BẢO VỆ SỰ BUỒN CHÁN

BẢO VỆ SỰ BUỒN CHÁN

Lược dịch từ chương “Boredom and Excitement” của cuốn sách “The Conquest of Happiness” của tác giả Bertrand Russell.

Dường như con người là sinh vật duy nhất biết buồn chán. Lúc bị bắt đi, con vật cũng có vẻ buồn bã đấy. Nó đi đi lại lại rồi ngáp ngắn ngáp dài, nhưng về bản chất thì tôi chẳng thấy con vật có bất kỳ cảm giác nào tương đương với sự chán cả. Chúng dành hầu hết thời gian để canh chừng kẻ thù và tìm kiếm thức ăn hoặc làm cả hai cùng một lúc. Đôi khi chúng giao phối hoặc tìm một nơi ấm áp để trú ngụ. Mà kể cả trong những thời khắc không hạnh phúc, tôi cũng không cho rằng chúng biết đến cái gọi là chán.

Chúng ta ít có cơ hội để cảm thấy buồn chán hơn tổ tiên của mình nhưng lại sợ hãi cảm giác ấy hơn. Chúng ta nghĩ, hay đúng hơn là tin rằng, sự nhàm chán không phải là một trạng thái tự nhiên của nhân loại và ta có thể tránh khỏi nó bằng cách kịch liệt theo đuổi những thú vui sôi nổi hằng ngày.

Càng leo cao trên những nấc thang xã hội, hành trình truy tầm niềm hoan lạc cũng theo đó mà càng trở nên ráo riết. Những người có điều kiện không ngừng phiêu bạt từ chốn này sang nơi khác, mang theo niềm vui, những điệu nhảy và những ly rượu ngon, nhưng lại vì lý do nào đó mà luôn canh cánh một nỗi niềm khao khát được tận hưởng những việc ấy nhiều thêm nữa – tại một nơi chốn mới. Những kẻ đang phải lăn lộn kiếm sống thì nhận được buồn nhàm chán như một lẽ tất yếu mỗi ngày, còn những người đã đủ kinh tế để không phải quần quật lao động nữa thì luôn mơ đến một cuộc sống không bao giờ cảm thấy tẻ nhạt. Đây là một lý tưởng đẹp, nhưng tôi thấy khó mà thực hiện được. Rốt cuộc, đêm trước đó càng vui vẻ hoan lạc chừng nào, sáng hôm sau lại càng chán chường buồn tẻ chừng ấy.

Có lẽ buồn chán là một phần thiết yếu của đời sống. Mong muốn thoát khỏi buồn chán là một điều tự nhiên, và quả thật, toàn bộ nhân loại đều ra sức thoát khỏi nó ngay khi có cơ hội. Chiến tranh, khủng bố, những cuộc tàn sát đều là một phần của nỗ lực vượt thoát khỏi nỗi buồn chán; thậm chí phí sức cãi cọ với mấy tên hàng xóm còn đỡ hơn là phải ngồi im không làm gì. Vì thế, buồn chán là một vấn đề tối trọng đối với các nhà đạo đức, khi ít nhất phân nửa tội lỗi mà con người gây ra chỉ là vì nếu không phạm tội thì chán quá, chẳng biết nên làm gì.

Cuộc đời lúc nào cũng phấn khích, sôi nổi là một cuộc đời mỏi mệt, bởi nó đòi hỏi những kích thích ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ để có thể lại đánh thức cảm giác hồi hộp – thứ được xem là một phần thiết yếu của niềm vui. Một người quá quen với phấn khích cũng giống như một người thèm ăn tiêu đến bệnh hoạn. Anh ta có thể ăn lượng hạt tiêu đủ khiến người khác nghẹt thở mà chẳng thèm nhíu mày. Phấn khích quá mức không chỉ làm suy yếu sức khỏe, mà còn làm lu mờ “khẩu vị” dành cho niềm vui và khả năng cảm thụ khoái cảm của con người.

Khả năng chịu đựng cuộc sống với ít nhiều đơn điệu là thứ mà ta cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Các ông bố, bà mẹ thời hiện đại rất đáng trách trong khía cạnh này. Họ đưa cho con mình quá nhiều phương thức giải trí thụ động mà không nhận ra những ngày rỗi trí quan trọng với một đứa trẻ ra sao, dĩ nhiên là ngoại trừ một vài dịp đặc biệt nào đó.

Niềm vui chủ yếu của con trẻ nên được gặt hái khi chúng tự mình khai thác sự hứng thú và sáng tạo từ những thứ xung quanh. Những thú vui thụ động như đi xem biểu diễn tại nhà hát nên được hạn chế hết mức. Sự phấn khích mang bản chất của thuốc gây nghiện, nó khiến ta ngày càng thèm muốn và đòi hỏi nó nhiều hơn, theo một cách mãnh liệt hơn, và quá trình tiếp nhận kích thích thụ động lại đi ngược với bản tính tự nhiên của nhân loại. Giống như một cây non, một đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi mảnh đất của mình không bị làm phiền và tùy ý đào xới. 

Tôi không có ý nói nỗi buồn chán có công trạng gì to tát cả. Tôi chỉ tin rằng những thứ tốt đẹp sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi một chút đơn điệu và tẻ nhạt nhất định. Một thế hệ không thể chịu đựng nỗi nhàm chán sẽ là một thế hệ của những kẻ tầm thường, những kẻ đang cố tách biệt khỏi chu trình chậm rãi của tạo hóa, những kẻ với sự sống nội tại ngày một khô cằn, tựa như những nhành hoa bị cắt rễ và nằm đờ đẫn trong chiếc bình lạnh lẽo vô tri giác.

Tất cả những cuốn sách tuyệt vời đều chứa những phần nhàm chán, và tất cả những cuộc đời vĩ đại của các vĩ nhân đều chứa đựng những ngày tháng trải dài chẳng lấy gì thú vị.

Một cuộc đời hạnh phúc là một cuộc đời có phần nhiều trôi qua trong yên tĩnh, bởi chỉ trong một bầu không khí tĩnh tại, niềm hoan lạc đích thực mới có thể duy trì.

CATHERINE

Lược dịch từ chương “Boredom and Excitement” của cuốn sách “The Conquest of Happiness” của tác giả Bertrand Russell.

Dường như con người là sinh vật duy nhất biết buồn chán. Lúc bị bắt đi, con vật cũng có vẻ buồn bã đấy. Nó đi đi lại lại rồi ngáp ngắn ngáp dài, nhưng về bản chất thì tôi chẳng thấy con vật có bất kỳ cảm giác nào tương đương với sự chán cả. Chúng dành hầu hết thời gian để canh chừng kẻ thù và tìm kiếm thức ăn hoặc làm cả hai cùng một lúc. Đôi khi chúng giao phối hoặc tìm một nơi ấm áp để trú ngụ. Mà kể cả trong những thời khắc không hạnh phúc, tôi cũng không cho rằng chúng biết đến cái gọi là chán.

Chúng ta ít có cơ hội để cảm thấy buồn chán hơn tổ tiên của mình nhưng lại sợ hãi cảm giác ấy hơn. Chúng ta nghĩ, hay đúng hơn là tin rằng, sự nhàm chán không phải là một trạng thái tự nhiên của nhân loại và ta có thể tránh khỏi nó bằng cách kịch liệt theo đuổi những thú vui sôi nổi hằng ngày.

Càng leo cao trên những nấc thang xã hội, hành trình truy tầm niềm hoan lạc cũng theo đó mà càng trở nên ráo riết. Những người có điều kiện không ngừng phiêu bạt từ chốn này sang nơi khác, mang theo niềm vui, những điệu nhảy và những ly rượu ngon, nhưng lại vì lý do nào đó mà luôn canh cánh một nỗi niềm khao khát được tận hưởng những việc ấy nhiều thêm nữa – tại một nơi chốn mới. Những kẻ đang phải lăn lộn kiếm sống thì nhận được buồn nhàm chán như một lẽ tất yếu mỗi ngày, còn những người đã đủ kinh tế để không phải quần quật lao động nữa thì luôn mơ đến một cuộc sống không bao giờ cảm thấy tẻ nhạt. Đây là một lý tưởng đẹp, nhưng tôi thấy khó mà thực hiện được. Rốt cuộc, đêm trước đó càng vui vẻ hoan lạc chừng nào, sáng hôm sau lại càng chán chường buồn tẻ chừng ấy.

Có lẽ buồn chán là một phần thiết yếu của đời sống. Mong muốn thoát khỏi buồn chán là một điều tự nhiên, và quả thật, toàn bộ nhân loại đều ra sức thoát khỏi nó ngay khi có cơ hội. Chiến tranh, khủng bố, những cuộc tàn sát đều là một phần của nỗ lực vượt thoát khỏi nỗi buồn chán; thậm chí phí sức cãi cọ với mấy tên hàng xóm còn đỡ hơn là phải ngồi im không làm gì. Vì thế, buồn chán là một vấn đề tối trọng đối với các nhà đạo đức, khi ít nhất phân nửa tội lỗi mà con người gây ra chỉ là vì nếu không phạm tội thì chán quá, chẳng biết nên làm gì.

Cuộc đời lúc nào cũng phấn khích, sôi nổi là một cuộc đời mỏi mệt, bởi nó đòi hỏi những kích thích ngày càng quyết liệt, mạnh mẽ để có thể lại đánh thức cảm giác hồi hộp – thứ được xem là một phần thiết yếu của niềm vui. Một người quá quen với phấn khích cũng giống như một người thèm ăn tiêu đến bệnh hoạn. Anh ta có thể ăn lượng hạt tiêu đủ khiến người khác nghẹt thở mà chẳng thèm nhíu mày. Phấn khích quá mức không chỉ làm suy yếu sức khỏe, mà còn làm lu mờ “khẩu vị” dành cho niềm vui và khả năng cảm thụ khoái cảm của con người.

Khả năng chịu đựng cuộc sống với ít nhiều đơn điệu là thứ mà ta cần được rèn luyện từ khi còn nhỏ. Các ông bố, bà mẹ thời hiện đại rất đáng trách trong khía cạnh này. Họ đưa cho con mình quá nhiều phương thức giải trí thụ động mà không nhận ra những ngày rỗi trí quan trọng với một đứa trẻ ra sao, dĩ nhiên là ngoại trừ một vài dịp đặc biệt nào đó.

Niềm vui chủ yếu của con trẻ nên được gặt hái khi chúng tự mình khai thác sự hứng thú và sáng tạo từ những thứ xung quanh. Những thú vui thụ động như đi xem biểu diễn tại nhà hát nên được hạn chế hết mức. Sự phấn khích mang bản chất của thuốc gây nghiện, nó khiến ta ngày càng thèm muốn và đòi hỏi nó nhiều hơn, theo một cách mãnh liệt hơn, và quá trình tiếp nhận kích thích thụ động lại đi ngược với bản tính tự nhiên của nhân loại. Giống như một cây non, một đứa trẻ sẽ phát triển tốt nhất khi mảnh đất của mình không bị làm phiền và tùy ý đào xới. 

Tôi không có ý nói nỗi buồn chán có công trạng gì to tát cả. Tôi chỉ tin rằng những thứ tốt đẹp sẽ không thể tồn tại nếu thiếu đi một chút đơn điệu và tẻ nhạt nhất định. Một thế hệ không thể chịu đựng nỗi nhàm chán sẽ là một thế hệ của những kẻ tầm thường, những kẻ đang cố tách biệt khỏi chu trình chậm rãi của tạo hóa, những kẻ với sự sống nội tại ngày một khô cằn, tựa như những nhành hoa bị cắt rễ và nằm đờ đẫn trong chiếc bình lạnh lẽo vô tri giác.

Tất cả những cuốn sách tuyệt vời đều chứa những phần nhàm chán, và tất cả những cuộc đời vĩ đại của các vĩ nhân đều chứa đựng những ngày tháng trải dài chẳng lấy gì thú vị.

Một cuộc đời hạnh phúc là một cuộc đời có phần nhiều trôi qua trong yên tĩnh, bởi chỉ trong một bầu không khí tĩnh tại, niềm hoan lạc đích thực mới có thể duy trì.

CATHERINE

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

RỐI LOẠN GẮN BÓ LO ÂU

  Gắn bó (attachment) là nhu cầu sinh tồn cốt lõi của con người, hình thành từ những năm đầu đời khi trẻ tương tác với người chăm sóc chính. Tuy nhiên, khi mối gắn bó này bị gián đoạn hoặc tổn thương – như trong trường hợp trẻ bị cha mẹ bỏ mặc cho ông bà nuôi,...

RỐI LOẠN GẮN BÓ, SANG CHẤN VÀ SINH HỌC THẦN KINH

Rối loạn gắn bó, sang chấn và sinh học thần kinh: Khi hệ thần kinh học cách sống mà không cần kết nối Gắn bó là một trong những nhu cầu cơ bản và bẩm sinh của con người. Ngay từ khi mới sinh, não bộ và hệ thần kinh đã được lập trình để tìm kiếm sự an toàn thông qua...

CƠ THỂ, NÃO BỘ VÀ SỰ GỢI NHỚ HAM MUỐN

  Phản ứng tình dục là một quá trình tinh vi, không chỉ diễn ra ở cơ quan sinh dục mà là sự cộng hưởng giữa thân thể, cảm xúc, ký ức và nhận thức. Trong nhiều trường hợp, người trưởng thành – đặc biệt là những ai từng trải qua sang chấn, trầm cảm, căng thẳng kéo...

KHI TÌNH YÊU, SỰ TÔN TRỌNG KHÔNG LÀM TA HAM MUỐN

  Tính dục không đơn thuần là phản ứng sinh học, mà là một cấu trúc tâm lý phức tạp được định hình bởi cảm xúc, trải nghiệm cá nhân, chuẩn mực xã hội và các tầng sâu của vô thức. Một hiện tượng thường bị hiểu lầm là: vì sao nhiều nam giới gặp khó khăn trong việc...

HỘI CHỨNG JEREMY – KHI TÌNH BẠN TRỞ NÊN ĐE DỌA

  Trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là giữa bạn bè, chúng ta thường tin rằng tình cảm chân thành sẽ là nguồn hỗ trợ lớn lao trên hành trình phát triển cá nhân. Tuy nhiên, có những trường hợp mà chính bạn thân – người tưởng như luôn đồng hành – lại trở thành...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...