CHIẾC MẶT NẠ DA NGƯỜI

CHIẾC MẶT NẠ DA NGƯỜI

 

Đêm qua Sài Gòn trở gió. Cơn gió vì quá phấn khích nên đã đùa quá trớn lên hàng cây. Chiếc lá xanh bàng hoàng lìa cành trong tiếng cười lao xao, vô tâm của một niềm vui thái quá. 

Những ngọn đèn đường vàng vọt, đứng thu lu, lặng lẽ làm việc khi đêm về. Mọi nỗ lực để lôi kéo sự chú ý của ánh đèn của những con thiêu thân đều bị vùi tắt, chúng kiệt sức và lũ lượt rơi xuống mặt đường lạnh tanh.

Con đường trong phố có những khoảng tối mù mù vì đèn đường bị hư. Tiếng dế râm ran từ những hốc cây lớn khiến không gian như thể đang ở một vùng quê xa xăm nào đó.

Những ngôi nhà cửa khép im lìm. Cục nóng điều hòa liên tục phả những làn hơi hầm hập. Mùa nắng ở Sài Gòn mỗi năm một vô chừng. Những con người uể oải sau một ngày dài mệt nhoài trong cái nắng, chẳng còn muốn nói nhiều thêm một câu nào. Tan tầm, ai cũng chỉ muốn nhanh về nhà để ngả lưng…

Đêm Sài Gòn trở gió. Em một mình bước qua con phố nhỏ. Nhà ai đang bật khúc Tình xa. Em ngồi lại bên chiếc ghế đá ở hiên nhà người lạ, lặng nghe hết bài hát. Nước mắt bất giác rơi tuột ra khỏi hàng mi, không thể kiềm lắng được mà cứ thế thổn thức mãi.

Có những điều chất chứa trong lòng chỉ dám phơi bày ra khi hoàng hôn khép mắt để tự mình lắng nghe mình, rồi lại cất giấu đi khi bình minh cựa mình thức giấc. 

Con người ta cô đơn nhất có lẽ là khi không thể bung xõa những cảm xúc thật thà nhất của mình mà cứ phải gồng người đeo mang một bộ mặt khác. 

Mỗi sáng, em nhìn mặt mình trong gương soi với một lớp trang điểm cầu kì, hít một hơi thật sâu và khoác một nụ cười, sau đó bước lên xe đến công ty, rồi huyên thuyên nói cười. 

Chiều tan tầm, em trút vội lớp trang điểm và những nụ cười, về với chính mình, trần trụi giữa đêm và lặng lẽ như một đóa quỳnh nở trong đêm đen quánh. 

Giá như có một người tri kỉ hiểu được những chênh vênh trong lòng và có thể chọc mình khóc cười để bật ra hết những hỗn độn, rối reng của cuộc sống. Em sẽ có thể thật thà kể hết cho người nghe những điều chưa bao giờ nói ra cùng với ai. 

Một người có thể lắng nghe và không bao giờ phán xét, chỉ nhẹ nhàng đưa ra những lời khuyên hoặc đôi khi mắng thật gay gắt để em tỉnh ngộ.

Một người có thể ngồi yên ở đó, nhìn em cởi bỏ lớp mặt nạ thường ngày mà không chút ngỡ ngàng vì quá khác biệt. Bởi em bất cần và gai góc. 

Một người có thể lặng lẽ đi bên cạnh và kiên nhẫn đến khi em mở lời tâm sự mà không bao giờ hỏi dồn.

Một người có thể cho em mượn bờ vai, im lặng nghe em khóc thật thoải mái trong những ngày mệt mỏi nhất, lau dùm em dòng nước mắt rồi dịu dàng hỏi: “Khóc xong chưa? Đi ăn gì không?

Vậy mà bao nhiêu năm trôi đi, nỗi niềm mơ ước ấy vẫn chỉ cố hữu là ước mơ.

Đó là vì em chưa bao giờ đi tìm mà chỉ mong cầu người ta đến. 

Là vì em chưa thực sự tin tưởng và mở lòng nên tay chẳng với được đến tay. 

Là vì em sợ cảm giác mất đi sau khi có được, những bội phản, nhạt nhoà khiến em mỏi mệt trên hành trình tìm kiếm.

Là vì em quá nhạy cảm đến mẫn cảm với những người cố gắng chạm vào những góc khuất trong em.

Mệt mỏi nhất là cứ giữ lấy những ủ ê rồi phải tạo lớp vỏ bọc để giấu chúng đi vì bản thân mang vác quá nhiều trách nhiệm, không được phép để mình mỏng manh trước mặt người khác.

Khép lại cánh cửa lòng mình là chấp nhận sống với nỗi cô độc.

Nhưng con người tồn tại trên cuộc đời này, dù có độc lập đến đâu cũng cần có người bầu bạn. Đó là khao khát thật thà nhất của mỗi con người.

Cuộc sống vẫn tràn ngập những niềm vui và hy vọng, đó là lí do để cây vẫn đâm chồi, hoa vẫn nở, chim vẫn hót reo vui.

Vì thế, hãy thử để ai đó nhìn thấy được một thoáng con người thật của em, tạo cơ hội cho sự thấu cảm bước ra khỏi căn phòng tối mà chính em là người nhốt chặt.  

Đến một lúc nào đó em sẽ thầm cảm ơn những người cũ đã ra đi để mình trưởng thành hơn sau vấp ngã. Cảm ơn người mới sẽ đến để dìu mình đi trong bước đời sau này.

Đêm Sài Gòn trở gió, Sài Gòn chờ đợi những cơn mưa sau mùa nắng gắt gay… 

Em trong mùa gió trở, em đã muốn đi tìm cho mình một tri kỉ sau những tháng ngày đơn côi… 

LẠC NHIÊN

Đêm qua Sài Gòn trở gió. Cơn gió vì quá phấn khích nên đã đùa quá trớn lên hàng cây. Chiếc lá xanh bàng hoàng lìa cành trong tiếng cười lao xao, vô tâm của một niềm vui thái quá. 

Những ngọn đèn đường vàng vọt, đứng thu lu, lặng lẽ làm việc khi đêm về. Mọi nỗ lực để lôi kéo sự chú ý của ánh đèn của những con thiêu thân đều bị vùi tắt, chúng kiệt sức và lũ lượt rơi xuống mặt đường lạnh tanh.

Con đường trong phố có những khoảng tối mù mù vì đèn đường bị hư. Tiếng dế râm ran từ những hốc cây lớn khiến không gian như thể đang ở một vùng quê xa xăm nào đó.

Những ngôi nhà cửa khép im lìm. Cục nóng điều hòa liên tục phả những làn hơi hầm hập. Mùa nắng ở Sài Gòn mỗi năm một vô chừng. Những con người uể oải sau một ngày dài mệt nhoài trong cái nắng, chẳng còn muốn nói nhiều thêm một câu nào. Tan tầm, ai cũng chỉ muốn nhanh về nhà để ngả lưng…

Đêm Sài Gòn trở gió. Em một mình bước qua con phố nhỏ. Nhà ai đang bật khúc Tình xa. Em ngồi lại bên chiếc ghế đá ở hiên nhà người lạ, lặng nghe hết bài hát. Nước mắt bất giác rơi tuột ra khỏi hàng mi, không thể kiềm lắng được mà cứ thế thổn thức mãi.

Có những điều chất chứa trong lòng chỉ dám phơi bày ra khi hoàng hôn khép mắt để tự mình lắng nghe mình, rồi lại cất giấu đi khi bình minh cựa mình thức giấc. 

Con người ta cô đơn nhất có lẽ là khi không thể bung xõa những cảm xúc thật thà nhất của mình mà cứ phải gồng người đeo mang một bộ mặt khác. 

Mỗi sáng, em nhìn mặt mình trong gương soi với một lớp trang điểm cầu kì, hít một hơi thật sâu và khoác một nụ cười, sau đó bước lên xe đến công ty, rồi huyên thuyên nói cười. 

Chiều tan tầm, em trút vội lớp trang điểm và những nụ cười, về với chính mình, trần trụi giữa đêm và lặng lẽ như một đóa quỳnh nở trong đêm đen quánh. 

Giá như có một người tri kỉ hiểu được những chênh vênh trong lòng và có thể chọc mình khóc cười để bật ra hết những hỗn độn, rối reng của cuộc sống. Em sẽ có thể thật thà kể hết cho người nghe những điều chưa bao giờ nói ra cùng với ai. 

Một người có thể lắng nghe và không bao giờ phán xét, chỉ nhẹ nhàng đưa ra những lời khuyên hoặc đôi khi mắng thật gay gắt để em tỉnh ngộ.

Một người có thể ngồi yên ở đó, nhìn em cởi bỏ lớp mặt nạ thường ngày mà không chút ngỡ ngàng vì quá khác biệt. Bởi em bất cần và gai góc. 

Một người có thể lặng lẽ đi bên cạnh và kiên nhẫn đến khi em mở lời tâm sự mà không bao giờ hỏi dồn.

Một người có thể cho em mượn bờ vai, im lặng nghe em khóc thật thoải mái trong những ngày mệt mỏi nhất, lau dùm em dòng nước mắt rồi dịu dàng hỏi: “Khóc xong chưa? Đi ăn gì không?

Vậy mà bao nhiêu năm trôi đi, nỗi niềm mơ ước ấy vẫn chỉ cố hữu là ước mơ.

Đó là vì em chưa bao giờ đi tìm mà chỉ mong cầu người ta đến. 

Là vì em chưa thực sự tin tưởng và mở lòng nên tay chẳng với được đến tay. 

Là vì em sợ cảm giác mất đi sau khi có được, những bội phản, nhạt nhoà khiến em mỏi mệt trên hành trình tìm kiếm.

Là vì em quá nhạy cảm đến mẫn cảm với những người cố gắng chạm vào những góc khuất trong em.

Mệt mỏi nhất là cứ giữ lấy những ủ ê rồi phải tạo lớp vỏ bọc để giấu chúng đi vì bản thân mang vác quá nhiều trách nhiệm, không được phép để mình mỏng manh trước mặt người khác.

Khép lại cánh cửa lòng mình là chấp nhận sống với nỗi cô độc.

Nhưng con người tồn tại trên cuộc đời này, dù có độc lập đến đâu cũng cần có người bầu bạn. Đó là khao khát thật thà nhất của mỗi con người.

Cuộc sống vẫn tràn ngập những niềm vui và hy vọng, đó là lí do để cây vẫn đâm chồi, hoa vẫn nở, chim vẫn hót reo vui.

Vì thế, hãy thử để ai đó nhìn thấy được một thoáng con người thật của em, tạo cơ hội cho sự thấu cảm bước ra khỏi căn phòng tối mà chính em là người nhốt chặt.  

Đến một lúc nào đó em sẽ thầm cảm ơn những người cũ đã ra đi để mình trưởng thành hơn sau vấp ngã. Cảm ơn người mới sẽ đến để dìu mình đi trong bước đời sau này.

Đêm Sài Gòn trở gió, Sài Gòn chờ đợi những cơn mưa sau mùa nắng gắt gay… 

Em trong mùa gió trở, em đã muốn đi tìm cho mình một tri kỉ sau những tháng ngày đơn côi… 

LẠC NHIÊN

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...

CĂNG THẲNG CẤP TÍNH

  Căng thẳng cấp tính là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi đối diện với nguy hiểm hoặc sự kiện gây sang chấn. Ở giai đoạn này, hệ thần kinh tự động kích hoạt phản ứng chiến đấu, bỏ chạy hoặc đóng băng (fight, flight, freeze), với sự tham gia sâu của vùng PAG...

NGƯỜI LỚN ADHD VỚI CĂNG THẲNG, SANG CHẤN

Người lớn ADHD: Căng thẳng, Sang chấn và Hành trình phục hồi Người lớn có rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường phải đối mặt với mức căng thẳng cao hơn người điển hình và khi trải qua sang chấn, quá trình hồi phục của họ cũng phức tạp và kéo dài hơn. Điều này...

KHI CON GÁI LỚN LÊN THIẾU VẮNG CHA

  Đối với nhiều cô gái, hình ảnh người cha là hình mẫu đầu tiên về sự an toàn, nâng đỡ và giới hạn. Khi sự hiện diện ấy bị thiếu vắng – do cha bỏ đi, nghiện ngập, thờ ơ, hoặc chết sớm – đứa trẻ không chỉ mất đi một người thân mà còn mất đi điểm tựa đầu tiên để...

KHI ĐÀN ÔNG MÊ MASSAGE HƠN VỢ

  Trong một số mối quan hệ hôn nhân, không ít người vợ đau đớn khi phát hiện chồng mình có thói quen tìm đến các dịch vụ massage "happy ending". Điều này không chỉ là sự phản bội về mặt thể xác, mà còn mang đến cảm giác bị chối bỏ ở mức sâu sắc hơn: “Tại sao anh...

NHỮNG ĐỨA EM GÁI BỊ NGƯỢC ĐÃI TỪ ANH TRAI

Trong nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình Á Đông đặt nặng vai trò giới tính và thứ bậc, không ít cô gái lớn lên trong bóng tối của người anh trai – người được xem là “trụ cột tương lai” và thường được bênh vực vô điều kiện. Trong khi đó, những đứa em gái lại...

LIỆU PHÁP HYPNOSIS VISUALISATION TRONG TRỊ LIỆU TÂM LÝ

Hypnosis Visualisation (gợi hình trong trạng thái thôi miên) là một phương pháp trị liệu sử dụng trí tưởng tượng có hướng dẫn trong trạng thái thư giãn sâu hoặc trạng thái thôi miên nhẹ. Trong quá trình này, thân chủ được dẫn dắt tập trung vào các hình ảnh tích cực,...

NỖI SỢ Ở MỘT MÌNH

  Nỗi sợ ở một mình không đơn thuần là cảm giác cô đơn thoáng qua, mà với nhiều người trưởng thành, đó là một nỗi hoảng loạn hiện sinh – cảm giác như chính sự sống bị đe dọa khi không có ai bên cạnh. Những người sợ tách biệt khỏi gia đình, bạn đời hay người họ...

TẠI SAO KHÔNG THOÁT RA MỐI QUAN HỆ ĐỘC HẠI?

  Trong những mối quan hệ có yếu tố thao túng và lạm dụng – dù là về cảm xúc hay thể xác – người mang đặc điểm ái kỷ thường sử dụng một chiến lược rất đặc trưng: trao rồi rút tình cảm một cách thất thường. Lúc thì vồ vập, yêu thương nồng nhiệt, khiến người kia...

NGHIỆN CỜ BẠC – HÀNH VI TỰ HỦY HOẠI IM LẶNG

Nghiện cờ bạc không đơn thuần là một thói quen xấu hay biểu hiện của sự “yếu đuối”. Nó là một dạng rối loạn hành vi, có cơ chế thần kinh và tâm lý tương tự như nghiện chất kích thích. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết và nhiều định kiến xã hội, cờ bạc vẫn thường bị coi là...

NHỮNG KẺ PHÁ HOẠI TỔ CHỨC CHUYÊN NGHIỆP

Trong môi trường làm việc, không khó để bắt gặp những người âm thầm hoặc công khai phá vỡ cấu trúc chung – chia rẽ nội bộ, lan truyền tin đồn, thụ động-aggressive trong công việc. Họ không hẳn là “người xấu” theo nghĩa đơn giản, mà thường là những cá nhân mang trong...

HỘI CHỨNG MUNCHAUSEN BY PROXY

  Hội chứng Munchausen by proxy (MBP) là một rối loạn tâm thần hiếm gặp nhưng nguy hiểm, trong đó người chăm sóc – thường là mẹ – cố ý gây tổn thương thể chất hoặc tinh thần cho con cái nhằm thu hút sự quan tâm, lòng thương xót và sự ngưỡng mộ từ người khác. Hành...

LIỆU PHÁP HỆ THỐNG GIA ĐÌNH BÊN TRONG

Liệu pháp Hệ thống Gia đình Bên trong (Internal Family Systems – IFS) là một phương pháp trị liệu tâm lý được phát triển bởi tiến sĩ Richard Schwartz vào đầu những năm 1980. Khi làm việc với thân chủ, ông nhận thấy rằng trong mỗi người không chỉ có một "cái tôi" thống...