mở lời, hãy nói về chính bạn, thay vì nói về đối phương
Theo nghiên cứu tâm lý về giao tiếp, những câu nói về bản thân thường ít mang tính chỉ trích và hạn chế phản ứng theo hướng phản kháng hơn là nói về đối phương. Ví dụ đơn giản như thay vì nói “Anh không quan tâm đến em gì cả” thì bạn hãy thử nói rằng: “Em cảm thấy mình bị lơ là và thiếu thốn tình cảm”.
Hãy nhớ mục đích là giải quyết vấn đề, và nên nói những lời xuất phát từ cảm xúc bên trong của bạn chứ không hàm ý kết tội hay chỉ trích người bạn đời, vì chắc chắn kết quả sẽ không như bạn mong muốn.
Phương pháp 3: Miêu tả những gì xảy ra, đừng đánh giá hay phán xét
Thay vì kể tội hay trách cứ chàng, hãy dùng lời lẽ tường thuật lại sự việc mà bạn đang muốn than phiền. Thay vì nói: “Anh không bao giờ chăm con phụ em” thì bạn có thể nói rằng: “Có vẻ như chỉ mỗi mình em vất vả chăm con cả ngày hôm nay”. Cách nói này tránh làm cho chàng cảm thấy bị công kích và sẽ bỏ bớt phản ứng tự vệ để hợp tác lắng nghe ý kiến của bạn hơn.
Phương pháp 4: Hãy đưa ra yêu cầu càng rõ ràng, cụ thể càng tốt
Có thể chị em phụ nữ đã nghe phát chán điều này, nhưng tôi vẫn phải lặp lại ở đây: Đừng mong người bạn đời có khả năng đọc được suy nghĩ và mong muốn của bạn. Thật ra không chỉ có đàn ông, mà mọi người nói chung đều không thể đọc được điều bạn thực sự muốn, ngoại trừ bạn.
Vì thế, nếu bạn muốn chàng thay đổi điều gì thì hãy diễn đạt càng cụ thể càng tốt. Thay vì nói “Anh suốt ngày chỉ biết bày bừa” thì hãy nói “Em rất vui nếu anh có thể gấp mền gối gọn gàng và đem quần áo dơ bỏ vào máy giặt giúp em”.
Phương pháp 5: Tỏ ra lịch sự
Cho dù đó là người “đầu ấp tay gối” thì bạn vẫn phải luôn nhớ phép lịch sự thông thường khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm. Khi cả hai đang vui vẻ thì nói đùa quá trớn hay buông vài ba lời giận dỗi không phải là vấn đề to tát, nhưng một khi chàng đã ở thế phòng thủ thì bạn hãy cẩn trọng cách cư xử của mình. Đừng cư xử thô lỗ, hãy tỏ ra tế nhị. Cách hiệu quả nhất là thêm vào một số từ ngữ như “Cám ơn…”, “Em rất vui nếu…” để làm câu chuyện nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Phương pháp 6: Thể hiện sự cảm kích
Khi bạn thấy bực bội về một chuyện gì đó, hãy hồi tưởng lại một khoảng thời gian trước đây anh ấy từng khiến bạn rất cảm kích vì điều đó và bắt đầu câu chuyện, hay giải quyết vấn đề đang tồn tại theo lối kể chuyện nhẹ nhàng. Cách làm này khiến anh ấy gợi nhớ về hình ảnh đẹp của bản thân và thấy rõ được cảm xúc của bạn.
Ví dụ như thay vì nói “Anh không còn dành thời gian cho em nữa” thì hãy thủ thỉ với chàng rằng: “Anh còn nhớ hồi trước mình hay ra ngoài cùng nhau vào mỗi tối thứ Bảy không? Em rất thích tận hưởng khoảng thời gian riêng tư như vậy bên cạnh anh”.
Phương pháp 7: Đừng dồn nén cảm xúc
Suy cho cùng, những mẹo phía trên sẽ không thực hiện được nếu bạn dồn nén cảm xúc quá mức và chỉ chực chờ nổ tung trước mặt chàng. Ắt hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác khó chịu khi đối phương làm trái ý mình hoặc không được như mình mong muốn, nhưng người ta hay nói “giận quá mất khôn”.
Vì thế, đừng dồn nén cảm xúc quá lâu trước khi quyết định nói ra vấn đề. Bạn chỉ có thể giải quyết vấn đề khi hoàn toàn sáng suốt và tỉnh táo, vì vậy đừng bắt đầu vào lúc cảm xúc cao trào nhất.
Hãy nhớ, mọi đám cháy lớn đều được châm ngòi bởi một tia lửa nhỏ. Nếu bạn tấn công trực tiếp vào nhược điểm của đối phương thì kết quả là chiến tranh sẽ nổ ra hoặc đối phương sẽ rút lui và bỏ mặc bạn. Khi cảm thấy giận dữ với người bạn đời, hãy hít một hơi thật sâu, đếm đến 10 và nghĩ xem nên đề cập đến vấn đề theo cách nào trước khi nhảy bổ vào. Hãy liên tục nhắc bản thân rằng nếu bạn nhẹ nhàng thì nhiều khả năng sẽ giải quyết vấn đề thành công. Trong trường hợp bạn quá tức giận đến mức không thể nhỏ nhẹ được, cách tốt nhất là đừng nói gì cả cho đến khi bình tĩnh lại.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LILA
Hiếm ai nghĩ rằng khác biệt của một cuộc hôn nhân hạnh phúc hay bất hạnh nằm ở cách người chúng ta mở đầu vấn đề. Mâu thuẫn giữa các cặp đôi là đề tài muôn thuở, và thông thường thì phái nữ là người đề cập trước đến những vấn đề nhạy cảm này.
Phụ nữ thường sống thiên về cảm xúc, nên mỗi ngày có hàng tá sự việc ảnh hưởng đến tâm trạng. Đàn ông suy nghĩ mọi chuyện đơn giản hơn và không thích áp lực trong mối quan hệ, trong việc giải quyết vấn đề gia đình. Vì thế nếu mỗi chuyện be bé trong cuộc sống hôn nhân lại bị bạn làm thành một trận “cuồng phong bão tố” thì dần dần chàng sẽ càng tỏ ra lạnh nhạt, xa cách và mất dần kết nối tình cảm.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn sẽ bỏ mặc chàng muốn làm gì cũng được, mà quên đi nhu cầu của bản thân. Điều cần làm là tìm cách để chàng hợp tác giải quyết vấn đề cùng với bạn. Sau đây là những mẹo hiệu quả nhất để bạn mở đầu vấn đề với chàng.
Phương pháp 1: Than phiền nhưng không đổ lỗi
Điều quan trọng cần nhớ là hãy than phiền về tình huống cụ thể, nhưng không nhắm vào việc đổ lỗi hay chỉ trích tính cách của người bạn đời. Dù bạn có lý do chính đáng đến thế nào, dù chàng đã sai mười mươi ra sao thì cách làm này sẽ không bao giờ hiệu quả. Nếu trong giai đoạn mặn nồng thì chàng có thể làm theo ý của bạn đôi ba lần, nhưng dần dà áp lực cuộc sống sẽ khiến chàng sẽ nảy sinh ức chế và không hợp tác nữa.
Phương pháp 2: Khi mở lời, hãy nói về chính bạn, thay vì nói về đối phương
Theo nghiên cứu tâm lý về giao tiếp, những câu nói về bản thân thường ít mang tính chỉ trích và hạn chế phản ứng theo hướng phản kháng hơn là nói về đối phương. Ví dụ đơn giản như thay vì nói “Anh không quan tâm đến em gì cả” thì bạn hãy thử nói rằng: “Em cảm thấy mình bị lơ là và thiếu thốn tình cảm”.
Hãy nhớ mục đích là giải quyết vấn đề, và nên nói những lời xuất phát từ cảm xúc bên trong của bạn chứ không hàm ý kết tội hay chỉ trích người bạn đời, vì chắc chắn kết quả sẽ không như bạn mong muốn.
Phương pháp 3: Miêu tả những gì xảy ra, đừng đánh giá hay phán xét
Thay vì kể tội hay trách cứ chàng, hãy dùng lời lẽ tường thuật lại sự việc mà bạn đang muốn than phiền. Thay vì nói: “Anh không bao giờ chăm con phụ em” thì bạn có thể nói rằng: “Có vẻ như chỉ mỗi mình em vất vả chăm con cả ngày hôm nay”. Cách nói này tránh làm cho chàng cảm thấy bị công kích và sẽ bỏ bớt phản ứng tự vệ để hợp tác lắng nghe ý kiến của bạn hơn.
Phương pháp 4: Hãy đưa ra yêu cầu càng rõ ràng, cụ thể càng tốt
Có thể chị em phụ nữ đã nghe phát chán điều này, nhưng tôi vẫn phải lặp lại ở đây: Đừng mong người bạn đời có khả năng đọc được suy nghĩ và mong muốn của bạn. Thật ra không chỉ có đàn ông, mà mọi người nói chung đều không thể đọc được điều bạn thực sự muốn, ngoại trừ bạn.
Vì thế, nếu bạn muốn chàng thay đổi điều gì thì hãy diễn đạt càng cụ thể càng tốt. Thay vì nói “Anh suốt ngày chỉ biết bày bừa” thì hãy nói “Em rất vui nếu anh có thể gấp mền gối gọn gàng và đem quần áo dơ bỏ vào máy giặt giúp em”.
Phương pháp 5: Tỏ ra lịch sự
Cho dù đó là người “đầu ấp tay gối” thì bạn vẫn phải luôn nhớ phép lịch sự thông thường khi đề cập đến các vấn đề nhạy cảm. Khi cả hai đang vui vẻ thì nói đùa quá trớn hay buông vài ba lời giận dỗi không phải là vấn đề to tát, nhưng một khi chàng đã ở thế phòng thủ thì bạn hãy cẩn trọng cách cư xử của mình. Đừng cư xử thô lỗ, hãy tỏ ra tế nhị. Cách hiệu quả nhất là thêm vào một số từ ngữ như “Cám ơn…”, “Em rất vui nếu…” để làm câu chuyện nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Phương pháp 6: Thể hiện sự cảm kích
Khi bạn thấy bực bội về một chuyện gì đó, hãy hồi tưởng lại một khoảng thời gian trước đây anh ấy từng khiến bạn rất cảm kích vì điều đó và bắt đầu câu chuyện, hay giải quyết vấn đề đang tồn tại theo lối kể chuyện nhẹ nhàng. Cách làm này khiến anh ấy gợi nhớ về hình ảnh đẹp của bản thân và thấy rõ được cảm xúc của bạn.
Ví dụ như thay vì nói “Anh không còn dành thời gian cho em nữa” thì hãy thủ thỉ với chàng rằng: “Anh còn nhớ hồi trước mình hay ra ngoài cùng nhau vào mỗi tối thứ Bảy không? Em rất thích tận hưởng khoảng thời gian riêng tư như vậy bên cạnh anh”.
Phương pháp 7: Đừng dồn nén cảm xúc
Suy cho cùng, những mẹo phía trên sẽ không thực hiện được nếu bạn dồn nén cảm xúc quá mức và chỉ chực chờ nổ tung trước mặt chàng. Ắt hẳn ai cũng từng trải qua cảm giác khó chịu khi đối phương làm trái ý mình hoặc không được như mình mong muốn, nhưng người ta hay nói “giận quá mất khôn”.
Vì thế, đừng dồn nén cảm xúc quá lâu trước khi quyết định nói ra vấn đề. Bạn chỉ có thể giải quyết vấn đề khi hoàn toàn sáng suốt và tỉnh táo, vì vậy đừng bắt đầu vào lúc cảm xúc cao trào nhất.
Hãy nhớ, mọi đám cháy lớn đều được châm ngòi bởi một tia lửa nhỏ. Nếu bạn tấn công trực tiếp vào nhược điểm của đối phương thì kết quả là chiến tranh sẽ nổ ra hoặc đối phương sẽ rút lui và bỏ mặc bạn. Khi cảm thấy giận dữ với người bạn đời, hãy hít một hơi thật sâu, đếm đến 10 và nghĩ xem nên đề cập đến vấn đề theo cách nào trước khi nhảy bổ vào. Hãy liên tục nhắc bản thân rằng nếu bạn nhẹ nhàng thì nhiều khả năng sẽ giải quyết vấn đề thành công. Trong trường hợp bạn quá tức giận đến mức không thể nhỏ nhẹ được, cách tốt nhất là đừng nói gì cả cho đến khi bình tĩnh lại.
Đọc giả có thể gửi chia sẻ câu hỏi, nhu cần tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.
LILA