CHỜ DUYÊN ĐẾN

CHỜ DUYÊN ĐẾN

 

Nhiều người nói đùa rằng  “Đàn ông tốt tuyệt chủng cả rồi”, một số phụ nữ thì còn củng cố cho kết luận này bằng cách nói rõ hơn: “Tất cả những người đàn ông tốt mà tôi gặp hoặc là đã có chủ, hoặc bị gay, hoặc lập dị”. Một số người thì vẫn tin rằng ngoài kia còn đàn ông tốt, chỉ việc ngồi đợi chàng “Bạch mã hoàng tử” của mình đến mà thôi.

Đứa con gái độc thân ở tuổi đôi mươi thì người xung quanh sẽ bảo là “Duyên chưa đến”. Người phụ nữ chưa chồng ở tuổi ba mươi thì sẽ bị bảo là “kén cá chọn canh”. Thật ra tất cả những lời đồn đại này đều không đúng. Phân nửa thế giới là đàn ông, và đàn ông tốt trong số đó rất nhiều, vấn đề là bạn đã gặp đủ hay chưa? Con gái độc thân ở tuổi nào cũng có lý do riêng và đều không đáng trách. Đáng nói ở đây là bạn lựa chọn chờ đợi hay tranh đấu?

Thế gian đầy rẫy người “ngồi chờ sung rụng”, không chỉ trong chuyện tình cảm mà trong nhiều mặt của cuộc sống. Những người chờ đợi cứ nghĩ mình đang lựa chọn giải pháp an toàn, nhưng thường thì sẽ có 2 trường hợp xảy đến với họ: mắc sai lầm hoặc dậm chân tại chỗ. Nếu muốn tăng cơ hội tìm được đúng người đàn ông mình cần, bạn phải gặp gỡ nhiều đàn ông hơn, không phải là gặp thêm 1 người, 2 người, mà là rất nhiều người.

Hãy tưởng tượng bạn đến tham dự một sự kiện có 200 người đàn ông. Trong 200 người đó, có bao nhiêu người khiến bạn cảm thấy hấp dẫn? Có thể chỉ có 20 người. Trong số đó có lẽ chỉ khoảng 10 người đủ hấp dẫn bạn đến mức muốn cân nhắc cuộc hẹn đầu tiên với họ. Trong 10 người đã hẹn hò, bao nhiêu người đủ hấp dẫn khiến bạn muốn hẹn hò lần nữa? 5 người ư? Và trong 5 người đó, có lẽ chỉ có 1 người để bạn có thể phát triển một mối quan hệ sâu sắc. Nhiều người còn cho rằng tỷ lệ giả định này là khá khả quan.

Trong trường hợp mỗi tuần bạn chỉ gặp gỡ một người đàn ông thì đến bao giờ bạn mới tìm được đúng người mình muốn? Hẳn là ít nhất phải trong vòng tối thiểu 4 năm và tối đa là dành cả cuộc đời bạn. Chờ đợi vào duyên số để tìm được tình yêu cũng giống như trông chờ giàu lên nhờ trúng số vậy.

Tôi biết có nhiều người may mắn trên đường tình duyên. Một cô bạn đại học của tôi vào một ngày nọ khi ngồi ở ghế đá trong sân trường đã gặp được “người ấy”. Một anh chàng điển trai tiến đến ngồi xuống cạnh cô, rồi họ trò chuyện, cười đùa, trêu ghẹo nhau. Họ hẹn nhau đi chơi sau giờ học. Họ gặp gỡ thường xuyên hơn và cuối cùng một tháng sau, họ tiến đến một mối quan hệ thực sự trong suốt những năm tháng đại học của cô ấy. Cô nàng kể với tất cả bạn bè rằng mình đã tìm thấy một nửa đích thực và vạch ra cả kế hoạch kết hôn vào năm 25 tuổi và sinh những đứa con vài năm sau đó. Bạn bè cô có phần ganh tị vì nghĩ sao mọi chuyện có thể đến với cô dễ dàng như vậy.

Rồi một ngày, “tình yêu đích thực” của cô nói rằng anh ta cần dành thời gian sống cuộc đời của mình và chưa sẵn sàng kết hôn. Anh yêu cô rất nhiều nhưng có nhiều thứ anh muốn làm trước khi ổn định cuộc sống. Đột nhiên vào năm 25 tuổi, cô thấy tim mình tan nát và mọi thứ trở về con số 0, cô bắt đầu trò chơi hẹn hò lại từ đầu và băn khoăn không biết tìm đâu ra một chàng trai để gặp gỡ. Thế là cô quyết định ngồi chờ “Mr.Right” đến nhưng phép màu không xảy ra lần nữa.

Cô mơ mộng rằng khi vào công ty mới, anh chàng hấp dẫn bàn bên sẽ tiến đến làm quen với cô như tình yêu đầu đời của cô vậy. Nhưng rồi thực tế phũ phàng là chẳng những anh “hàng xóm” của cô không hấp dẫn, không thân thiện mà anh ta còn chẳng buồn nói chuyện với cô.

Cô đã chờ đợi hàng năm trời để một chàng trai tuyệt vời nào đó tiến đến và đổ gục dưới chân cô như trước đây. Trên đường tình duyên của mình, cô “trúng số” vào năm 18 tuổi và dành 7 năm trời ngủ quên trong “chiến thắng”, và đến năm 25 tuổi thì cô phá sản. Vào thời điểm này, cô đã có tận 7 năm trời không học cách làm sao để thích nghi với cuộc sống ngoài kia. Bởi vì những kinh nghiệm nghèo nàn của cô chỉ dạy rằng một chàng trai thích hợp sẽ đến ngồi xuống cạnh cô vào một ngày không ngờ nào đó, nên cô không có kỹ năng để khiến việc này xảy ra theo ý muốn.

Những người trúng số (dù là hàng triệu đô la) cuối cùng cũng sẽ lại về tay trắng. Và lúc bấy giờ, họ không biết làm cách nào để kiếm ra tiền vì họ giàu lên chỉ nhờ vào vận may. Họ không có công thức để tái tạo điều đó lần nữa. Ngược lại, những người làm kinh doanh hiểu rằng trắng tay không phải là tận thế. Họ có những kỹ năng để quay trở lại “chiến trường” và tạo ra thứ gì đó từ hai bàn tay trắng và biết rằng chờ đợi không dẫn họ đến đâu cả. Tương tự như vậy, những người biết cách ra ngoài và tìm kiếm mối quan hệ sẽ không áp lực vì mình vẫn còn độc thân. Vì vậy, những người phụ nữ tôi yêu hãy nhớ rằng, hạnh phúc là không chờ đợi!

LILA

Nhiều người nói đùa rằng  “Đàn ông tốt tuyệt chủng cả rồi”, một số phụ nữ thì còn củng cố cho kết luận này bằng cách nói rõ hơn: “Tất cả những người đàn ông tốt mà tôi gặp hoặc là đã có chủ, hoặc bị gay, hoặc lập dị”. Một số người thì vẫn tin rằng ngoài kia còn đàn ông tốt, chỉ việc ngồi đợi chàng “Bạch mã hoàng tử” của mình đến mà thôi.

Đứa con gái độc thân ở tuổi đôi mươi thì người xung quanh sẽ bảo là “Duyên chưa đến”. Người phụ nữ chưa chồng ở tuổi ba mươi thì sẽ bị bảo là “kén cá chọn canh”. Thật ra tất cả những lời đồn đại này đều không đúng. Phân nửa thế giới là đàn ông, và đàn ông tốt trong số đó rất nhiều, vấn đề là bạn đã gặp đủ hay chưa? Con gái độc thân ở tuổi nào cũng có lý do riêng và đều không đáng trách. Đáng nói ở đây là bạn lựa chọn chờ đợi hay tranh đấu?

Thế gian đầy rẫy người “ngồi chờ sung rụng”, không chỉ trong chuyện tình cảm mà trong nhiều mặt của cuộc sống. Những người chờ đợi cứ nghĩ mình đang lựa chọn giải pháp an toàn, nhưng thường thì sẽ có 2 trường hợp xảy đến với họ: mắc sai lầm hoặc dậm chân tại chỗ. Nếu muốn tăng cơ hội tìm được đúng người đàn ông mình cần, bạn phải gặp gỡ nhiều đàn ông hơn, không phải là gặp thêm 1 người, 2 người, mà là rất nhiều người.

Hãy tưởng tượng bạn đến tham dự một sự kiện có 200 người đàn ông. Trong 200 người đó, có bao nhiêu người khiến bạn cảm thấy hấp dẫn? Có thể chỉ có 20 người. Trong số đó có lẽ chỉ khoảng 10 người đủ hấp dẫn bạn đến mức muốn cân nhắc cuộc hẹn đầu tiên với họ. Trong 10 người đã hẹn hò, bao nhiêu người đủ hấp dẫn khiến bạn muốn hẹn hò lần nữa? 5 người ư? Và trong 5 người đó, có lẽ chỉ có 1 người để bạn có thể phát triển một mối quan hệ sâu sắc. Nhiều người còn cho rằng tỷ lệ giả định này là khá khả quan.

Trong trường hợp mỗi tuần bạn chỉ gặp gỡ một người đàn ông thì đến bao giờ bạn mới tìm được đúng người mình muốn? Hẳn là ít nhất phải trong vòng tối thiểu 4 năm và tối đa là dành cả cuộc đời bạn. Chờ đợi vào duyên số để tìm được tình yêu cũng giống như trông chờ giàu lên nhờ trúng số vậy.

Tôi biết có nhiều người may mắn trên đường tình duyên. Một cô bạn đại học của tôi vào một ngày nọ khi ngồi ở ghế đá trong sân trường đã gặp được “người ấy”. Một anh chàng điển trai tiến đến ngồi xuống cạnh cô, rồi họ trò chuyện, cười đùa, trêu ghẹo nhau. Họ hẹn nhau đi chơi sau giờ học. Họ gặp gỡ thường xuyên hơn và cuối cùng một tháng sau, họ tiến đến một mối quan hệ thực sự trong suốt những năm tháng đại học của cô ấy. Cô nàng kể với tất cả bạn bè rằng mình đã tìm thấy một nửa đích thực và vạch ra cả kế hoạch kết hôn vào năm 25 tuổi và sinh những đứa con vài năm sau đó. Bạn bè cô có phần ganh tị vì nghĩ sao mọi chuyện có thể đến với cô dễ dàng như vậy.

Rồi một ngày, “tình yêu đích thực” của cô nói rằng anh ta cần dành thời gian sống cuộc đời của mình và chưa sẵn sàng kết hôn. Anh yêu cô rất nhiều nhưng có nhiều thứ anh muốn làm trước khi ổn định cuộc sống. Đột nhiên vào năm 25 tuổi, cô thấy tim mình tan nát và mọi thứ trở về con số 0, cô bắt đầu trò chơi hẹn hò lại từ đầu và băn khoăn không biết tìm đâu ra một chàng trai để gặp gỡ. Thế là cô quyết định ngồi chờ “Mr.Right” đến nhưng phép màu không xảy ra lần nữa.

Cô mơ mộng rằng khi vào công ty mới, anh chàng hấp dẫn bàn bên sẽ tiến đến làm quen với cô như tình yêu đầu đời của cô vậy. Nhưng rồi thực tế phũ phàng là chẳng những anh “hàng xóm” của cô không hấp dẫn, không thân thiện mà anh ta còn chẳng buồn nói chuyện với cô.

Cô đã chờ đợi hàng năm trời để một chàng trai tuyệt vời nào đó tiến đến và đổ gục dưới chân cô như trước đây. Trên đường tình duyên của mình, cô “trúng số” vào năm 18 tuổi và dành 7 năm trời ngủ quên trong “chiến thắng”, và đến năm 25 tuổi thì cô phá sản. Vào thời điểm này, cô đã có tận 7 năm trời không học cách làm sao để thích nghi với cuộc sống ngoài kia. Bởi vì những kinh nghiệm nghèo nàn của cô chỉ dạy rằng một chàng trai thích hợp sẽ đến ngồi xuống cạnh cô vào một ngày không ngờ nào đó, nên cô không có kỹ năng để khiến việc này xảy ra theo ý muốn.

Những người trúng số (dù là hàng triệu đô la) cuối cùng cũng sẽ lại về tay trắng. Và lúc bấy giờ, họ không biết làm cách nào để kiếm ra tiền vì họ giàu lên chỉ nhờ vào vận may. Họ không có công thức để tái tạo điều đó lần nữa. Ngược lại, những người làm kinh doanh hiểu rằng trắng tay không phải là tận thế. Họ có những kỹ năng để quay trở lại “chiến trường” và tạo ra thứ gì đó từ hai bàn tay trắng và biết rằng chờ đợi không dẫn họ đến đâu cả. Tương tự như vậy, những người biết cách ra ngoài và tìm kiếm mối quan hệ sẽ không áp lực vì mình vẫn còn độc thân. Vì vậy, những người phụ nữ tôi yêu hãy nhớ rằng, hạnh phúc là không chờ đợi!

LILA

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

SANG CHẤN THAY ĐỔI CHÚNG TA THẾ NÀO?

Khi an toàn và là chính mình lại trở thành điều nguy hiểm Sang chấn không chỉ là những ký ức về một sự kiện đau thương; nó là cách mà toàn bộ hệ thần kinh của chúng ta học cách tồn tại trong một thế giới từng không an toàn. Với những người từng trải qua sang chấn —...

NGƯỜI THÔNG MINH CHỐNG LẠI MÌNH KHI TRẦM CẢM

Tại sao người thông minh lại tự chống lại bản thân khi bị trầm cảm, lo âu, và có nguy cơ tự hại cao hơn? Nhiều người cho rằng có trí thông minh cao (IQ cao) sẽ giúp con người dễ vượt qua các vấn đề tâm lý như trầm cảm hay lo âu. Thế nhưng thực tế lại cho thấy điều...

NAM GIỚI VÀ CĂNG THẲNG MÃN TÍNH

  Ai trong chúng ta cũng từng trải qua căng thẳng, nhưng với nam giới, cách họ đối mặt với căng thẳng kéo dài (căng thẳng mãn tính) lại rất khác biệt — và đôi khi khá âm thầm. Thay vì nói ra cảm xúc hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ, nhiều người đàn ông lại chọn cách im...

NAM GIỚI VÀ HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI MÌNH

  Căng thẳng và sang chấn là hai trạng thái có khả năng âm thầm định hình hành vi, đặc biệt là ở những người mang trong mình nhiều niềm tin tiêu cực về bản thân. Ở nhiều nam giới, khi đối mặt với áp lực quá mức từ công việc, mối quan hệ, hoặc sự kỳ vọng xã hội về...

CĂNG CƠ CẢM XÚC TỪ CĂNG THẲNG VÀ SANG CHẤN

  Căng cơ cảm xúc là hiện tượng phổ biến ở nhiều người, đặc biệt trong các bối cảnh căng thẳng kéo dài, sang chấn hoặc rối loạn điều hòa cảm xúc. Khi cảm xúc bị kìm nén hoặc không thể giải phóng đúng cách, cơ thể thường "giữ" lại cảm xúc dưới dạng căng cơ, co...

“THIẾU HIỂU BIẾT” NUÔI DƯỠNG XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM

Ở Việt Nam, nhiều hành vi được xem là yêu thương hay chăm sóc trẻ – như thay đồ, tắm chung, đùa giỡn vùng kín, xoa bụng, nựng má, hôn môi, dọa nạt hay để trẻ đi vệ sinh nơi công cộng – thực chất đang xâm phạm ranh giới thân thể của trẻ. Sự thiếu hiểu biết của người...

KHI YÊU LÀ MUỐN LO GIỮ VÀ SỢ MẤT

Rối loạn gắn bó lo âu (anxious attachment) không phải là một tính cách yếu đuối hay yêu sai cách, mà là một chiến lược sinh tồn hình thành từ những sang chấn gắn bó đầu đời. Những người có kiểu gắn bó này thường yêu rất sâu, rất thật, nhưng cũng luôn thấy bất an, lo...

NGƯỜI YÊU DỰ BỊ

Không ai sinh ra đã muốn làm “người yêu dự bị”, nhưng nhiều người lại rơi vào vai trò ấy một cách vô thức, thậm chí lặp lại nó trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Họ không chủ đích yêu người có đôi, cũng chẳng mưu cầu việc mãi đứng phía sau, chịu đựng, nhường nhịn và...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...