CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG MỘT CHỮ TRINH

CHẲNG ĐẶNG ĐỪNG MỘT CHỮ TRINH

Phụ nữ tựa như chú chim bị trói buộc trong chiếc lồng của những chuẩn mực khô khan, hà khắc. Hằng ngày họ bị phán xét về ngoại hình, làn da, cặp mắt cho đến phẩm hạnh thông qua việc còn trinh tiết hay không? Một số gã đàn ông – sản phẩm của nền văn minh bị lỗi thì hả hê khi nghe thấy hai tiếng “trinh tiết” đàn bà. Họ lăm le, muốn trở thành “người đàn ông đầu tiên” chiếm được cái ngàn vàng của bất kỳ người con gái nào nhẹ dạ để suốt đời phụ nữ phải nhớ; phải lấy cả cuộc đời, hạnh phúc tương lai ra để chuộc. 

Xã hội phụ hệ là xã hội “trọng nam khinh nữ” nên theo sau là những đặc quyền để bảo vệ thế thượng tôn cho đàn ông kèm theo là hình ảnh của những người đàn bà yếu thế. Thế mới có chuyện các ông được quyền “năm thê bảy thiếp”, “mua trinh  bán tiết” còn phụ nữ thì phải “chính chuyên một chồng”.

Tình trường của đàn ông luôn là chiến tích của những màn“chinh phục” oanh liệt đáng ghi nhận, còn một lần lầm lỡ là phụ nữ suốt đời gục đầu hối hận. Vậy có công bằng  không khi cả hai đều cùng một chiến tuyến đấu tranh, tìm kiếm cho mình một tình yêu trọn vẹn?

Trinh tiết nhất thời nên chăng?

Năm đó, khi vừa 19 tuổi Họa Mi đã trao đời con gái cho người bạn học. Cứ tưởng tình yêu sẽ  mãi mãi nhưng nào ngờ hai người chia tay 3 năm sau đó. Không lâu, Mi gặp và yêu Hải Nam của hiện tại. Nam thành đạt, có học thức và yêu chiều Mi hết mực. Nam chưa bao giờ có ý định sẽ đi quá giới hạn với Mi dẫu có đôi lần đôi môi anh chạm khẽ khàng trên thân thể của người yêu lúc cô say ngủ. 

Đến trước ngày cưới một tháng, bỗng dưng Nam đề nghị Mi dâng hiến hết cho anh vì muốn kiểm tra xem vợ anh có còn trinh tiết hay không? Mọi thứ như sụp đổ, cô chẳng biết mình nên mở lời thế nào về quá khứ không trọn vẹn. Hóa ra, anh chẳng yêu cô nhiều như cô nghĩ, anh chỉ muốn làm người đàn ông xếp hàng đầu tiên trong cuộc đời cô. 

Giữa đi hay ở, nói ra sự thật để Nam phán xét hay cô đi vá cái ngàn vàng ấy lại để tặng anh sự dối trá ngọt ngào đều là lựa chọn mang nặng tính tổn thương. Chữ trinh kia cũng có dăm ba bảy đường, vậy mà một lần trao thân cô phải chịu tiếng gái hư suốt phần đời còn lại. 

Trong lòng Hà Nội, có nhiều người đàn bà cũng đang chạy trốn quá khứ, hầu hết họ sợ gia đình bên chồng chối bỏ, khinh bỉ nếu đời sống tình dục trước đây bị lộ. Có người là nạn nhân của xâm hại từ nhỏ nhưng vẫn không sao thoát khỏi cái bóng của sang chấn. Để tránh nỗi sợ họ chọn cách đi vá cái ngàn vàng ấy lại. Họa Mi gặp họ trong một lần thăm khám. Cô bảo: “Em coi đây là vết sẹo trong cuộc đời mình và em sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật đó cho bất kỳ ai, đặc biệt là chồng sắp cưới của em”

Trải qua rất nhiều cố gắng, Họa Mi cũng nhận ra Nam chẳng quan trọng tình yêu, cái màng trinh mỏng manh nơi thể xác của cô mới là thứ anh đang theo đuổi. Từ nhỏ anh chẳng bao giờ cảm thấy an toàn với bất kỳ cô gái nào vì đằng sau cái anh đòi hỏi còn là cái quyền được làm chủ, được chiếm hữu, được kiểm soát, xâm hại người yêu nếu không tuân thủ mệnh lệnh của anh. Vì tham lam, vì ích kỷ, vì cái tôi không an toàn? Có lẽ. Một người đàn ông luôn bị ám ảnh bởi trinh tiết  phụ nữ thì chẳng bao giờ biết cách đối xử bình đẳng với phụ nữ. 

Trong sự tĩnh lặng, Họa Mi bình thản để mặt người đàn bà trong cô lên tiếng. Nhân phẩm và giá trị của một con người là cả quá trình phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Bản chất tốt đẹp của người phụ nữ còn được nhìn nhận qua cách sống, cách làm việc, đối nhân xử thế, qua tình yêu dành cho bản thân và người bên cạnh. Dẫu có chắp vá cái màng trinh ấy lại để lấp đầy sĩ diện của người đàn ông gia trưởng thì họa chăng cô chỉ đổi lại được một phần tao đoạn hạnh phúc nhất thời. Bởi thủ thuật đó chẳng thể nào dung hòa được lối suy nghĩ truyền thống cổ hủ ăn sâu vào tiềm thức của người đàn ông tưởng rằng yêu cô hết mực.

Vậy là Mi chọn cách không ruồng rẫy chính mình, không phó mặc tình cảm cho số phận. Mi bước ra khỏi cuộc tình với Nam nhẹ tênh, khép cánh cửa quá khứ lại và trở về với cuộc sống bộn bề thường ngày, nơi vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không thiếu những niềm vui mới đang chờ cô phía trước.

Đọc kỹ hướng dẫn: đàn ông cũng có năm, ba, bảy người

Chúng ta sinh ra trong thời đại bình đẳng. Đàn ông và phụ nữ đều có mong muốn, khát khao đến với nhau bằng tình yêu và sự chân thành. Nhưng chỉ có mấy người chấp nhận sự công bằng này, bởi lẽ vẫn còn nhiều người đàn ông được tiếp tục nuôi dạy có quyền năng cao hơn phụ nữ. Nếu chẳng may bộ phận sinh dục của bạn nhìn không như anh ấy mong đợi; chẳng may bạn quá tự tin trong lúc quan hệ; chẳng may bạn bị xâm hại, sinh ra hay quá trình vận động khiến bạn chẳng còn màng trinh thì ngay lập tức họ đổ lỗi cho bạn là hư và không biết giữ gìn.

Đàn ông một khi xem trinh tiết phụ nữ là một thú vui, được quyền sở hữu thì họ chính là những kẻ thích bạo hành phụ nữ.Với quan niệm của anh ta, tình dục là việc đáp ứng nhu cầu của bản thân mà không phải nửa kia. Việc người yêu không còn cái ngàn vàng để dâng hiến nghĩa là cô ấy đang nợ anh. Việc chiếm đoạt nhiều phụ nữ không chỉ làm anh ta cảm thấy đầy quyền lực trước phụ nữ mà còn cả những mối quan hệ với người đàn ông khác. Và cuối cùng, để không thấy bản thân mình có lỗi thì lỗi phải thuộc về đối phương và việc xem phụ nữ là công cụ tình dục chứ không phải là một con người giúp những người đàn ông này dễ dàng chối bỏ trách nhiệm. 

Thử hỏi, có bao giờ họ nghĩ đến những cô gái trong trắng đã từng đi qua đời họ, có khi nào họ nghĩ đến việc mua trinh tiết phụ nữ là một việc làm đồi bại và đầy sỉ nhục. Chắc là không vì vẫn còn rất nhiều những phiên chợ tình “trinh nữ” ở trên mạng, những lời tán dương sức mạnh đàn ông khi bắt được con mồi, đang tồn tại một cách công khai. Nếu xem màng trinh là nhân cách của đàn bà thì chắc nhân cách đó người đàn bà cũng có thể mua được vô số lần trong đời với cái giá rất hời. Chính đàn ông chứ không ai khác, tự biến mình thành những con lừa ngu ngốc, to miệng, tham lam chỉ biết làm rõm với đời . 

Quay lại với đàn bà, thay vì lên án, phán xét, hạ thấp nhau vì trinh tiết thì các bạn nên nắm chặt tay nhau, dạy nhau cách bảo vệ bản thân mình trước những gã đàn ông “già nhân, giả nghĩa”. Dù còn trinh hay không, thì tất cả phụ nữ đều đáng được tôn trọng như nhau. Bạn không cần phải chứng minh cho bất kỳ ai rằng bạn còn trinh? Cơ thể và nhân cách đó là của bạn chẳng ai có quyền xúc phạm. Hãy tự hào khi bạn là một phụ nữ có trách nhiệm và chín chắn khi yêu. Không ai yêu thương và trân quý bản thân bạn bằng chính mình. Đó là lý do để một cô gái trở thành đàn bà chứ không trở thành đàn bà chỉ vì bạn đã lên giường với đàn ông.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

MIA NGUYỄN

Phụ nữ tựa như chú chim bị trói buộc trong chiếc lồng của những chuẩn mực khô khan, hà khắc. Hằng ngày họ bị phán xét về ngoại hình, làn da, cặp mắt cho đến phẩm hạnh thông qua việc còn trinh tiết hay không? Một số gã đàn ông – sản phẩm của nền văn minh bị lỗi thì hả hê khi nghe thấy hai tiếng “trinh tiết” đàn bà. Họ lăm le, muốn trở thành “người đàn ông đầu tiên” chiếm được cái ngàn vàng của bất kỳ người con gái nào nhẹ dạ để suốt đời phụ nữ phải nhớ; phải lấy cả cuộc đời, hạnh phúc tương lai ra để chuộc. 

Xã hội phụ hệ là xã hội “trọng nam khinh nữ” nên theo sau là những đặc quyền để bảo vệ thế thượng tôn cho đàn ông kèm theo là hình ảnh của những người đàn bà yếu thế. Thế mới có chuyện các ông được quyền “năm thê bảy thiếp”, “mua trinh  bán tiết” còn phụ nữ thì phải “chính chuyên một chồng”.

Tình trường của đàn ông luôn là chiến tích của những màn“chinh phục” oanh liệt đáng ghi nhận, còn một lần lầm lỡ là phụ nữ suốt đời gục đầu hối hận. Vậy có công bằng  không khi cả hai đều cùng một chiến tuyến đấu tranh, tìm kiếm cho mình một tình yêu trọn vẹn?

Trinh tiết nhất thời nên chăng?

Năm đó, khi vừa 19 tuổi Họa Mi đã trao đời con gái cho người bạn học. Cứ tưởng tình yêu sẽ  mãi mãi nhưng nào ngờ hai người chia tay 3 năm sau đó. Không lâu, Mi gặp và yêu Hải Nam của hiện tại. Nam thành đạt, có học thức và yêu chiều Mi hết mực. Nam chưa bao giờ có ý định sẽ đi quá giới hạn với Mi dẫu có đôi lần đôi môi anh chạm khẽ khàng trên thân thể của người yêu lúc cô say ngủ. 

Đến trước ngày cưới một tháng, bỗng dưng Nam đề nghị Mi dâng hiến hết cho anh vì muốn kiểm tra xem vợ anh có còn trinh tiết hay không? Mọi thứ như sụp đổ, cô chẳng biết mình nên mở lời thế nào về quá khứ không trọn vẹn. Hóa ra, anh chẳng yêu cô nhiều như cô nghĩ, anh chỉ muốn làm người đàn ông xếp hàng đầu tiên trong cuộc đời cô. 

Giữa đi hay ở, nói ra sự thật để Nam phán xét hay cô đi vá cái ngàn vàng ấy lại để tặng anh sự dối trá ngọt ngào đều là lựa chọn mang nặng tính tổn thương. Chữ trinh kia cũng có dăm ba bảy đường, vậy mà một lần trao thân cô phải chịu tiếng gái hư suốt phần đời còn lại. 

Trong lòng Hà Nội, có nhiều người đàn bà cũng đang chạy trốn quá khứ, hầu hết họ sợ gia đình bên chồng chối bỏ, khinh bỉ nếu đời sống tình dục trước đây bị lộ. Có người là nạn nhân của xâm hại từ nhỏ nhưng vẫn không sao thoát khỏi cái bóng của sang chấn. Để tránh nỗi sợ họ chọn cách đi vá cái ngàn vàng ấy lại. Họa Mi gặp họ trong một lần thăm khám. Cô bảo: “Em coi đây là vết sẹo trong cuộc đời mình và em sẽ không bao giờ tiết lộ bí mật đó cho bất kỳ ai, đặc biệt là chồng sắp cưới của em”

Trải qua rất nhiều cố gắng, Họa Mi cũng nhận ra Nam chẳng quan trọng tình yêu, cái màng trinh mỏng manh nơi thể xác của cô mới là thứ anh đang theo đuổi. Từ nhỏ anh chẳng bao giờ cảm thấy an toàn với bất kỳ cô gái nào vì đằng sau cái anh đòi hỏi còn là cái quyền được làm chủ, được chiếm hữu, được kiểm soát, xâm hại người yêu nếu không tuân thủ mệnh lệnh của anh. Vì tham lam, vì ích kỷ, vì cái tôi không an toàn? Có lẽ. Một người đàn ông luôn bị ám ảnh bởi trinh tiết  phụ nữ thì chẳng bao giờ biết cách đối xử bình đẳng với phụ nữ. 

Trong sự tĩnh lặng, Họa Mi bình thản để mặt người đàn bà trong cô lên tiếng. Nhân phẩm và giá trị của một con người là cả quá trình phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Bản chất tốt đẹp của người phụ nữ còn được nhìn nhận qua cách sống, cách làm việc, đối nhân xử thế, qua tình yêu dành cho bản thân và người bên cạnh. Dẫu có chắp vá cái màng trinh ấy lại để lấp đầy sĩ diện của người đàn ông gia trưởng thì họa chăng cô chỉ đổi lại được một phần tao đoạn hạnh phúc nhất thời. Bởi thủ thuật đó chẳng thể nào dung hòa được lối suy nghĩ truyền thống cổ hủ ăn sâu vào tiềm thức của người đàn ông tưởng rằng yêu cô hết mực.

Vậy là Mi chọn cách không ruồng rẫy chính mình, không phó mặc tình cảm cho số phận. Mi bước ra khỏi cuộc tình với Nam nhẹ tênh, khép cánh cửa quá khứ lại và trở về với cuộc sống bộn bề thường ngày, nơi vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không thiếu những niềm vui mới đang chờ cô phía trước.

Đọc kỹ hướng dẫn: đàn ông cũng có năm, ba, bảy người

Chúng ta sinh ra trong thời đại bình đẳng. Đàn ông và phụ nữ đều có mong muốn, khát khao đến với nhau bằng tình yêu và sự chân thành. Nhưng chỉ có mấy người chấp nhận sự công bằng này, bởi lẽ vẫn còn nhiều người đàn ông được tiếp tục nuôi dạy có quyền năng cao hơn phụ nữ. Nếu chẳng may bộ phận sinh dục của bạn nhìn không như anh ấy mong đợi; chẳng may bạn quá tự tin trong lúc quan hệ; chẳng may bạn bị xâm hại, sinh ra hay quá trình vận động khiến bạn chẳng còn màng trinh thì ngay lập tức họ đổ lỗi cho bạn là hư và không biết giữ gìn.

Đàn ông một khi xem trinh tiết phụ nữ là một thú vui, được quyền sở hữu thì họ chính là những kẻ thích bạo hành phụ nữ.Với quan niệm của anh ta, tình dục là việc đáp ứng nhu cầu của bản thân mà không phải nửa kia. Việc người yêu không còn cái ngàn vàng để dâng hiến nghĩa là cô ấy đang nợ anh. Việc chiếm đoạt nhiều phụ nữ không chỉ làm anh ta cảm thấy đầy quyền lực trước phụ nữ mà còn cả những mối quan hệ với người đàn ông khác. Và cuối cùng, để không thấy bản thân mình có lỗi thì lỗi phải thuộc về đối phương và việc xem phụ nữ là công cụ tình dục chứ không phải là một con người giúp những người đàn ông này dễ dàng chối bỏ trách nhiệm. 

Thử hỏi, có bao giờ họ nghĩ đến những cô gái trong trắng đã từng đi qua đời họ, có khi nào họ nghĩ đến việc mua trinh tiết phụ nữ là một việc làm đồi bại và đầy sỉ nhục. Chắc là không vì vẫn còn rất nhiều những phiên chợ tình “trinh nữ” ở trên mạng, những lời tán dương sức mạnh đàn ông khi bắt được con mồi, đang tồn tại một cách công khai. Nếu xem màng trinh là nhân cách của đàn bà thì chắc nhân cách đó người đàn bà cũng có thể mua được vô số lần trong đời với cái giá rất hời. Chính đàn ông chứ không ai khác, tự biến mình thành những con lừa ngu ngốc, to miệng, tham lam chỉ biết làm rõm với đời . 

Quay lại với đàn bà, thay vì lên án, phán xét, hạ thấp nhau vì trinh tiết thì các bạn nên nắm chặt tay nhau, dạy nhau cách bảo vệ bản thân mình trước những gã đàn ông “già nhân, giả nghĩa”. Dù còn trinh hay không, thì tất cả phụ nữ đều đáng được tôn trọng như nhau. Bạn không cần phải chứng minh cho bất kỳ ai rằng bạn còn trinh? Cơ thể và nhân cách đó là của bạn chẳng ai có quyền xúc phạm. Hãy tự hào khi bạn là một phụ nữ có trách nhiệm và chín chắn khi yêu. Không ai yêu thương và trân quý bản thân bạn bằng chính mình. Đó là lý do để một cô gái trở thành đàn bà chứ không trở thành đàn bà chỉ vì bạn đã lên giường với đàn ông.

Đọc giả có thể gửi bài viết, chia sẻ câu hỏi, nhu cầu tham vấn hoặc câu chuyện của bạn đến chúng tôi qua email: info@ladiesofvietnam.net, Zalo: +848 9934 4478. Chân thành cảm ơn và hẹn gặp các bạn trong những chương trình sắp tới.

MIA NGUYỄN

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...

NHỮNG ĐỨA TRẺ MANG GÁNH NỢ VÔ HÌNH

Trong những mái ấm tưởng như an toàn, đôi khi lại tồn tại những đứa trẻ lớn lên cùng với nỗi đau âm thầm – nỗi đau của việc bị bạo hành, bị ngược đãi bởi chính những người đáng lẽ ra phải yêu thương và bảo vệ chúng nhất. Đối với những đứa trẻ ấy, tổn thương không chỉ...

GUILTY PLEASURE – NGHIỆN VUI TẠM THỜI

  Guilty pleasure là thuật ngữ dùng để chỉ những hoạt động mang lại khoái cảm tức thì nhưng đi kèm cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ. Từ góc nhìn khoa học thần kinh, khi con người tham gia vào các hoạt động như xem nội dung kích thích tình dục, chơi game hoặc lướt...

NGỪNG DẠY CON BẰNG SỰ XẤU HỔ

Xấu hổ không chỉ là một cảm xúc thoáng qua mà còn là trạng thái tâm lý có thể ăn sâu vào tâm trí và cơ thể trẻ nhỏ. Ngay từ khi lên ba, trẻ đã có thể cảm nhận được sự xấu hổ khi bị trách móc, đánh đập, đổ lỗi hoặc sỉ nhục. Những cha mẹ xấu hổ sẽ nuôi dạy con bằng sự...

KẺ LẠC LOÀI TRONG THẾ GIỚI NHIỀU TIẾNG ĐỘNG

  Người mắc rối loạn nhân cách Schizoid là những cá thể trầm lặng, sống bên lề xã hội như những chiếc lá rơi ngoài cơn gió. Họ không mưu cầu danh vọng, cũng không khao khát được gắn kết trong các mối quan hệ. Với họ, thế giới riêng – yên tĩnh, khép kín và tự tại...

ÁI KỶ VÀ SỰ HỦY HOẠI CẢM XÚC

  Người mắc chứng ái kỷ thường khiến người khác bị cuốn vào một thế giới đầy hỗn loạn và tổn thương. Họ là những kẻ luôn khao khát được ngưỡng mộ, được xem là trung tâm của mọi sự chú ý. Đằng sau vẻ ngoài tự tin, quyến rũ và thành công là một cái tôi mong manh...

KHÉP LẠI GIẤC MƠ XƯA

  Có những người khi yêu, không chỉ đang yêu một người – mà đang yêu một giấc mơ. Giấc mơ về gia đình hoàn hảo, nơi có sự quan tâm, bảo bọc, dịu dàng và an toàn mà họ chưa từng có. Đó là những người lớn lên trong môi trường bạo hành, thiếu thốn tình cảm, bị phớt...

HÔN NHÂN – BIẾT ĐAU SAO VẪN BƯỚC VÀO

Có những người bước vào hôn nhân với một người mà họ biết rõ là không tốt. Họ thấy những lá cờ đỏ rực rỡ – sự không chung thủy, kiểm soát, bạo hành, dối trá – nhưng vẫn chọn nhắm mắt đưa chân. Từ bên ngoài nhìn vào, ai cũng ngạc nhiên: "Tại sao họ lại chọn điều đó?"...

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – KHI CHA ĐÁNH MẸ

  Trong một số gia đình, người cha không chỉ là trụ cột mà còn là hiện thân của nỗi sợ hãi, đặc biệt khi cơn giận dữ của ông ta trút xuống những đứa con gái vô tội. Có những bé gái đã phải hứng chịu những cú đánh không phải vì lỗi lầm gì của mình, mà vì đứng ra...

CẬN THỊ TƯƠNG LAI

  Trong thế giới hiện đại đầy áp lực và nhiệm vụ chồng chất, kỹ năng quản lý thời gian và kiểm soát bản thân là yếu tố then chốt để thành công. Tuy nhiên, với người lớn mắc ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý), những kỹ năng này không chỉ đơn giản là vấn đề thiếu...

SANG CHẤN VÀ NỖI ĐAU LIÊN THẾ HỆ

Sang chấn và nỗi đau liên thế hệ là những hiện tượng tâm lý tinh vi, âm ỉ và vô hình, nhưng lại có sức ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống của nhiều cá nhân và cộng đồng. Dưới góc nhìn của khoa học thần kinh, sang chấn tâm lý không đơn thuần chỉ là phản ứng nhất thời...

KHI MẸ THÙ GHÉT CON GÁI MÌNH

  Khi mẹ thù ghét con gái mình – một hiện tượng tưởng chừng phi lý, nhưng lại tồn tại âm thầm trong nhiều gia đình, nơi tình mẫu tử lẽ ra phải là điểm tựa yêu thương lại trở thành nơi khởi nguồn của tổn thương. Mối quan hệ rạn nứt ấy không đơn thuần là xung đột...

EMDR – HÀNH TRÌNH CHỮA LÀNH SAU SANG CHẤN

Đối với những người từng trải qua xâm hại tình dục, đặc biệt là cưỡng hiếp, ký ức không chỉ tồn tại trong tâm trí như một đoạn phim kinh hoàng, mà còn khắc sâu vào cơ thể như một phản xạ sinh tồn. Họ không đơn giản chỉ là “nạn nhân” – họ là những con người đang vật...

NHỮNG LINH HỒN KHÔNG THUỘC VỀ AI

  Có những người đàn bà sinh ra đã mang trong mình một thế giới riêng, không thuộc về bất kỳ ai. Họ là những tâm hồn tự do, đầy tham vọng, quyết liệt và dữ dội. Nhưng cũng chính trong sự mãnh liệt ấy, họ ẩn giấu sự mong manh, dịu dàng mà không phải ai cũng nhận...